3.2.2.1. Chiến luợc phát triền
Khi xay dựng các mo hình thương mại điện tử nói chung và mo hình thương mại điện tử B2B nói rieng, các cong ty tren thế giới đeu đua ra những chiến luợc cụ thể, lau dài, phù hợp với tình hình phát triển cua thị truờng và thương mại điện tử. Tren co so các chiến luợc, các cong ty đua ra các buớc, giai đoạn phát trien cho các sàn giao dịch của mình. Ví dụ nhu truờng hợp của Alibaba.com chiến luợc phát triền của
Alibaba.com là: “Trợ giúp các doanh nghiẹp vừa và nhỏ thực hiẹn các giao dịch thong qua Alibaba.com". Để thực hiện chiến luợc này Alibaba.com đã đi từng buớc vững chắc dựa trên sự phan tích kỹ lưỡng nhu cầu thị truờng. Sự phát triền của mô hình Alibaba.com đi theo 3 giai đoạn:
Giai đoạn thứ nhất: Alibaba.com sản xuất một trung tâm trao đổi thông tin. Giai đoạn thử hai: Alibaba.com hỗ trợ viẹc trao đổi các chứng từ.
Giai đoạn thứ ba: Alibaba.com hoạt động như một sàn giao dịch ở Châu Âu, Châu Mỹ.
Nhưng đối với các doanh nghiẹp Viẹt Nam hiện nay vẫn còn không ít các website thương mại điện tử ra đời mà khong đua ra những mục tiêu chiến luợc cụ thể. Họ chỉ đơn thuần nghĩ rằng chỉ cần lập nên một website là để chứng minh sự có mặt của mình tren lĩnh vực thương mại điện tử mà khong vạch ra những chiến luợc phát triển lau dài.
3.2.2.2 Khách hàng mục tiêu
Xác định cho mình những đối tượng khách hàng phù hợp là một trong những yếu tố quan trọng trong việc xây dựng các website. Về vấn đề này các doanh nghiệp Việt Nam cũng đã rút ra được nhiều bài học từ sự thành công của các mô hình thương mại điện tử B2B thành công trên thế giới, các website thương mại điện tử B2B của Việt Nam hiện nay chủ yếu hoạt động theo mô hình cổng thông tin thương mại điện tử và sàn giao dịch. Khách hàng mục tiêu của các website chủ yếu là các doanh nghiệp xuất nhập khẩu, các doanh nghiệp vừa và nhỏ.
3.2.2.3 Mô hình doanh thu
Doanh thu của các website TMĐT B2B gồm 2 loại tuong ứng với từng kiểu hoạt đọng của website. Nếu là các sàn giao dịch duợc thành lập nên giống như mô hình của Alibaba.com… Thì doanh thu của các website dự trên số lượng các giao dịch thành công, mỗi giao dịch thành công sẽ phải trả cho các website một khoản phí giao dịch nhất định (phụ thuộc vào quy định của website) hay doanh thu từ các dịch vụ mà website cung cấp như: Thành viên đặc biệt, dịch vụ tư vấn, quảng cáo… Hiện nay mô hình doanh thu thứ 2 đang được các Website B2B Việt Nam áp dụng là chủ yếu bởi
Việt Nam chưa thực sự có một Website thương mại điện tử B2B nào do chính các doanh nghiẹp tự tạo ra nhằm thúc đẩy hoạt động giao dịch trực tuyến.
