0
Tải bản đầy đủ (.pdf) (100 trang)

Nhận định chung về áp dụng mô hình của Alibaba tại Việt Nam

Một phần của tài liệu MÔ HÌNH THƯƠNG MẠI ĐIỆN TỬ CỦA ALIBABA VÀ BÀI HỌC CHO DOANH NGHIỆP VIỆT NAM (Trang 69 -69 )

Theo lối đi của Jack Ma với Alibaba, nhiều doanh nhân ở Việt Nam cũng đã lập trang web với mô hình kinh doanh B2B như Alibaba với hy vọng cũng sẽ làm được như thế. Các dự án B2B đã được khởi động trong nhiều năm qua, quy mô nhỏ có, lớn có, nhưng chưa có trang web thương mại B2B Việt nào thành công. Trên thế giới không có một hệ thống bán lẻ nào có thể cạnh tranh và phát triển lớn mạnh mà

không dựa vào một nguồn cung cấp hàng hóa mạnh. Với tình trạng èo uột như hiện tại của các doanh nghiệp Việt Nam thì các chuỗi bán lẻ của Việt Nam sẽ dựa vào đâu để có lợi thế? Vì sao vậy? Theo quan chức các bộ, ngành có liên quan và cả giới CNTT, lý do thường được đưa ra là do Việt Nam chưa có công cụ thanh toán trực tuyến nào đủ mạnh, đủ uy tín để hỗ trợ thương mại điện tử. Cá nhân tôi thì cho rằng, giả sử Việt Nam có công cụ thanh toán đạt yêu cầu đi nữa, các trang web thương mại B2B cũng chỉ kết nối được một phần của thị trường nội địa, trong khi Jack Ma thành công là nhờ kết nối được các nhà sản xuất Trung Quốc với cả thế giới. Nhiều năm trước, Trung Quốc đã có chủ trương trở thành công xưởng của thế giới. Họ tạo ra một môi trường khuyến khích, hỗ trợ tối đa cho sản xuất trong nước phát triển. Chính nhờ chiến lược này mà doanh nghiệp Trung Quốc có điều kiện thuận lợi để phát triển lớn mạnh, để từ đó Jack Ma có nguồn hàng đa dạng, chất lượng quốc tế với mức giá hấp dẫn. Trong khi đó, chiến lược kinh tế của Việt Nam thì khác. Việt Nam không có chủ trương khuyến khích phát triển sản xuất đại trà như ở Trung Quốc. Cho nên nếu các doanh nghiệp Việt Nam học theo cách làm của Jack Ma, dù bạn có đầu tư xây dựng chợ trực tuyến lớn và hoành tráng hơn cả chợ Alibaba đi nữa, bạn cũng khó mà thành công được như Jack Ma, bởi vì bạn không có được nguồn hàng dồi dào, đa dạng, với giá cả hấp dẫn như chợ của Jack Ma. Tôi cảm thấy quan ngại cho tương lai của ngành bán lẻ truyền thống Việt Nam. Tôi cho rằng các doanh nghiệp nội địa trong ngành bán lẻ sẽ khó mà cạnh tranh và tiếp tục phát triển sau khi thị trường Việt Nam mở cửa hoàn toàn trong thời gian tới. Bởi hầu như trên thế giới không có một hệ thống bán lẻ nào có thể cạnh tranh và phát triển lớn mạnh mà không dựa vào một nguồn cung cấp hàng hóa mạnh. Với tình trạng èo uột như hiện tại của các doanh nghiệp Việt Nam thì các chuỗi bán lẻ của Việt Nam sẽ dựa vào đâu để có lợi thế?

Trong môi trường kinh tế hội nhập, có cố gì thì cố, bản thân doanh nghiệp cũng không thể vượt qua được những hạn chế của chiến lược kinh tế vĩ mô. Ngược lại, các doanh nghiệp trông cậy rất nhiều vào chiến lược kinh tế vĩ mô để họ có thể nương theo mà phát triển.

