C. Các hoạt động dạy học:
3.5. Biện pháp 5: Sử dụng thiết bị, đồ dùng dạy học thường xuyên và có hiệu quả
Ví dụ: Khi dạy bài Phép cộng trong phạm vi 5, việc ghi nhớ bảng cộng theo
phương pháp truyền thống trước kia, GV thường yêu cầu HS luyện thuộc lòng bằng cách xoá dần, nhưng nay tôi luyện cho HS đọc thuộc bảng cộng bằng cách yêu cầu HS đọc theo 4 mức độ. Tôi yêu cầu HS đọc đi đọc lại nhiều lần bằng cách chỉ vào kí hiệu. Mỗi lần chỉ vào kí hiệu đó là các em đọc được 4 lần. Khi đọc nhẩm các em phải đọc thầm trong đầu, phải tư duy, thực tế tôi thấy các em đọc thầm ghi nhớ bảng cộng một cách nhanh chóng và có phần hưng phấn hơn.
3.5. Biện pháp 5: Sử dụng thiết bị, đồ dùng dạy học thường xuyên và có hiệu quả hiệu quả
Thiết bị, đồ dùng dạy học là công cụ lao động của GV và HS. Nó bao gồm nhiều loại hình khác nhau: Tranh, ảnh, bản đồ, biểu bảng, mô hình, mẫu vật, que tính, máy tính, máy chiếu, ....mỗi loại đồ dùng, thiết bị này phát huy tính năng, tác dụng khác nhau trong quá trình dạy học.
Để phát huy năng lực HS, giúp HS tự tìm tòi kiến thức thông qua việc sử dụng đồ dùng dạy học, GV phải biết sử dụng đúng lúc, đúng chỗ và đúng cách mới mang lại hiệu quả thực sự.
Khi sử dụng thiết bị, đồ dùng dạy học GV phải căn cứ vào trình độ chung của HS. Các thao tác trên đồ dùng phải chứa dụng ý sư phạm, gợi mở cho HS hướng tới kiến thức cần đạt của bài học. Thao tác trên đồ dùng phải dứt khoát, chính xác, rõ ràng.
Trong dạy học theo định hướng phát triển năng lực HS, GV để cho HS tự thực hành trên đồ dùng học tập, các em tự trải nghiệm, khám phá để tìm tòi kiến thức. GV chỉ là người định hướng, giúp đỡ các em.
Trong đồ dùng dạy học môn Toán lớp 1, ngoài bộ đồ dùng tối thiểu, GV và HS cần làm thêm một số đồ dùng khác như tranh ảnh, thẻ số, thẻ con vật, đồ vật, … với màu sắc khác nhau, thu hút sự tập trung chú ý của HS.
Để sử dụng đồ dùng trong dạy học Toán lớp 1 có hiệu quả, GV cần thực hiện tốt các việc sau:
Thứ nhất: Chuẩn bị đồ dùng đầy đủ và phù hợp với trình độ nhận thức của HS cho mỗi tiết học
Trước mỗi giờ dạy, GV phải chuẩn bị cho tiết học đó. Đồ dùng chuẩn bị cho tiết học phải được ghi trong giáo án, ghi rõ đồ dùng cho GV và HS.
Đối với môn toán lớp 1, mỗi HS đã được phát một bộ đồ dùng học tập tối gồm các chi tiết do Bộ Giáo dục và Đào tạo quy định. Nhưng nếu chỉ sử dụng duy nhất bộ đồ dùng đó trong các tiết học thì HS sẽ nhàm chán. Vì vậy, ngoài bộ đồ dùng đó ra, GV cần chuẩn bị thêm một số đồ dùng khác phù hợp với tâm lý và trình độ nhận thức của HS. Với đặc điểm nhận thức của HS lớp 1 là trực quan cụ thể, GV nên sử dụng những vật thật, đồ vật thật sẽ thu hút sự tập trung chú ý của HS sau đó nâng cao dần với tư duy tưởng tượng của các em.
Ví dụ: Giai đoạn đầu năm lớp 1, khi học các bài về cấu tạo số, về so sánh các số, nhiều hơn ít hơn, …, GV nên sử dụng các vật thật (bông hoa, cái kéo, viên bi, ...) các tranh ảnh về các vật gần gũi với cuộc sống của các em (con gà, ôtô, con thỏ, con mèo, quả táo, ...) làm đồ dùng dạy học, các em sẽ nhận thức dễ hơn. Từ những đồ dùng trực quan đó, nâng cao dần với mức độ trừu tượng, khái quát hơn (que tính, bó que tính, hình tròn, hình vuông, ...)
Thứ hai: Xác định rõ thời điểm, mục đích sử dụng đồ dùng trong tiết học
Với mỗi đồ dùng dạy học đã chọn , GV cần xác định cụ thể thời điểm sử dụng vào lúc nào, mục đích sử dụng đồ dùng đó giúp HS khám phá kiến thức gì? GV không nên lạm dụng việc sử dụng đồ dùng dạy học vì lạm dụng việc sử dụng đồ dùng dạy học thì sẽ làm hạn chế kết quả dạy học, HS sẽ học một cách máy móc không kém gì dạy học không sử dụng đồ dùng dạy học.
Ví dụ: Khi dạy bài Phép cộng trong phạm vi 3, GV cần chuẩn bị cho các cặp HS, mỗi nhóm 3 viên bi hoặc 3 bức ảnh con gà hay 3 bức ảnh ô tô, … hướng dẫn
HS thao tác trên đồ dùng để tìm ra các phép tính cộng trong bảng cộng 3. Sau khi thao tác trên đồ dùng trực quan tìm ra các phép tính trong bảng cộng 3, GV nâng cao mức độ tư duy cho HS bằng cách sử dụng các chấm tròn, que tính, vv.
Thứ ba: Sử dụng đúng mức độ, có hiệu quả:
Trong quá trình dạy học GV cần quy định rõ thời gian HS thao tác trên đồ dùng trong mỗi hoạt động là bao nhiêu lâu. GV không nên để HS làm việc với đồ dùng trực quan lâu quá HS cũng sẽ không tập trung chú ý. Thông thường, phần trải nghiệm, khám phá hình thành kiến thức mới, GV mới cho HS sử dụng đồ dùng trực quan và cũng chỉ nên sử dụng khoảng 5 phút. Sau khi HS tìm thao tác trên đồ dùng tìm ra kiến thức mới, GV cần yêu cầu HS cất ngay đồ dùng vào chỗ quy định, tránh để HS lấy đồ dùng làm đồ chơi trong giờ học.
Đồ dùng dạy học rất cần thiết cho mỗi tiết học ở Tiểu học nói chung và lớp 1 nói riêng giúp HS được trực tiếp tự mình trải nghiệm, khám phá và lĩnh hội kiến thức trên cơ sở trực quan sinh động. Nhưng nếu GV sử dụng đồ dùng dạy học không đúng lúc, đúng chỗ hay lạm dụng thì việc phản tác dụng không thể tránh khỏi.