3.2.2.4 Lợi thế cạnh tranh
Alibaba.com là mọt trong những website thương mại điện tử B2B thành cong nhất trên thế giới hiện nay. Thành công này có đuợc là nhờ website đã tạo ra đuợc cho mình những lợi thế cạnh tranh nhất định so với đối thủ cạnh tranh. Alibaba.com ra đời đã giúp cho các doanh nghiẹp có nhiều co họi giao thuong, là noi để các doanh nghiẹp có thể tìm hiểu, tìm kiếm thong tin về hàng hóa, cong ty. Lợi thế cạnh tranh mà ngay từ ban dầu Alibaba.com đã hon hẳn các website khác là ngay từ khi mới ra dời Alibaba đã xay dựng các quan hệ rất tốt với các nhà sán xuất chau Á và đã đuợc các còng ty lớn ở Mỹ ủng họ nhu Dell Computer, Hevvlett Packard và Canon trong lĩnh vực điẹn tử, Grainger, Truserv và Acc Hardvvare trong lĩnh vực cong nghẹ, Stapples. Federated Dcparmetn Stores và Eddie Bauer trong lĩnh vực bán lé. Và tại thị truờng chau Au, các nhà sản xuất lớn nhu Bosch, Alcatel. Phillips và các hãng bán lẻ nhu Khiu íisher. WH Smith, London Drugs, Karstard đều là những khách hàng trung thành cua Aibabba. Rieng tại chau Á, các tạp đoàn lớn thuờng ít sử dụng Alibaba để giới thiẹu hàng là Epson, Sharp, JVC, Samsung và Aivva. Theo nhiều chuyen gia thuong mại diẹn tử thì rất ít khả năng sẽ có mọt đối thủ cạnh tranh đuợc với Alibaba tại chau Á trong thời gian tiên phong của thuong mại điện tử lúc này.
Nhìn từ sự thành công của Alibaba so sánh với các website thương mại điện tử B2B của Việt Nam hiẹn nay ta thấy rằng đa phần các website thương mại điện tử B2B hiẹn nay là trực thuộc của co quan Nhà nuớc, các Bộ ngành... Các website này ra dời nhằm mục đích giúp cho các doanh nghiẹp xuất nhập khẩu Việt Nam có co hội tiếp cạn được với thị truờng thế giới. Chính vì vậy các website thương mại điện tử B2B của Việt Nam chua tạo ra được những lợi thế riêng biẹt của mình. Không có sự cạnh tranh gay gắt giữa các website, khong đuợc ra đời vì mục đích lợi nhuận đây cũng là những lý do mà wcbsite B2B Viẹt Nam hiẹn nay chua tạo ra những giá trị rieng biẹt của mình.
3.3. Một số giải pháp và đề xuất cho các doanh nghiệp thƣơng mại điện tử tại Việt Nam
3.3.1. Đề xuất mô hình mẫu và các giải pháp nhằm phát triển ứng dụng mô hình TMĐT B2B ở Việt Nam thời gian tới TMĐT B2B ở Việt Nam thời gian tới
3.3.1.1. Lựa chọn các mô hình phù hợp và đưa ra mô hình mẫu
Trên cơ sở kết quả phân tích, luận án đề xuất các mô hình phù hợp đối với từng loại hình và quy mô doanh nghiệp, cụ thể như sau:
- Đối với doanh nghiệp sản xuất quy mô lớn, nên áp dụng mô hình TMĐT bên bán B2B theo hình thức “Bán hàng trực tiếp qua website”
- Các doanh nghiệp thương mại, dịch vụ đóng vai trò trung gian, tạo thị trường tiếp tục nghiên cứu và áp dụng mô hình “Sàn giao dịch TMĐT B2B” bao gồm:
- Sàn giao dịch TMĐT B2B theo ngành - Sàn giao dịch TMĐT B2B theo khu vực thị trường
- Các doanh nghiệp còn lại, nên áp dụng mô hình “thương mại công tác”
3.3.1.2. Các giải pháp nhằm phát triển ứng dụng mô hình TMĐT B2B
Cùng với việc đưa ra các mô hình phù hợp tới từng loại hình và quy mô doanh nghiệp, luận án đã đề xuất các giải pháp nhằm phát triển ứng dụng mô hình TMĐT B2B ở Việt Nam thời gian tới, bao gồm:
- Nâng cao nhận thức về việc ứng dụng TMĐT và các mô hình TMĐT B2B + Các doanh nghiệp cần tích cực tiếp cận để hiểu rõ hơn vai trò, lợi ích, tính tất yếu của việc ứng dụng các mô hình B2B.
