Ban giám đốc Phòng kinh doanh Phòng tổ chức Phòng kiểm tra kiểm soát Phòng kế toán tài chính Phòng kinh doanh đối ngoại Phòng nguồn vốn Phòng tiền tệ kho quỹ
2.2.1. Tình hình huy động vốn :
Huy động vốn là công việc đầu tiên, là nền tảng cho những hoạt động tiếp theo của quá trình kinh doanh ngân hàng - nó thu gom những khoản tiền nhàn rỗi trong nền kinh tế. Nhờ có hoạt động huy động vốn mà ngân hàng có thể thực hiện các hoạt động khác, phản ánh trên bảng tài sản có của ngân hàng, đặc biệt là hoạt động cho vay. Với một loạt các quỹ tiết kiệm bố trí trên địa bàn một cách hợp lý, đội ngũ cán bộ cố gắng chiếm được lòng tin của khách hàng bằng phong cách giao tiếp văn minh lịch sự, song song với việc áp dụng phương thức giao dịch tức thời trên máy tính đã thu hút được khách hàng đến với ngân hàng ngày càng tăng.
Năm 2002, chi nhánh đã huy động được tổng số vốn là 1.131.931,8 triệu đồng, tăng 39,97% so với năm 2001 (808.645,25 triệu đồng) và 77,05% so với năm 2000 (639.316,33 triệu đồng). Đặc biệt, chỉ với 6 tháng đầu năm 2003, chi nhánh huy động được 1.457.399,64 triệu đồng, tăng 28,65% so với năm 2002. Với những con số này ngân hàng đã đạt được mức tăng trưởng cao trong bối cảnh hầu hết các ngân hàng thương mại đều tăng lãi suất để thu hút nguồn vốn. Nhờ có sự tăng trưởng về vốn mà ngân hàng có đủ khả năng đáp ứng mọi nhu cầu của khách hàng, đồng thời chuyển vốn về Ngân hàng Công thương Việt Nam góp phần điều hoà toàn hệ thống và tham gia thị trường vốn.
2.2.2. Tình hình sử dụng vốn :
Cùng với hoạt động huy động vốn là hoạt động sử dụng vốn - chủ yếu là hoạt động cho vay. Hiện nay kinh doanh tín dụng vẫn giữ vai trò chủ đạo, là cơ sở để tiến hành và thúc đẩy các hoạt động khác của ngân hàng phát triển. Vì vậy, ngân hàng xác định kinh doanh không chỉ là nhiệm vụ của cán bộ tín dụng mà còn là của toàn bộ ngân hàng. Các bộ phận trong ngân hàng phải kết hợp nhuần nhuyễn với nhau tạo nên một guồng máy hoạt động nhịp nhàng, ăn khớp nhằm thống nhất với mục tiêu chung là thoả mãn nhu cầu của khách hàng một cách tốt nhất.
Trong những năm qua, cùng với việc thực hiện sàng lọc nhằm nâng cao thêm một bước chất lượng dư nợ đối với khách hàng truyền thống, ngân hàng đã và đang tiếp tục công tác
tiếp thị, tìm đến những khách hàng mới, các dự án khả thi để thay đổi cơ cấu dư nợ theo chiều hướng đa dạng hoá đầu tư, giảm thiểu rủi ro.
Tổng dư nợ năm 2002 đạt 1.003.874,34 triệu đồng, tăng 37,87% so với năm 2001 (728.129,53 triệu đồng) và 137,28% so với năm 2000 (423.070,35 triệu đồng). 6 tháng đầu năm 2003, chi nhánh đạt 1.122.768,21 triệu đồng, tăng so với năm 2002 là 11,84%. Về tỉ trọng đầu tư trung - dài hạn, năm 2002 chiếm 24,89% tổng dư nợ (249.866,17 triệu đồng) so với năm 2001 là 20,21% (147.100,5 triệu đồng) và 6 tháng đầu năm 2003 là 31,31%, điều này cho thấy chi nhánh không muốn tăng quá nhanh dư nợ trung dài hạn - rủi ro lớn hơn rất nhiều so với cho vay ngắn hạn. Bên cạnh đó, chi nhánh còn cho cán bộ công nhân viên, doanh nghiệp dân doanh, hộ gia đình, cá nhân có nhu cầu kinh doanh vay cho tiêu dùng, nếu có điều kiện thật sự đảm bảo khả năng trả nợ ngân hàng.
