Biện pháp 3: Tổ chức tốt các hoạt động dạy học theo định hướng phát triển năng lực HS

Một phần của tài liệu SKKN một số biện pháp dạy học môn toán lớp 1 theo định hướng phát triển năng lực HS (Trang 26 - 30)

C. Các hoạt động dạy học:

3.3.Biện pháp 3: Tổ chức tốt các hoạt động dạy học theo định hướng phát triển năng lực HS

phát triển năng lực HS

* Mục tiêu:

- GV nắm được một số dạng bài dạy trong môn toán lớp 1.

- Biết cách xây dựng và tổ chức tốt các hoạt động dạy học theo định hướng phát triển năng lực HS tuỳ theo từng dạng bài học cụ thể.

- GV có kĩ năng xây dựng và tổ chức tốt các hoạt động dạy học phát triển năng lực HS.

* Nội dung và cách thức tiến hành:

Như trên đã nói, dạy học theo định hướng phát triển năng lực HS, GV không phải là người truyền đạt kiến thức cho HS mà GV cần chú ý tổ chức liên tiếp các hoạt động học tập giúp HS tự khám phá những điều chưa biết dựa trên cơ sở những cái đã biết chứ không phải thụ động tiếp thu những tri thức được sắp đặt sẵn. GV không cung cấp, áp đặt kiến thức có sẵn mà là người tổ chức và chỉ đạo HS tiến hành các hoạt động học tập như nhớ lại kiến thức cũ, phát hiện kiến thức mới, vận dụng sáng tạo kiến thức đã biết vào các tình huống học tập hoặc tình huống thực tiễn,...

Tăng cường phối hợp học tập cá thể với học tập hợp tác theo phương châm “tạo điều kiện cho HS nghĩ nhiều hơn, làm nhiều hơn và thảo luận nhiều hơn”. Điều đó có nghĩa, mỗi HS vừa cố gắng tự lực một cách độc lập, vừa hợp tác chặt chẽ với nhau trong quá trình tiếp cận, phát hiện và tìm tòi kiến thức mới. Lớp học trở thành môi trường giao tiếp thầy – trò và trò – trò nhằm vận dụng sự hiểu biết và kinh nghiệm của từng cá nhân, của tập thể trong giải quyết các nhiệm vụ học tập chung.

Muốn tổ chức các hoạt động dạy học có hiệu quả, GV cần rèn luyện cho HS những phương pháp để HS biết cách đọc sách giáo khoa và các tài liệu học tập,

biết cách tự tìm lại những kiến thức đã có, biết cách suy luận để tìm tòi và phát hiện kiến thức mới,... Chú trọng phát triển kỹ năng tự đánh giá và đánh giá lẫn nhau của HS với nhiều hình thức như theo lời giải/đáp án mẫu, theo hướng dẫn, hoặc tự xác định tiêu chí để có thể phê phán, tìm được nguyên nhân và nêu cách sửa chữa các sai sót.

Môn Toán lớp 1 có 2 dạng bài điển hình đó là: Dạng bài hình thành kiến thức mới và dạng bài Luyện tập - Thực hành.

+ Đối với dạng bài hình thành kiến thức mới:

Khi tổ chức các hoạt động dạy học, GV cần dẵn dắt để HS quan sát, tìm tòi, thu nhận kiến thức và hình thành kĩ năng. Quá trình tự tìm tòi, khám phá (hoặc cùng các bạn) tìm ra kiến thức sẽ giúp các em sẽ hiểu sâu, nhớ lâu kiến thức đó.

Trong quá trình hướng dẫn HS tự tìm tòi, khám phá, chiếm lĩnh kiến thức mới, cần lưu ý:

- Gợi mở, nêu vấn đề để thu hút sự chú ý của HS.

- Củng cố kiến thức cũ, huy động vốn để HS tự giải quyết vấn đề. - Tổ chức, hướng dẫn HS độc lập suy nghĩ, thảo luận có hiệu quả.

- Quan sát, theo dõi quá trình HS tự tìm tòi, khám phá, chú ý đến những dấu hiệu nhận biết HS có thực sự tìm tòi, khám phá hay không.

- Động viên, khuyến khích HS kiên trì, vượt khó khăn, tích cực học tập. - Sử dụng thiết bị dạy học một cách hợp lí, phát huy tính tích cực, chủ động của HS.

- Lưu ý đến những khó khăn thường gặp của HS và tìm cách khắc phục. Thông thường các hoạt động dạy học trong giờ học phát triển năng lực HS dạng bài hình thành kiến thức mới thường gồm các hoạt động sau:

Hoạt động 1: Khởi động:

Khởi động nhằm tạo hứng thú cho HS trước khi vào tiết học mới. Có nhiều hình thức tổ chức hoạt động khởi động khác nhau. Chẳng hạn:

Dạng 1: Khởi động chỉ để tạo hứng thú cho HS trước khi bước vào nội dung chính của tiết học.

- Trò chơi ; - Hát;

- Vận động cùng âm nhạc;

Nội dung của trò chơi, bài hát thường không liên quan đến bài học mà chỉ nhằm mục đích cho HS được vận động được thay đổi không khí sau tiết học căng thẳng để HS chuẩn bị tâm lý cho một tiết học mới.