+ Chủ động, có kế hoạch tham gia các tổ chức, các hiệp hội về TMĐT như Hiệp hội TMĐT Việt Nam, diễn đàn TMĐT Vietbiz...
+ Lãnh đạo các doanh nghiệp nên thường xuyên tham gia và cử cán bộ tham gia các hội thảo, khoá đào tạo chuyên đề về TMĐT.
+ Có kế hoạch để các bộ phận và các thành viên trong doanh nghiệp từng bước nghiên cứu và ứng dụng TMĐT, các mô hình TMĐT vào hoạt động kinh doanh.
- Từng bước áp dụng TMĐT và mô hình TMĐT
+ Nên ứng dụng TMĐT theo mức độ tăng dần, từ đơn giản đến nâng cao theo thời gian, tiến tới chuỗi tích hợp cung ứng điện tử.
+ Cần cân đối tình hình cụ thể và các nguồn lực của doanh nghiệp để có kế hoạch triển khai cụ thể, phù hợp.
- Chuẩn bị nguồn nhân lực và xây dựng đội ngũ chuyên trách và tổ chức tốt việc triển khai ứng dụng TMĐT B2B.
+ Cần chuẩn bị nguồn nhân lực từ các cấp lãnh đạo tới nhân viên.
+ Có kế hoạch đào tạo, tập huấn nhân viên kiến thức về TMĐT và các hệ thống TMĐT phù hợp với từng mô hình doanh nghiệp triển khai
+ Chuẩn bị đội ngũ chuyên gia TMĐT B2B để triển khai các mô hình. + Thay đổi cơ cấu phù hợp để tận dụng các cơ hội ứng dụng thành công TMĐT. - Xây dựng, hoàn thiện cơ sở vật chất phục vụ các hoạt động TMĐT B2B + Cải tiến công nghệ và tăng cường các giải pháp kỹ thuật.
+ Về vốn đầu tư và tăng cường đầu tư cơ sở vật chất cho TMĐT của doanh nghiệp. - Phát triển các trung gian chức năng hỗ trợ hoạt động TMĐT B2B
Bảng 3.1. Các trung gian chức năng trong TMĐT B2B Nhóm Cung cấp hạ tầng internet Cung cấp hạ tầng ứng dụng internet Cung cấp các dịch vụ thuận lợi hoá các giao
dịch TMĐT Chức năng Cung cấp hạ tầng Internet như phần cứng, phần mềm và thiết bị mạng cho Internet và trang web Làm ra các sản phẩm phần mềm hỗ trợ cho việc giao dịch qua trang Web; Cung cấp thiết kế phát triển trang web và dịch vụ tư vấn
Cung cấp các dịch vụ thanh toán, tài chinhs, vận tải và các dịch vụ liên quan tới an toàn trong TMĐT Mô tả sản phẩm, dịch vụ Mạng Phần cứng, phần mềm
Phát triển đường dây Sản xuất phần cứng Máy tính và máy chủ Cung cấp mạng trục Internet Cung cấp dịch vụ Internet (ISPs) Các sản phẩm bảo mật Sản xuất cáp quang Các ứng dụng thương mại Internet
Phát triển trang web Phần mềm hỗ trợ tương tác
Giao dịch Tư vấn Internet Đào tạo trên mạng Phần mềm tìm kiếm Cơ sở dữ liệu trên web Đa truyền thông
Các ứng dụng Internet khác
- Các ngân hàng, cổng thanh toán đưa ra những dịch vụ chứng từ thanh toán giao dịch
(ví dụ xử lý thanh toán thẻ tín dụng và chuyển tiền điện tử…)
- Các công ty vận tải quốc gia và quốc tế có khả năng vận chuyển hàng hoá thực trong, ngoài nước
- Cơ quan chứng thực được coi là bên thứ ba để đảm bảo tính xác thực và an toàn của giao dịch
Ví dụ Cisco IBM, HP VDC, FPT Qwest Adobe Orace, IBM Microsoft Google Visa, Master
Paypal, Ngân lượng Fedex, DHL
Để thúc đẩy các trung gian chức năng phát triển, nhằm tạo điều kiện thuận lợi, hỗ trợ các hoạt động TMĐT B2B nói chung, các mô hình TMĐT B2B nói riêng, cần có những biện pháp cụ thể:
- Đối với các trung gian chức năng nước ngoài: cần tạo điều kiện về mặt pháp lý và môi trường kinh doanh thuận lợi, tăng cường cấp phép và có cơ chế khuyến khích các tổ chức này đầu tư và hoạt động tại Việt Nam.