Tóm tắt chƣơng 2

Những nội dung chính trong chương với phần đầu tìm hiểu tổng quan về Alibaba với lịch sử hình thành, quá trình hình thành và phát triển, những giá trị cốt lõi, định hướng và tầm nhìn cùng với sứ mệnh của công ty.

Phần hai đi sâu hơn khi đi vào sự phân tích những chiến lược hợp lý đúng đắn của Alibaba, những mô hình chính, những nhân tố chủ chốt để trả lời cho câu hỏi thành công của Alibaba là đến từ đâu? Những điểm mạnh, điểm yếu, cơ hội và thách thức sẽ được phân tích sẽ được đưa ra và so sánh.

Qua đó chúng ta sẽ thấy được Alibaba đã có những chiến lược thông minh và khôn ngoan như thế nào khi từng bước nghiên cứu, xem xét tình hình hiện tại của đất nước mình là Trung Quốc thời bấy giờ để áp dụng mô hình kinh doanh phù hợp nhất đó là B2B, tận dụng tối đa những lợi thế, ưu điểm hiện có của quốc gia sở tại để đạt được những thành công vang dội từ đó làm cơ sở, nền móng cùng với chiến lược đã đề ra định hướng và tầm nhìn trước đó mà phát triển mạnh mẽ với hai mô hình còn lại là C2C và B2C trên thị trường TMĐT ở Trung Quốc và trên toàn cầu.

CHƢƠNG 3: BÀI HỌC KINH NGHIỆM CHO CÁC DOANH NGHIỆP THƢƠNG MẠI ĐIỆN TỬ VIỆT NAM TỪ MÔ HÌNH THƢƠNG MẠI ĐIỆN

TỬ CỦA ALIBABA 3.1. Xu hƣớng phát triển TMĐT thế giới và Việt Nam

3.1.1. Xu hướng phát triển TMĐT trên thế giới

Các xu hướng thương mại điện tử năm 2018

Sự sáng tạo và công nghệ mới đang dần thay đổi bức tranh thương mại điện tử toàn cầu. Tăng cường công nghệ tương tác thực tế ảo, trợ lý ảo giọng nói, nâng cao trải nghiệm khách hàng và cá nhân hóa hay bùng nổ thanh toán di động sẽ là những xu hướng chính của thương mại điện tử năm 2018.

Năm 2017 đã chứng kiến làn sóng thương mại điện tử phát triển bùng nổ trên toàn cầu với những hoạt động về thâu tóm và mở rộng thị trường của những tập đoàn lớn như Amazon và Walmart của Mỹ, Alibaba và JD của Trung Quốc, Flipkart của Ấn Độ, Rakuten của Nhật Bản, Lazada và Sea của Singapore.

Sự lên ngôi của thương mại điện tử đã đặt ngành bán lẻ truyền thống với hình ảnh đại diện là các cửa hàng trên đường phố gặp nhiều rào cản hơn. Ngày nay, thương mại điện tử và số hóa tác động đến 56% doanh thu của cửa hàng truyền thống. Dựa vào các số liệu thống kê cũng như kết quả phân tích về thương mại điện tử của các thương hiệu và nhà bán lẻ trên toàn cầu, công ty quảng cáo số hóa Absolunet đã đưa ra dự báo một số xu hướng nổi bật cho năm 2018, cụ thể:

3.1.1.1. Tăng cường công nghệ tương tác thực tế ảo

Công nghệ thực tế ảo tăng cường (Augmented Reality - AR) sẽ trở thành xu hướng chủ đạo năm 2018 khi giúp thương mại điện tử trở nên sống động như thật. Các thương hiệu sẽ đẩy mạnh cung cấp ứng dụng trên thiết bị di động cho phép người dùng trải nghiệm các sản phẩm dưới hình dạng 3D trong không gian ảo. Với mọi sản phẩm, người mua hàng sẽ có thể nhìn thấy chính xác vật thể trong bất kỳ không gian nào và xem nó phù hợp hay không trước khi quyết định mua hàng.