Doanh số thu nợ 6 tháng đầu năm 2003 là 489.196,42 triệu đồng, sở dĩ doanh số thu nợ có chiều hướng giảm so với cùng kỳ năm 2002 một phần do ngân hàng chuyển dịch cơ cấu cho vay, tăng cho vay trung dài hạn.
3. Kết quả hoạt động kinh doanh :
Bảng 1 : Kết quả hoạt động kinh doanh trong những năm gần đây
Đơn vị : triệu đồng Năm Chỉ tiêu 2000 2001 2002 6 tháng đầu 2003 I. Nguồn vốn huy động 639.316,33 808.645,35 1.131.931,92 1.457.399,64
Tiền gửi dân cư 441.347,09 602.532,96 792.498,73 926.780,68
Tiền gửi doanh nghiệp 197.969,24 206.112,39 339.433,19 530.618,96
II. Sử dụng vốn
A. Tổng dư nợ 423.070,35 728.129,53 1.003.874,34 1.122.768,21
1. Phân theo thời gian
Ngắn hạn 342.385,75 495.725,29 672.297,3 663.347,11
Trung và dài hạn 80.684,6 232.404,24 331.577,04 459.421,1
2. Theo thành phần kinh tế
Quốc doanh 406.225,33 624.123,22 864.607,56 977.023,77
Ngoài quốc doanh 16.845,02 104.006,31 139.266,78 145.744,44
3. Phân theo loại tiền
VND 371.191,84 637.924,38 929.836,18 1.048.476,88 Ngoại tệ 51.878,51 90.205,15 74.037,19 74.291,33 B. Đầu tư khác C. Nợ quá hạn 4.138,99 1.235,78 0 0 III. Kết quả HĐKD 1. Tổng thu 2. Tổng chi 3. Lợi nhuận
IV. Doanh số cho vay 999.237,74 1.123.519 1.602.666,98 608.090,09
V. Doanh số thu nợ 940.679,81 818.460,78 1.326.921,2 489.196,42
Nguồn : Phòng kinh doanh Ngân hàng Công thương Thanh Xuân
2.3. Cơ chế cho vay đối với doanh nghiệp ngoài quốc doanh
2.3.1. Điều kiện vay vốn
2.3.1.1. Có năng lực pháp luật dân sự, năng lực hành vi dân sự và chịu trách nhiệm dân sự theo quy định của pháp luật, cụ thể : theo quy định của pháp luật, cụ thể :
2.3.1.1.1. Đối với khách hàng vay là pháp nhân và cá nhân Việt Nam
- Cá nhân, chủ doanh nghiệp tư nhân, đại diện của hộ gia đình, đại diện của tổ hợp tác và thành viên hợp danh của công ty hợp danh phải có năng lực pháp luật và năng lực hành vi dân sự.
2.3.1.1.2. Đối với khách hàng vay là pháp nhân và cá nhân nước ngoài :
Phải có năng lực pháp luật dân sự và hành vi dân sự theo quy định pháp luật của nước mà pháp nhân đó có quốc tịch hoặc cá nhân đó là công dân, nếu pháp luật nước ngoài đó được Bộ Luật dân sự của nước Cộng hoà xã hội chủ nghĩa Việt Nam , các văn bản pháp luật khác của Việt Nam quy định hoặc được điều ước quốc tế mà Cộng hoà xã hội chủ nghĩa Việt Nam ký kết hoặc tham gia quy định.
