PHIẾU HỌC TẬP TÊN:

Một phần của tài liệu SKKN một số biện pháp dạy học môn toán lớp 1 theo định hướng phát triển năng lực HS (Trang 30 - 33)

C. Các hoạt động dạy học:

PHIẾU HỌC TẬP TÊN:

TÊN: …………

Vẽ thêm để mỗi nhóm có 5 đồ vật.

*Bước 2: Phân tích- Khám phá – Rút ra kiến thức mới

Ví dụ bài Phép cộng trong phạm vi 5 Cách thực hiện:

- GV giao nhiệm vụ: Hãy sử dụng đồ dùng học tập để lập các phép tính có kết quả bằng 5.

- HS hoạt động cặp đôi:

+ Cá nhân sử dụng đồ dùng (que tính, quân nhựa…), tự thao tác lấy, thêm, tìm và ghi lại từng phép tính có kết quả bằng 5 vào phiếu học tập.

+ GV quan sát, hỗ trợ (nếu cần)

+ Chia sẻ kết quả trong cặp, trong nhóm thống nhất kết quả (giúp đỡ nhau khi không thực hiện được). Báo cáo cô giáo.

+ GV kiểm tra cách làm của HS, xác nhận và thống nhất kết quả.

* Bước 3: Củng cố (Hoạt động cá nhân)

trống, viết phép tính tương ứng.

Qua hoạt động phát triển năng lực mô hình hoá, năng lực diễn đạt toán học cho HS.

Hoạt động 3: Luyện tập – thực hành

Thông thường sau phần hình thành kiến thức mới là phần thực hành luyện tập. Mỗi bài thường có từ 3 đến 5 bài tập. HS vận dụng những kiến thức vừa tiếp thu được để làm các bài tập. Phần này yêu cầu HS làm việc cá nhân. Mục đích kiểm tra nhận thức của từng em xem em nào nắm được bài đến mức độ nào, em nào còn hạn chế thiếu sót phần kiến thức nào để kịp thời giúp đỡ các em.

Sau khi HS hoàn thành các bài tập cá nhân, GV cần tổ chức cho HS trao đổi, chia sẻ trong nhóm hay trước lớp để HS được kiểm chứng kết quả nhận thức của mình và tự đánh giá quá trình nhận thức của bản thân xem ở mức độ nào.

Hoạt động 4: Ứng dụng – Dặn dò (Ứng dụng sáng tạo trong giải quyết vấn

đề mới):

Mục đích của hoạt động này là tạo cơ hội cho HS vận dụng kiến thức, kĩ năng thể nghiệm giá trị đã được học vào trong cuộc sống thực tiễn ở gia đình, nhà trường và cộng đồng. Ở phần này GV đưa thêm những tình huống thực tế yêu cầu HS vận dụng các kiến thức, kỹ năng mới học để giải quyết một cách sáng tạo.

Nội dung này nhằm phát triển năng lực HS có năng khiếu . Hoạt động này HS có thể thực hiện các nhân hoặc có thể thực hiện theo nhóm, có thể thực hiện cùng cô giáo hoặc người thân, có thể thực hiện ở lớp hay ở nhà.

Xác định những việc HS cần phải tiếp tục thực hiện sau giờ học để củng cố, khắc sâu, mở rộng bài cũ hoặc để chuẩn bị cho việc học bài mới.

+ Dạng bài Luyện tập – Thực hành

Khi tổ chức các hoạt động dạy học cho bài Luyện tập – Thực hành hay Ôn tập , GV cần thực hiện các hoạt động sau:

Hoạt động 1: Khởi động

Đối với dạng bài này, GV nên tổ chức các trò chơi nhằm ôn lại những kiến thức cũ có liên quan đến bài học. Đối với HS lớp 1, các trò chơi thường được tổ

chức như: Trò chơi Ai nhanh – Ai đúng; Trò chơi Truyền điện; Trò chơi Gọi thuyền, …

Ví dụ: Bài Luyện tập (trang 50 SGK Toán 1)

GV tổ chức cho HS chơi trò chơi Truyền điện, mỗi HS nối tiếp nhau nêu 1 phép tính trong bảng cộng 5 nhằm ôn lại bảng cộng trong phạm vi 5 giúp các em nhớ được các phép tính trong phạm vi 5 để làm các bài luyện tập tốt hơn. Đây cũng là hình thức kiểm tra xem các em có nhớ bài không, mức độ nhớ đến đâu.