Ví dụ điển hình:

•IKEA Place là một ứng dụng tăng cường thực tế cho phép người tiêu dùng trải nghiệm, các sản phẩm nội thất của Ikea tại bất kỳ không gian nào. Sản phẩm có hình dạng 3D và đúng kích cỡ, vì vậy người tiêu dùng có thể xem liệu đồ nội thất hoặc phụ kiện đó sẽ trông như thế nào trong nhà.

•Amazon bổ sung thêm tính năng xem AR cho phép khách hàng xem hàng nghìn sản phẩm trong nhà và văn phòng trước khi mua, bao gồm thiết bị điện tử và dụng cụ.

3.1.1.2. Thanh toán di động lên ngôi

Thương mại di động và mạng xã hội có ảnh hưởng đặc biệt quan trọng tới thương mại điện tử. Khi tỷ lệ người dùng và mua sắm thông qua smartphone tăng cao thì sự dịch chuyển từ “desktop” sang nền tảng “mobile” là xu hướng tất yếu. Sự tiến bộ của công nghệ thanh toán được tích hợp trên thiết bị di động, bao gồm nhận dạng vân tay và khuôn mặt cũng là yếu tố làm tăng tỷ lệ giao dịch thành công trên thiết bị di động. Thanh toán trên di động dự báo đạt 70% trong tổng giao dịch thương mại điện tử vào cuối năm 2018.

Ví dụ điển hình:

- 10% đơn đặt hàng của Starbucks Hoa Kỳ được thực hiện trên ứng dụng đặt hàng và thanh toán trên mobile.

- Ngân hàng Well Fargo cho phép khách hàng sử dụng điện thoại di động để rút tiền tại hơn 5.000 máy ATM.

- Amazon Go, cửa hàng trực tuyến khổng lồ của đại lý thương mại điện tử khổng lồ cho phép khách hàng chỉ cần mua sắm và việc thanh toán sẽ tự động được quét và tính vào tài khoản của họ.

- Paypal hợp tác với Android Pay, Samsung Pay, Apple Pay, Visa, Mastercard, Facebook và một số ngân hàng lớn, làm cho nó trở thành sự lựa chọn hàng đầu của người bán và người tiêu dùng về thanh toán di động.

3.1.1.3. Mua hàng với trợ lý ảo giọng nói

Năm 2018, xu hướng mua sắm trực tuyến bằng giọng nói nhờ sự hỗ trợ của trợ lý ảo giọng nói sẽ lên ngôi. Hiện nay các sản phẩm loa thông minh như Google Home hay Amazon Echo với sự hỗ trợ của các trợ lý ảo giọng nói Google Assistant hay Amazon Alexa đã cho phép người tiêu dùng dễ dàng thực hiện điều này. Một nghiên cứu của công ty phân tích thị trường ComScore dự báo đến năm 2020, ít nhất 50% tổng số lượt tìm kiếm trên các trang web sẽ được thực hiện bằng giọng nói. Như vậy để giữ thị phần, các nhà bán lẻ cần thiết phải mở rộng phương thức giao tiếp bằng giọng nói với người tiêu dung.

Ví dụ điển hình:

- Chuỗi nhà hàng Domino’s Pizza cho phép người dùng đặt pizza và kiểm tra trạng thái đơn đặt hàng bằng giọng nói.

- Walmart cho phép khách hàng có thể đặt mua hàng triệu sản phẩm của Walmart bằng giọng nói thông qua nền tảng thương mại điện tử Google Express của hãng Google. Các công ty như Target, Costco, Kohl’s, Bed Bath & Beyond, Staples, Walgreens... Cũng có những thỏa thuận hợp tác mua sắm bằng giọng nói tương tự với Google Express.