Dạng 2: Khởi động gắn kết với nội dung kiến thức đã học nhằm khơi gợi hứng thú kết nối với bài học.

Hình thức tổ chức: Thường là tổ chức Trò chơi . Nội dung trò chơi ở dạng này thường là những kiến thức HS đã được học làm tiền đề cho bài mới.

*Ví dụ: Bài “Phép cộng trong phạm vi 5”

- Tổ chức trò chơi “Ai nhanh – Ai đúng” (Kế hoạch bài dạy – Phép cộng trong phạm vi 5 – Phụ lục 1 – trang )

- Cách chơi: GV HS điều khiển: YC các nhóm thảo luận, thống nhất nối phép tính với kết quả đúng.

Sau trò chơi, HS sẽ được củng cố các phép tính cộng trong bảng cộng 3,4. HS muốn làm nhanh và đúng đòi hỏi các em phải thuộc các bảng cộng đã học, thao tác nối nhanh, chính xác. Điều đó nảy sinh ham muốn tìm cách tính nhanh hơn, chăm học hơn. (adsbygoogle = window.adsbygoogle || []).push({});

à GV dẫn dắt vào bài

Dạng 3: Khởi động có huy động kiến thức thực tiễn của HS.

Hình thức tổ chức: - Trò chơi

- Ví dụ 1: Học bài Số 1,2,3. (trang 11 – Toán 1)

- Tổ chức trò chơi “Đố bạn”

- Cách chơi: GV nêu câu đố, gọi 1 HS trả lời, nếu HS trả lời đúng tiếp tục nêu câu đố gọi bạn tiếp theo trả lời. Cứ như vậy.

- Nội dung câu đố hỏi về số lượng các bộ phận trên cơ thể người. Ví dụ: 1 người có mấy chân? 1 người có mấy cái miệng?,….. Sau trò chơi, GV dẫn dắt và giới thiệu vào bài.

Với HĐ này, với mong muốn huy động được vốn kiến thức đã biết của các em trong thực tế cuộc sống, đồng thời cũng phát huy năng lực tư duy, tương tác của các em.

Hoạt động 2: Trái nghiệm, khám phá kiến thức

Ở hoạt động này lại được chia ra nhiều hoạt động nhỏ tuỳ theo nội dung từng bài, từng đơn vị kiến thức. Quá trình tổ chức hoạt động này, GV cần tạo điều kiện cho HS được thực hành với những đồ dùng trực quan sinh động, được trao đổi, tranh luận, bộc lộ suy nghĩ, ý kiến, cách làm, cách giải quyết...của cá nhân mình với các bạn để nhằm tìm tòi, khám phá ra những kiến thức mới. Đây là hoạt động trọng tâm của tiết học nên đòi hỏi GV cần kiểm tra sát sao, hỗ trợ và giúp đỡ kịp thời khi HS gặp khó khăn hay HS lạc lối trong việc tìm ra kiến thức mới. Đồng thời GV phải là trọng tài điều khiển và định hướng cho HS tìm ra kiến thức mới đáp ứng mục tiêu bài học.

Thông thường ở hoạt động này, GV cần tổ chức các bước sau:

* Bước 1. Trải nghiệm:

Mục đích của việc tổ chức trải nghiệm:

- Huy động vốn hiểu biết, kinh nghiệm có sẵn của HS để chuẩn bị vào bài học mới.

- HS trải qua tình huống có vấn đề, trong đó chứa đựng nội dung kiến thức, những thao tác, kĩ năng để làm nảy sinh kiến thức mới.

Ví dụ 1: Bài Nhiều hơn. Ít hơn (Trang 6 – SGK Toán 1)

Bước trải nghiệm, tôi tổ chức hoạt động cặp đôi thao tác trên đồ dùng học tập. Ví dụ GV chuẩn bị 4 tấm bìa vẽ 4 con thỏ và 5 tấm bìa vẽ 5 cái nhà, YC HS thực hành trong nhóm “Tìm nhà cho thỏ”. Yêu cầu HS tìm cho mỗi con thỏ 1 cái nhà. Qua thao tác HS thấy được 1 cái nhà thừa ra không có con thỏ nào.

Qua hoạt động suy nghĩ, thảo luận HS thấy số nhà nhiều hơn số con thỏ, qua đó phát triển năng lực: tư duy toán học, hợp tác, tự giải quyết vấn đề.

Ví dụ 2: “Phép cộng trong phạm vi 5” (SGK Toán 1 – trang 49)

Bước trải nghiệm, tôi phát phiếu cho HS, yêu cầu HS vẽ thêm vào mỗi nhóm để được 5 đồ vật. Để hoàn thành phiếu học tập, HS phải tư duy, phải đếm rồi vẽ

thêm từ đó hình thành biểu tượng về các phép cộng trong phạm vi 5. Đồng thời qua đó giúp HS phát triển năng lực tư duy, năng lực mô hình hoá, năng lực tự giải quyết vấn đề.

Một phần của tài liệu SKKN một số biện pháp dạy học môn toán lớp 1 theo định hướng phát triển năng lực HS (Trang 26 - 30)