Đánh giá về sự phát triển của sàn giao dịch thươngmại điện tử

Một phần của tài liệu Mô hình thương mại điện tử của alibaba và bài học cho doanh nghiệp việt nam (Trang 65 - 67)

Thành lập muộn hơn Amazon vào năm 1999 tại Quảng Châu bởi Jack Ma, nhưng Alibaba lại nhanh chóng gặt hái được nhiều thành công trên thị trường Trung Quốc. Mới đầu, đối thủ trực tiếp của Alibaba là eBay khi cả 2 đều hoạt động trong mảng bán lẻ trực tuyến tại Trung Quốc. Tuy nhiên, Alibaba là người chiến thắng sau cùng khi eBay buộc phải rời bỏ thị trường Trung Quốc vào năm 2006. Khi thành lập Alibaba.com, quan điểm của Jack Ma đó là các công ty châu Á không nên rập khuôn các mô hình kinh doanh từ Âu hay Mỹ, nhưng có thể học hỏi được nhiều từ họ.

Mặc dù vậy, Jack Ma tin rằng, tại Trung Quốc, B2B mới là điều cần phải làm trước tiên. Quan điểm của ông xuất phát từ việc trong 2 thập kỷ chuyển mình, Trung Quốc được mệnh danh là “công xưởng của thế giới”, trở thành nơi sản xuất tập trung cho mọi loại hàng hóa. Những doanh nghiệp sản xuất vừa và nhỏ tại Trung Quốc, có đủ khả năng cung ứng hàng hóa ra toàn cầu nhưng lại đang thiếu đầu ra, trở thành những khách hàng tiềm năng của Alibaba.com. Vì vậy Alibaba mà người đứng đầu là JackMa, đã hướng đến đối tượng là doanh nghiệp trước thay vì người tiêu dùng đầu cuối (khách hàng phổ thông) thay vào đó mục tiêu là kết nối các doanh nghiệp nhập khẩu với các doanh ngiệp xuất khẩu trên toàn thế giới, tạo

đà cho việc thúc đẩy mở rộng giao thương quốc tế và thêm nữa giúp cho hàng triệu doanhh nghiệp trên toàn cầu kết nối, hợp tác làm việc với nhau mà không phải tốn chi phí hoạt động marketing hay quảng bá thươnghiệu như thông thuường.

Mặc dù kinh doanh trên nhiều mảng, nhưng bán lẻ trực tuyến vãn là cốt lõi của tập đoàn này. Trong mảng bán lẻ trực tuyến, Alibaba hoạt động như một nhà môi giới giữa bên bán và bên mua dựa trên sự phổ biến của hệ thống Website phát triển bởi hãng. Hiện Taobao, Website bán lẻ lớn nhất của Alibaba và cũng là trang bán lẻ trực tuyến lớn nhất tại Trung Quốc đang hoạt động như một trung tâm môi giới giữa các nhà bán lẻ và khách hàng. Việc kinh doanh dựa trên doanh thu từ quảng cáo của Alibaba khá tương tự với mô hình kinh doanh của Google. Trong khi hầu hết những người bán hàng trên Taobao là các công ty vừa và nhỏ, trang kinh doanh trực tuyến Tmall của Alibaba lại nhắm đến những khách hàng lớn như Nike, Apple, Gap…

Với vị thế ảnh hưởng của mình, hiện Alibaba đang tận dụng mọi lợi thế nhằm gia tăng doanh thu cũng như chiếm lĩnh thị trường Trung Quốc. Thay vì sử dụng Paypal của Apple, hãng phát triển riêng hệ thống thanh toán trực tuyến Alipay.

Ngoài ra, nếu Amazon có AWS cho mảng điện tử đám mây thì Alibaba cũng có Ali-yun. Cả 2 hãng đều đang sử dụng nguồn lực hỗ trợ phần mềm kinh doanh trực tuyến của mình như một sản phẩm mới tiếp thị cho bất kỳ công ty, tổ chức nào có nhu cầu thuê ngoài.

Bảng 2.2. Ma trận SWOT về mô hình TMĐT của Alibaba Điểm mạnh

- Là mô hình TMĐT B2B trực tuyến đầu tiên ở Trung Quốc hỗ trợ cho các DN vừa và nhỏ.

- Alibaba bao quát tất cả các sàn giao dịch TMĐT B2B, C2C đến B2C với 3 Website lớn là Alibaba.com, Taobao.com và Tmall.com

- Hệ thống quản lý quan hệ khách hàng và các đối tác thực sự hiệu quả.

Điểm yếu

- Các chính sách marketing, dịch vụ gia tăng, chăm sóc khách hàng của Alibaba chưa thực sự mạnh mẽ.

- Mô hình TMĐT và cách thức hoạt động Alibaba hiện tại chỉ có thể thực sự thành công ở thị trường Trung Quốc bởi đây được xe là quốc gia sản xuất của thế giới, chưa phù hợp với nhiều quốc gia khác.

- Có hệ thống thanh toán trực tuyến Alipay nhanh chóng, thuận tiện, an toàn. - Kiểm soát khá tốt về mặt chi phí vì đa số các dịch vụ từ vận chuyển đến lưu kho đều thuê ngoài.

- Phụ thuộc vào các đơn vị giao hàng bên ngoài doanh nghiệp. Điều này có thể gây ra những vấn đề liên quan đến việc giao hàng.

Cơ hội

- Dân số tiếp tục tăng nhanh, lượng người sử dụng Internet càng nhiều, Alibaba càng có cơ hội thâm nhập và làm chủ thị trường TMĐT ở khu vực Đông Nam Á.

- Được sự hỗ trợ lớn từ chính phủ Trung Quốc trong việc tạo dựng môi trường pháp lỹ rõ ràng, giảm thiểu rủi ro pháp lý và chi phí giao dịch, tối đa hoá lợi ích về kinh tế và xã hội.

- Sự lớn mạnh của nền thương mại kinh tế Trung Quốc có khả năng giúp Alibaba mở rộng và trở thành cầu nối giữa thị trường Châu Á và thị trường Âu-Mỹ.

Nguy cơ

- Vấn đề lừa đảo trên mạng, chất lượng sản phẩm thiếu đạo đức của một số nhà cung cấp vẫn đang ngày càng gia tang.

- Rảo cản về văn hoá khi Alibaba xâm nhập ra ngoài thị trường thế giới.

- Nguy cơ đối mặt với gia tăng tấn công vào các thành viên xuất nhập khẩu trong hệ thống Alibaba của một số công ty trực tuyến lớn trên thế giới, hay sự nhảy vào của các đối thủ tiềm tang khi lợi nhuận kinh doanh qua mạng ngày càng tăng.

Một phần của tài liệu Mô hình thương mại điện tử của alibaba và bài học cho doanh nghiệp việt nam (Trang 65 - 67)