Hoạt động 2. Luyện tập – Thực hành

Nội dung bài Luyện tập – Thực hành thường có 4 đến 5 bài tập, HS vận dụng kiến thức đã học để giải quyết các bài tập và những vấn đề ứng dụng trong cuộc sống. Đối với hoạt động này, GV cần thực hiện những công việc sau:

Thứ nhất, giao việc cho HS: (adsbygoogle = window.adsbygoogle || []).push({});

Hình thức giao việc: Cho HS trình bày yêu cầu của câu hỏi, bài tập trong SGK (HS tự đọc thành tiếng hoặc đọc thầm; GV không làm thay, chỉ nêu yêu cầu, giải thích trong trường hợp cần thiết). HS có thể đọc nguyên văn câu hỏi, bài tập. Sau đó, GV đề nghị các em nêu tóm tắt yêu cầu của câu hỏi, bài tập ấy.

Thứ hai, cho HS làm thử (làm mẫu) một phần câu hỏi, bài tâp trong SGK

nếu nhiệm vụ đặt ra trong những câu hỏi, bài tập ấy là khó hoặc mới với HS, GV hướng dẫn HS nhận xét, chốt cách giải quyết.

Thứ ba, GV tóm tắt nhiệm vụ, nêu những điểm HS cần chú ý. Thứ tư, tổ chức cho HS luyện tập:

- HS có thể luyện tập cá nhân hoặc theo nhóm phụ thuộc vào nội dung của tiết học.

- GV cần kiểm tra HS xem tiến độ HS làm việc đến đâu, HS có làm việc không, có gặp khó khăn gì. Đây là thời gian GV có thể quan tâm nhiều hơn đến những HS khá, giỏi và HS yếu kém. Đối với những HS có năng khiếu, đã hoàn thành các bài tập trước thời gian quy định, GV cần giao thêm những bài tập chờ để phát triển năng lực HS. Đối với HS yếu kém, giúp các em thực hiện đúng yêu cầu của bài tập để các em tự tin, tiến bộ.

Các hình thức có thể là: báo cáo trực tiếp với GV; báo cáo trong nhóm; báo cáo trước lớp.

Các biện pháp có thể là: báo cáo bằng miệng hoặc bằng bảng con, bảng lớp, phiếu học tập…; thi đua giữa các nhóm hoặc trình bày cá nhân.

Lưu ý: Báo cáo kết quả làm bài là hoạt động của HS. GV chú ý không báo

cáo thay hoc sinh,không làm thay HS những việc HS có thể tự làm.

Thứ sáu, tổ chức cho HS tự đánh giá kết quả :

Các hình thức đánh giá có thể thể là: HS tự đánh giá, HS đánh giá nhau trong nhóm; HS đánh giá nhau trước lớp; GV đánh giá HS.

Hoạt động 3. Ứng dụng – Dặn dò

Ở hoạt động này GV đưa thêm những tình huống thực tế yêu cầu HS vận dụng các kiến thức, kỹ năng đã học để giải quyết một cách sáng tạo. HS có thể giải quyết ngay tại lớp hoặc về nhà nhờ sự trợ giúp của người thân.

Xác định những việc HS cần phải tiếp tục thực hiện sau giờ học để củng cố, khắc sâu, mở rộng bài học hoặc để chuẩn bị cho việc học bài mới.

Ví dụ: Thiết kế bài dạy bài Luyện tập, trang Toán 1 (Phụ lục 1 – trang)

Một phần của tài liệu SKKN một số biện pháp dạy học môn toán lớp 1 theo định hướng phát triển năng lực HS (Trang 30 - 33)