3.1.1.4. Mua sắm bằng hình ảnh

Tìm kiếm sản phẩm bằng hình ảnh sẽ là một xu hướng nổi bật trong năm 2018, về cơ bản nó làm thay đổi bản chất thực sự của khái niệm tìm kiếm trên Internet vốn dựa vào các từ khóa. Thay vì gõ từ khóa về sản phẩm, người tiêu dùng sẽ đưa hình ảnh sản phẩm vào thanh tìm kiếm trên các trang web hay ứng dụng mua sắm rồi nhấn Enter để tìm các sản phẩm tương tự. Điều này mở ra nhiều hơn cơ hội cho ngành bán lẻ khi ngôn ngữ hoặc tên sản phẩm không còn là rào cản đối với việc tìm kiếm sản phẩm của khách hàng.

Ví dụ điển hình:

- Thanh công cụ tìm kiếm hình ảnh của eBay cho phép người dùng sử dụng hình ảnh do họ chụp hoặc hình ảnh họ thấy trên mạng Internet để thực hiện lệnh tìm kiếm các sản phẩm tương tự trên eBay.

- Công ty nội thất Houzz (Mỹ) đưa ra công cụ quét hình ảnh do người dùng đưa lên để tìm các sản phẩm tương tự từ 8 triệu sản phẩm đang được Houzz chào bán từ bàn ghế cho đến đèn ngủ, giá sách...

3.1.1.5. Trải nghiệm khách hàng và cá nhân hóa

Nhờ sự phát triển của trí tuệ nhân tạo (AI), sự trải nghiệm mua sắm trực tuyến sẽ được tối ưu hóa và cá nhân hóa đối với mỗi khách hàng. Khi các thương hiệu và các nhà bán lẻ tận dụng tốt hơn dữ liệu và thói quen mua sắm của khách hàng, họ có thể triển khai các sáng kiến nhắm đến một nhóm đối tượng khách cụ thể nào đó. Xu hướng cá nhân hóa sẽ là chìa khóa để giành và giữ khách hàng trong những năm tới. Các doanh nghiệp thích ứng nhanh với việc chuyển đổi trải nghiệm của khách hàng sẽ nhanh chóng dành được thị phần, báo hiệu sự khởi đầu của các chiến thuật tiếp thị dựa trên nhân khẩu học vào năm 2018.

Ví dụ điển hình:

- Công ty phát sóng video trực tuyến Netflix đã từ bỏ chiến lược tiếp thị theo phân phúc địa lý của khách hàng, thay vào đó công ty chia nhỏ 93 triệu người sử dụng toàn cầu thành 1.300 nhóm riêng biệt và mỗi nhóm này có chung “khẩu vị” xem phim.

- Hãng Westfield đang có kế hoạch thương lượng với chuỗi phân phối của mình chia sẻ dữ liệu về hành vi mua sắm của người tiêu dùng để hướng đúng đến những khách hàng tiềm năng, phục vụ quảng cáo và bán hang.

3.1.1.6. Áp dụng công cụ đo lường hiệu quả ứng dụng số hóa

Hiện nay, nhiều khách hàng có xu hướng khảo sát sản phẩm trực tuyến rồi đến cửa hàng để mua trực tiếp. Một cuộc khảo sát của Google năm 2016 cho thấy 18% số khách hàng tìm hiểu về món hàng thông qua thiết bị di động sẽ đến mua hàng ở cửa hàng trên phố trong vòng 24 giờ sau đó. Theo một bản nghiên cứu của công ty tiếp thị InReality, 91% số người tiêu dùng cho biết họ thường khảo sát giá cả, hình ảnh hàng hóa trên mạng trước khi đến mua ở cửa hàng trực tiếp.

Do vậy, tỷ lệ lượt xem hàng trên mạng sau đó đến cửa hàng trên phố để mua hàng (Research online, purchase offline - ROPO) sẽ là thước đo mới đối với mức độ

thành công của các nhà bán lẻ trong chiến lược số hóa. Dựa vào tỷ lệ ROPO, các nhà bán lẻ có thể nắm được có bao nhiêu doanh thu từ cửa hàng trực tiếp được tạo ra nhờ chi phí đầu tư cho số hóa. Các công cụ để đo tỷ lệ ROPO của một nhà bán lẻ sẽ càng trở nên hiện đại và được tiếp cận rộng rãi.

