Thực nghiệm sư phạm

Một phần của tài liệu SKKN một số biện pháp dạy học môn toán lớp 1 theo định hướng phát triển năng lực HS (Trang 37 - 39)

C. Các hoạt động dạy học:

4.Thực nghiệm sư phạm

4.1. Mục đích thực nghiệm sư phạm

Nhằm kiểm tra, đánh giá tính khả thi, hiệu quả và những khó khăn còn vướng mắc trong quá trình áp dụng các biện pháp của đề tài vào thực tế giảng dạy và kiểm định giả quyết khoa học của sáng kiến.

4.2. Nội dung thực nghiệm sư phạm

- Nội dung dạy thực nghiệm: Một số bài học trong chương trình toán lớp 1 hiện hành từ tuần 6 đến tuần 18.

- Thời gian dạy thực nghiệm: Từ tuần 6 đến tuần 18.

4.3. Tổ chức thực nghiệm sư phạm

Để kết quả thực nghiệm được chính xác, khách quan, tôi đã lựa chọn lớp 1B làm đối chứng.

* Về HS:

- Có sĩ số và số HS nam, HS nữ tương đương nhau.

- Là HS cùng một thôn, có phong tục, tập quán và những thói quen tương tự nhau. * Về GV:

- Trình độ chuyên môn nghiệp vụ như nhau: Cùng tốt nghiệp Đại học sư phạm. - Độ tuổi tương đương.

- Tay nghề: Được nhà trường đánh giá nhiều năm liền tương đương nhau.

Nhóm Lớp Sĩ số GV dạy

Thực nghiệm 1A 32

Đối chứng 1B 33

Trong thời gian thực nghiệm từ tuần 6 đến tuần 18, tôi chủ động dạy một số tiết trong chương trình và đề nghị GV dạy đối chứng cùng dạy, chúng tôi mời Ban giám hiệu, các thành viên trong tổ dự giờ để đánh giá hai tiết dạy. Tôi dạy theo Kế hoạch bài dạy được thiết kế ở (Phụ lục 1).

Thời gian thực nghiệm chúng tôi chia làm 2 đợt. Đợt 1 từ tuần 6 đến tuần 11. Đợt 2 từ tuần 12 đến tuần 18

Cuối mỗi đợt thực nghiệm (Giữa học kì I và Cuối học kì I), chúng tôi tổ chức cho 2 lớp làm bài kiểm tra, HS làm bài cá nhân, độc lập trên phiếu (Phụ lục

2). Tổ chức chấm tập trung. Kết quả như sau:

4.4. Đánh giá kết quả thực nghiệm sư phạm

* Thống kê kết quả kiểm tra 2 lớp: Đợt 1:

Lớp Điểm 9; 10 Điểm 7; 8 Điểm 5;6 Điểm dưới5

SL % SL % SL % SL %

1A (Thực nghiệm) 12 37.5 15 46.8 5 15.7

1B (Đối chứng) 12 36.3 14 42.4 7 21.3

Đợt 2:

Lớp Điểm 9; 10 Điểm 7; 8 Điểm 5;6 Điểm dưới5

SL % SL % SL % SL %

1A (Thực nghiệm) 19 59.4 10 31.2 3 9.4

Nhận xét chung: * Về phía HS:

- Nhìn vào bảng thống kê và qua thực tế dự giờ và thực tế giảng dạy, bản thân tôi cũng như các thầy cô giáo trong ban giám hiệu và trong tổ chuyên môn nhận xét về lớp 1A của tôi như sau: (adsbygoogle = window.adsbygoogle || []).push({});

+ Chất lượng HS ở mức 3 và mức 4 cao hơn các lớp khác.

+ HS có ý thức tự giác, tích cực trong học tập, ham học hỏi, lớp học sôi nổi; + HS có trách nhiệm với nhiệm vụ học tập của bản thân;

+ HS biết học tập qua quá trình tương tác lẫn nhau trong nhóm, giúp đỡ nhau hoàn thành nhiệm vụ học tập;

+ Tỉ lệ HS không chăm chú học, HS nói chuyện riêng trong lớp ít hơn so với các lớp 1B và các lớp khác;

+ HS mạnh dạn hơn trong mọi mối quan hệ; Biết lắng nghe, chấp nhận và phê phán ý kiến người khác;

+ Biết trình bày, bảo vệ ý kiến của mình trước tập thể;

+ Tự đánh giá mình và đánh giá bạn tương đối chính xác trong mọi tình huống. * Về phía GV:

+ Bản thân tôi đã có những nhận thức đúng đắn về dạy học theo định hướng phát triển năng lực HS;

+ Cảm thấy nhẹ nhàng hơn sau giờ dạy;

+ Có kĩ năng xây dựng kế hoạch bài dạy và tổ chức các hoạt động dạy học phát huy năng lực HS;

+ Biết cách quản lý lớp học, bao quát lớp, hỗ trợ HS trong học tập. + Kĩ năng sư phạm được đánh giá tốt hơn.

Đặc biệt, quan hệ thầy – trò gần gũi, thân thiện hơn tạo điều kiện thuận lợi cho GV trong quá trình giáo dục HS, nhất là HS cá biệt.

.PHẦN III. KẾT LUẬN

Một phần của tài liệu SKKN một số biện pháp dạy học môn toán lớp 1 theo định hướng phát triển năng lực HS (Trang 37 - 39)