2.3.1.2. Có khả năng tài chính đảm bảo trả nợ trong thời hạn cam kết
2.3.1.2.1. Phải có vốn chủ sở hữu tham gia vào quá trình sản xuất, kinh doanh, dịch vụ và đời sống.
a. Cho vay ngắn hạn
Đối với pháp nhân phải có vốn chủ sở hữu tham gia vào quá trình sản xuất, kinh doanh tối thiểu 10%.
Đối với hộ gia đình, tổ hợp tác, doanh nghiệp tư nhân, cá nhân, công ty hợp danh, mức vốn chủ sở hữu tham gia trực tiếp vào phương án sản xuất kinh doanh, dịch vụ, đời sống tối thiểu bằng 20% nhu cầu vốn thực hiện phương án.
b. Cho vay trung dài hạn
Đối với từng phương án - dự án cải tiến kỹ thuật, mở rộng sản xuất, hợp lý hoá sản xuất khách hàng phải có vốn chủ sở hữu tham gia tối thiểu bằng 10% tổng mức vốn đầu tư của phương án - dự án.
Đối với từng phương án - dự án đầu tư xây dựng cơ bản mới và dự án phục vụ đời sống : khách hàng phải có vốn chủ sở hữu tham gia tối thiểu bằng 30% tổng mức đầu tư sau khi trừ phần vốn lưu động dự kiến trong tổng mức vốn đầu tư của phương án - dự án.
Giám đốc ngân hàng cho vay căn cứ vào kết quả thẩm định, mức độ rủi ro và hiệu quả của dự án vay vốn để quyết định tỉ lệ mức vốn chủ sở hữu của khách hàng tham gia vào phương án - dự án vay vốn cao hơn mức nêu trên.
Trường hợp mức vốn chủ sở hữu của khách hàng tham gia vào phương án - dự án vay vốn thấp hơn mức quy định trên, chi nhanh trình Tổng giám đốc Ngân hàng Công thương xem xét, quyết định.
2.3.1.2.2. Có tình hình tài chính lành mạnh, sản xuất kinh doanh có lãi
2.3.1.2.3. Khách hàng phải mua bảo hiểm tài sản là đối tượng vay vốn, mà theo pháp luật Việt Nam quy định phải mua bảo hiểm.
Trường hợp pháp luật không quy định phải mua bảo hiểm những xét thấy cần thiết phải đảm bảo an toàn vốn vay, Giám đốc ngân hàng cho vay xem xét quyết định khách hàng vẫn phải mua bảo hiểm. Khách hàng phải cam kết trong hợp đồng tín dụng về việc phải mua bảo hiểm đối với tài sản hình thành sau khi vay. Nếu khách hàng không thực hiện mua bảo hiểm theo cam kết trong hợp đồng thì ngân hàng cho vay được quyền chấm dứt cho vay, thu hồi nợ trước hạn, chuyển nợ quá hạn.
2.3.1.3. Mục đích sử dụng vốn vay hợp pháp
2.3.1.4. Có dự án, phương án đầu tư, sản xuất kinh doanh, dịch vụ khả thi, có hiệu quả hoặc có dự án đầu tư - phương án phục vụ đời sống kèm theo phương án trả nợ khả thi có dự án đầu tư - phương án phục vụ đời sống kèm theo phương án trả nợ khả thi
2.3.1.5. Thực hiện các quy định về bảo đảm tiền vay theo quy định của Chính phủ, hướng dẫn của Thống đốc Ngân hàng Nhà nước và văn bản chỉ đạo của Ngân hàng Công thương. của Thống đốc Ngân hàng Nhà nước và văn bản chỉ đạo của Ngân hàng Công thương.