- Đối với các trung gian trong nước: cần có những biện pháp thúc đẩy đầu tư và có những biện pháp kích lệ như hỗ trợ lãi suất vay vốn, giảm thuế, mở rộng mức tín dụng và có những biện pháp bảo hộ phù hợp cho các doanh nghiệp thuộc các đối tượng này.
3.3.2. Giải pháp hỗ trợ thực hiện phát triển ứng dụng mô hình TMĐT B2B ở Việt Nam
TMĐT ngày càng tỏ rõ tính ưu việt của nó, ngày càng chiếm thị phần lớn trên thị trường của mỗi quốc gia và trên thị trường thế giới. Nó đem lại lợi ích cho cả người sản xuất, doanh nghiệp TMĐT và người tiêu dùng, vì nó tiết kiệm chi phí, tiết kiệm thời gian, rút ngắn khoảng cách giữa các doanh nghiệp và giữa các nước.
Tìm hiểu TMĐT ở một số nước và ở nước ta thấy rõ: muốn đẩy mạnh phát triển TMĐT cần phải thực thi những giải pháp chủ yếu sau đây:
3.3.2.1. Đào tạo nguồn nhân lực cho TMĐT
TMĐT đòi hỏi mối quan hệ chặt chẽ giữa người sản xuất, người phân phối, người tiêu thụ, các nhà công nghệ và cơ quan chính phủ. TMĐT bao gồm các giao dịch giữa doanh nghiệp với doanh nghiệp (B2B), giữa doanh nghiệp với người tiêu dùng (B2C), chủ yếu là trên thị trường bán lẻ, giữa doanh nghiệp và chính phủ (B2G) trong việc mua sắm của các cơ quan nhà nước hay đấu thầu qua mạng và lập các Website để cung cấp các dịch vụ công (như hải quan điện tử; chứng nhận xuất xứ điện tử, kê khai thuế qua mạng v.v….), giữa các cá nhân (C2C), những người tiêu dùng tự lập Website hoặc thông qua các sàn giao dịch sẵn có để mua, bán, đấu giá hàng hóa… Các giao dịch trên một mặt, đòi hỏi phải có một đội ngũ chuyên gia tin học mạnh, thường xuyên bắt kịp các thành tựu CNTT mới phát sinh để phục vụ
cho TMĐT và có khả năng thiết kế các phần mềm đáp ứng các nhu cầu của kinh tế số hóa. Mặt khác, đòi hỏi mỗi người tham gia TMĐT phải có khả năng sử dụng máy tính, có thể trao đổi thông tin một cách thành thạo trên mạng, có những hiểu biết cần thiết về thương mại, luật pháp… nếu là ngoại thương thì còn phải hiểu luật pháp quốc tế và ngoại ngữ nữa.
Bởi vậy, phải đào tạo các chuyên gia tin học và phải phổ cập kiến thức về TMĐT không những cho các doanh nghiệp, các cán bộ quản lý của nhà nước mà cho cả mọi người; đồng thời tuyên truyền về lợi ích của TMĐT để từng bước thay đổi tập quán, tâm lý của người tiêu dùng từ chỗ chỉ quen mua sắm trực tiếp tại các siêu thị, các chợ chuyển sang mua sắm qua mạng.
