Tín dụng ngân hàng tạo điều kiện cho doanh nghiệp ngoà

Một phần của tài liệu LUẬN văn giải pháp mở rộng và nâng cao chất lượng tín dụng đối với các doanh nghiệp ngoài quốc doanh (Trang 28 - 29)

xuất kinh doanh và tổ chức kinh doanh có hiệu quả

Các ngân hàng mở rộng quy mô hoạt động của mình thông qua việc huy động vốn tạm thời nhàn rỗi trong toàn bộ nền kinh tế để tài trợ cho các thành phần kinh tế nói chung và doanh nghiệp ngoài quốc doanh nói riêng. Để đảm bảo cho các doanh nghiệp ngoài quốc doanh không chỉ duy trì sản xuất mà còn tái sản xuất mở rộng, đặc biệt trong các ngành kinh tế mũi nhọn của đất nước, tín dụng ngân hàng tài trợ vốn cho doanh nghiệp không chỉ ngắn hạn mà cả trung và dài hạn. Muốn mở rộng sản xuất kinh doanh thì phải có thị trường. Ngoài thị trường tiềm năng trong nước, các doanh nghiệp phải chú trọng tới thị trường nước ngoài. Tín dụng ngân hàng thông qua nghiệp vụ bảo lãnh, tài trợ cho nghiệp vụ xuất nhập khẩu để giúp cho doanh nghiệp thực hiện tốt nghiệp vụ này. Khi doanh nghiệp là người xuất khẩu, ngân hàng đóng vai trò là ngân hàng thông báo thu hồi vốn cho họ. Còn khi doanh nghiệp là người nhập khẩu máy móc thiết bị, thì ngân hàng thông qua nghiệp vụ bảo lãnh mở thư tín dụng tạo điều kiện cho hoạt động kinh doanh của doanh nghiệp trong quá trình mở rộng thị

phần và mở rộng sản xuất kinh doanh của doanh nghiệp ngoài quốc doanh.

Đặc trưng của tài sản ngân hàng không phải cấp phát vốn mà là nguyên tắc hoàn trả gốc và lãi theo đúng thời gian quy định. Do đó, không phải chỉ thu hồi vốn là đủ mà các doanh nghiệp còn phải tìm kiếm các biện pháp để sử dụng vốn có hiệu quả, tiết kiệm, tăng nhanh vòng quay của vốn, đảm bảo tỷ suất lợi nhuận lớn hơn lãi suất ngân hàng thì doanh nghiệp

mới trả được nợ và kinh doanh có lãi, đảm bảo tiến trình hoạt động và tích luỹ để mở rộng sản xuất kinh doanh. Ngân hàng chỉ cấp tín dụng cho các doanh nghiệp có phương án sản xuất kinh doanh có hiệu quả, như vậy doanh nghiệp vay được vốn của ngân hàng phải tự khẳng định mình làm ăn có hiệu quả.

Hơn nữa, tín dụng ngân hàng với quy trình kiểm tra trước, trong và sau cho vay, giám sát chặt chẽ tiến độ và mục đích sử dụng vốn của doanh nghiệp đi đúng hướng đã chọn nhằm đạt mục tiêu lợi nhuận cao nhất. Tín dụng ngân hàng cũng góp phần buộc doanh nghiệp làm ăn theo đúng luật thông qua việc kiểm tra định kỳ báo cáo tài chính doanh nghiệp. Vì quá trình tạo ra lợi nhuận của ngân hàng có liên quan chặt chẽ đến sự sản xuất kinh doanh của doanh nghiệp nên để đảm bảo lợi ích của mình cũng như của doanh nghiệp, ngân hàng luôn cùng doanh nghiệp tháo gỡ khó khăn trong phạm vi cho phép, tư vấn cho doanh nghiệp hoạt động có hiệu quả hơn.

Chương II

Thực trạng chất lượng tín dụng đối với doanh nghiệp ngoài quốc doanh tại chi nhánh ngân hàng Công thương Thanh Xuân

Một phần của tài liệu LUẬN văn giải pháp mở rộng và nâng cao chất lượng tín dụng đối với các doanh nghiệp ngoài quốc doanh (Trang 28 - 29)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(78 trang)