2.3.1.6. Có trụ sở làm việc ( đối với pháp nhân ), hoặc cư trú thường xuyên - đăng ký tạm trú dài hạn ( đối với hộ gia đình, đại diện tổ hợp tác, chủ doanh nghiệp tư nhân, cá nhân, thành dài hạn ( đối với hộ gia đình, đại diện tổ hợp tác, chủ doanh nghiệp tư nhân, cá nhân, thành viên hợp danh của công ty hợp danh) cùng địa bàn tỉnh, thành phố trực thuộc Trung ương nơi ngân hàng cho vay đóng trụ sở. Trường hợp khác, chi nhánh Ngân hàng Công thương thẩm định, giải trình rõ nguyên nhân, trình Tổng giám đốc Ngân hàng Công thương Việt Nam quyết định.
2.3.1.7. Trường hợp khách hàng vay vốn là đơn vị hạch toán kinh tế phụ thuộc của pháp nhân, ngoài các điều kiện trên phải có thêm các điều kiện sau : nhân, ngoài các điều kiện trên phải có thêm các điều kiện sau :
2.3.1.7.1. Pháp nhân là doanh nghiệp Nhà nước
Đơn vị phụ thuộc phải có giấy ủy quyền vay vốn của đơn vị chính. Nội dung ủy quyền phải thể hiện rõ : mức dư nợ cao nhất, thời hạn vay vốn, mục đích vay vốn và cam kết trả nợ thay khi đơn vị phụ thuộc không trả được nợ.
Trường hợp đơn vị chính có quan hệ tiền gửi, tiền vay trong hệ thống Ngân hàng Công thương, chi nhánh Ngân hàng Công thương cho vay đơn vị chính chịu trách nhiệm thẩm định và xác định hạn mức tín dụng cao nhất cho khách hàng, trong đó chia ra hạn mức của đơn vị chính, hạn mức của đơn vị phụ thuộc và thông báo đến chi nhánh Ngân hàng Công thương cho vay đơn vị phụ thuộc. Chi nhánh Ngân hàng Công thương cho vay đơn vị phụ thuộc chịu trách nhiệm thẩm định và quyết định cho vay theo từng dự án, phương án vay của khách hàng trong phạm vi hạn mức tín dụng đã được chi nhánh Ngân hàng Công thương cho vay đơn vị chính thông báo.
Các trường hợp khác (đơn vị chính là doanh nghiệp Nhà nước không có quan hệ tiền gửi, tiền vay trong hệ thống Ngân hàng Công thương), chi nhánh Ngân hàng Công thương thẩm định, giải trình rõ nguyên nhân, trình Tổng giám đốc Ngân hàng Công thương Việt Nam quyết định.
2.3.1.7.2. Pháp nhân khác
Ngoài quy định tại điểm 1 khoản 1.7 ở trên, phải có văn bản bảo lãnh của Ngân hàng thương mại quốc doanh, Ngân hàng đầu tư phát triển, Quỹ hỗ trợ đầu tư phát triển cho vay đơn vị chính hoặc được Tổng giám đốc Ngân hàng Công thương chấp nhận bằng văn bản.
2.3.2. Phương thức và quy trình cho vay
2.3.2.1. Nguyên tắc vay vốn
- Sử dụng vốn vay đúng mục đích đã thoả thuận trong hợp đồng tín dụng
- Phải hoàn trả nợ gốc và lãi tiền vay đúng hạn đã thoả thuận trong hợp đồng tín dụng.
Mức cho vay được xác định căn cứ vào nhu cầu vay vốn của khách hàng, tỷ lệ cho vay tối đa so với giá trị tài sản đảm bảo tiền vay theo quy định về bảo hiểm tiền vay của Ngân hàng Công thương Việt Nam, khả năng hoàn trả nợ của khách hàng vay và khả năng nguồn vốn của Ngân hàng Công thương nhưng không vượt quá mức ủy quyền phán quyết cho vay của Tổng giám đốc Ngân hàng Công thương.
2.3.2.3. Phương thức cho vay :
2.3.2.3.1. Cho vay từng lần :
- Cho vay từng lần được áp dụng đối với khách hàng có nhu cầu vay vốn không thường xuyên. Mỗi lần vay vốn, khách hàng và ngân hàng cho vay làm thủ tục vay vốn cần thiết và ký kết hợp đồng tín dụng.