Ví dụ điển hình: Nhà sản xuất xe đạp Primeau Velo (Canada) đã áp dụng tính toán tỷ lệ ROPO đạt 9:1, tức là cứ mỗi 1$ doanh nghiệp chi tiêu cho quảng bá sản phẩm trên mạng Internet sẽ mang về doanh thu 9$ tại cửa hàng truyền thống.

Tác động đến ngành ngân hàng

Có thể thấy sự sáng tạo và công nghệ mới đang dần thay đổi bức tranh thương mại điện tử toàn cầu. Ngành ngân hàng được coi là một trong những lĩnh vực tiên phong ứng dụng thương mại điện tử trong hoạt động kinh doanh nên không thể nằm ngoài xu hướng, thể hiện ở sự đẩy mạnh chuyển đổi sang công nghệ số và đa dạng hóa các sản phẩm dịch vụ ngân hàng điện tử.

Những ứng dụng công nghệ mới nhất như trí tuệ nhân tạo (AI), công nghệ phân tích dữ liệu lớn (big data), sử dụng tìm kiếm bằng hình ảnh/trợ lý giọng nói ảo, khai thác tính năng điện thoại thông minh... Được kỳ vọng sẽ tạo ra những chuyển biến mạnh mẽ trong hoạt động ngân hàng năm 2018. Đây là cơ hội cũng là thách thức rất lớn để các ngân hàng cải thiện đồng thời liên tục đổi mới để cung ứng những sản phẩm dịch vụ tốt nhất đến khách hàng, đặc biệt là đối tượng khách hàng bán lẻ.

Tại Việt Nam, với dân số hơn 90 triệu người, cơ cấu dân số trẻ, đặc biệt tỷ lệ người dùng internet lên tới 53% với khoảng 50,5 triệu người sử dụng (tính đến tháng 01/2017, tăng 6% so với năm 2016) là mức cao trên thế giới, mức sống ngày càng được nâng cao đang tạo điều kiện cho dịch vụ ngân hàng điện tử tại Việt Nam chiếm lĩnh thị trường thanh toán. Trong bối cảnh đó, các chi nhánh ngân hàng hoạt động theo phương thức truyền thống sẽ phải đối mặt với nguy cơ mất dần thị phần vào tay những đối thủ cạnh tranh khai thác hiệu quả dựa trên nền tảng công nghệ số.

3.1.2. Xu hướng phát triển TMĐT tại Việt Nam

Theo Kantar Worldpanel, Việt Nam là một trong những quốc gia có tốc độ tăng trưởng thương mại điện tử nhanh nhất thế giới năm 2017. Với hơn 50 triệu

người sử dụng internet và sự phổ biến của mạng xã hội và smartphone, liệu thương mại điện tử có tiếp tục tăng trưởng trong năm 2018?

Dưới đây là 4 xu hướng được dự báo sẽ nổi lên trong suốt năm 2018. Đây là tiền đề cho doanh nghiệp đón đầu và thích ứng trong thời buổi thị trường thương mại điện tử cạnh tranh khốc liệt như hiện nay.

3.1.2.1 Social commerce - thương mại điện tử tương tác bùng nổ

Theo dữ liệu từ Facebook, 46 triệu người dùng hoạt động thường xuyên trên các trang mạng xã hội trong năm 2017. Sự bùng nổ của mạng xã hội như Facebook, Zalo,…đã kéo theo sự phát triển hình thức mại điện tử tương tác. Năm 2018, giao dịch thông qua mạng xã hội sẽ tạo nên bước ngoặt mới trong hành vi mua sắm trực tuyến . Sự kết hợp giữa thương mại điện tử và các nền tảng mạng xã hội đã tăng tương tác giữa người bán và người mua. Theo đó, xu hướng này khuyến khích sự

Một phần của tài liệu MÔ HÌNH THƯƠNG MẠI ĐIỆN TỬ CỦA ALIBABA VÀ BÀI HỌC CHO DOANH NGHIỆP VIỆT NAM (Trang 69 -69 )

×