3.3.2.2. Xây dựng kết cấu hạ tầng cho TMĐT
TMĐT liên quan đến CNTT, công nghệ viễn thông, mạng internet, công nghệ điện tử, điện lực cùng với hệ thống đào tạo, tiêu chuẩn công nghệ, nên kết cấu hạ tầng cho TMĐT gắn với kết cấu hạ tầng cho các lĩnh vực nói trên.
Kết cấu hạ tầng CNTT, công nghệ viễn thông và mạng internet là ba điều kiện tiên quyết bảo đảm các dịch vụ thích hợp để phát triển TMĐT. Đồng thời cần kết cấu hạ tầng công nghệ điện tử để tạo ra các thiết bị điện tử - tin học - viễn thông, và điện lực cung cấp điện năng đầy đủ, ổn định, rộng khắp cho các phương tiện trên hoạt động. Singapore đã thiết lập hệ thống băng thông rộng quốc gia Singapore-one và mạng này hoạt động có hiệu quả trở thành băng thông rộng quốc gia tiên tiến nhất thế giới, tạo thuận lợi cho phát triển TMĐT. Từ năm 1995 - 2005 Hàn Quốc đặt kế hoạch xây dựng 3 hệ thống mạng tốc độ cao: mạng quốc gia tốc độ cao, mạng nghiên cứu tốc độ cao, mạng công cộng tốc độ cao. Trong đó, mạng quốc gia tốc độ cao là then chốt cho chính phủ điện tử, được xây dựng bằng ngân sách nhà nước, giành cho các cơ quan công quyền, các viện nghiên cứu và các trường học truy cập với giá thấp. Mạng nghiên cứu tốc độ cao cũng do chính phủ xây dựng phục vụ cho nghiên cứu khoa học của các viện, các trường và các trung tâm. Hệ thống mạng công cộng là mạng cáp quang do các nhà cung cấp dịch vụ viễn thông xây dựng, phục vụ cả các hoạt động thương mại và phi thương mại. Tháng 12/2000,
Hàn Quốc đã xây dựng xong mạng internet băng thông rộng kết nối 144 khu vực trên toàn quốc. Nhờ đó, tỷ lệ người dùng internet băng thông rộng ở Hàn Quốc đứng hàng đầu trong các nước thuộc tổ chức Hợp tác và Phát triển kinh tế (OECD).
3.3.2.3. Hoàn thiện môi trường pháp lý
Để TMĐT phát triển lành mạnh cần phải hoàn thiện môi trường pháp lý, thông qua việc ban hành và thực thi các đạo luật và các văn kiện dưới luật điều chỉnh các hoạt động thương mại, thích ứng với pháp lý và tập quán quốc tế về giao dịch TMĐT.
Singapore là quốc gia có hệ thống văn bản luật pháp về TMĐT đầy đủ và có hiệu lực vào loại nhất thế giới, nên TMĐT phát triển nhanh và ổn định.
Hàn Quốc cũng coi trọng việc hoàn thiện khung pháp lý TMĐT, gồm Luật khung về TMĐT, Luật bảo vệ người tiêu dung, luật chữ ký điện tử, luật phát triển ngành đạo tạo nhân lực cho TMĐT, luật ứng dụng mạng CNTT truyền thông và bảo vệ thông tin. Một số luật khác có liên quan đến TMĐT, như luật kinh doanh tài chính và tín dụng, luật hóa đơn điện tử…. Các luật và văn kiện dưới luật chú trọng bảo hộ quyền sở hữu trí tuệ, thương hiệu, tên miền, bảo vệ bí mật cá nhân, an ninh mạng, xử lý các tranh chấp trong giao dịch TMĐT….