- Số tiền cho vay = tổng nhu cầu vốn của dự án hoặc phương án - vốn chủ sở hữu hoặc vốn tự có và vốn khác tham gia ( nếu có ).
- Mỗi hợp đồng tín dụng có thể phát tiền vay một hoặc nhiều lần phù hợp với tiến độ và yêu cầu sử dụng vốn thực tế của khách hàng. Mỗi lần nhận tiền vay, khách hàng phải lập giấy nhận nợ ( mẫu số 6 ). Trên giấy nhận nợ phải ghi thời hạn cho vay cụ thể, đảm bảo không vượt so với thời hạn cho vay ghi trên hợp đồng tín dụng. Loại tiền nhận nợ phải phù hợp với loại tiền đã được xác định trên hợp đồng tín dụng. Tiền vay được phát bằng tiền mặt hoặc chuyển khoản theo mục đích sử dụng tiền vay đã thoả thuận trong hợp đồng tín dụng.
- Ngân hàng cho vay phải quản lý chặt chẽ các khoản tiền vay của một phương án - dự án, bảo đảm tổng số tiền cho vay trên các giấy nhận nợ không được vượt quá số tiền đã ký trong hợp đồng tín dụng.
- Thu nợ gốc và lãi tiền vay :
+ Thu nợ gốc : Được tiến hành theo thoả thuận ghi trên hợp đồng tín dụng, khách hàng phải chủ động trả nợ khi đến hạn và có thể trả nợ trước hạn.
+ Tính và thu lãi : Lãi được tính và thu cùng với ngày trả nợ gốc hoặc tính và thu hàng tháng vào một ngày quy định được ghi vào hợp đồng tín dụng. Trường hợp đặc biệt, ngân hàng cho vay và khách hàng thoả thuận về thời điểm thu lãi.
- Chuyển nợ quá hạn : Đến thời điểm cuối cùng của thời hạn cho vay đã thoả thuận trong hợp đồng tín dụng, nếu khách hàng không trả được hết số nợ gốc hoặc nợ lãi và không được ngân hàng cho vay gia hạn nợ gốc hoặc nợ lãi thì chuyển toàn bộ số dư nợ gốc thực tế còn lại của hợp đồng tín dụng sang nợ quá hạn.
2.3.2.3.2. Cho vay theo hạn mức tín dụng :
- Cho vay theo hạn mức tín dụng được áp dụng đối với khách hàng có nhu cầu vay vốn thường xuyên và có đặc điểm sản xuất kinh doanh luân chuyển vốn không phù hợp với phương thức cho vay từng lần.
- Hạn mức tín dụng : Ngân hàng cho vay căn cứ vào phương án, kế hoạch sản xuất, kinh doanh, nhu cầu vay vốn của khách hàng, tỉ lệ cho vay tối đa so với giá trị tài sản bảo đảm tiền vay theo quy định của Ngân hàng Công thương, khả năng nguồn vốn của Ngân hàng Công thương để tính toán và thoả thuận với khách hàng một hạn mức tín dụng ( nhưng không được vượt quá mức ủy quyền của Tổng giám đốc Ngân hàng Công thương ) duy trì trong thời hạn nhất định hoặc theo chu kỳ sản xuất kinh doanh. Việc thoả thuận này phải được thể hiện và ký kết bằng hợp đồng tín dụng.
- Thời hạn cho vay được xác định căn cứ vào chu kỳ sản xuất kinh doanh, khả năng trả nợ của khách hàng để ghi vào hợp đồng tín dụng và từng giấy nhận nợ.
- Trong thời hạn duy trì hạn mức tín dụng, khách hàng được rút vốn phù hợp với tiến độ và yêu cầu sử dụng vốn thực tế nhưng phải đảm bảo không được vượt quá hạn mức tín dụng đã ký kết. Mỗi lần rút vốn vay, khách hàng phải lập giấy nhận nợ vớ ngân hàng, kèm theo :