Tín dụng ngân hàng góp phần hình thành cơ cấu vốn tối ưu cho

Một phần của tài liệu LUẬN văn giải pháp mở rộng và nâng cao chất lượng tín dụng đối với các doanh nghiệp ngoài quốc doanh (Trang 27 - 28)

triển - đây là nhóm khách hàng thường xuyên của ngân hàng. Với tốc độ phát triển nhanh chóng cả về số lượng và quy mô vốn các doanh nghiệp ngoài quốc doanh đã tạo ra một nhu cầu lớn cho ngân hàng cả về tín dụng và nhu cầu thanh toán sử dụng dịch vụ của ngân hàng - điều này đã tạo điều kiện cho hệ thống ngân hàng ngày càng phát triển.

Tạo thêm nguồn thu cho ngân sách Nhà nước, doanh nghiệp ngoài quốc doanh tồn tại và phát triển không ngừng là một bộ phận quan trọng đóng góp cho ngân sách Nhà nước. Thuế là nguồn chủ yếu của ngân sách Nhà nước, nguồn thu này sẽ dùng cho việc đầu tư vào các ngành mũi nhọn hoặc xây dựng cơ sở hạ tầng, giúp đỡ hỗ trợ các thành phần kinh tế yếu kém ... Phát triển kinh tế ngoài quốc doanh tạo động lực hoàn thiện bộ máy quản lý Nhà nước và hệ thống pháp luật. Sự phát triển ngày càng cao của khu vực kinh tế ngoài quốc doanh đã cho thấy sự thiếu đồng bộ, không hoàn chỉnh của hệ thống pháp luật, những bất cập của quản lý Nhà nước về kinh tế đòi hỏi phải được chuyển đổi, hoàn chỉnh và thích nghi. Thực tế trong những năm vừa qua, hệ thống pháp luật đặc biệt là pháp luật về kinh tế dần dần được hoàn chỉnh, phù hợp với nền kinh tế thị trường và đảm bảo định hướng XHCN. Hiện nay, khu vực kinh tế ngoài quốc doanh hoạt động theo sự điều chỉnh của Luật doanh nghiệp và Luật đầu tư nước ngoài (đối với các doanh nghiệp có vốn đầu tư nước ngoài). Cơ chế quản lý từng bước đổi mới, mà cụ thể là thông qua cải cách hành chính thì cơ chế “một cửa, một dấu” đã được thực hiện tạo điều kiện cho khu vực kinh tế ngoài quốc doanh phát triển.

1.4.2. Vai trò của tín dụng ngân hàng đối với doanh nghiệp ngoài quốc doanh

1.4.2.1. Tín dụng ngân hàng góp phần hình thành cơ cấu vốn tối ưu cho doanh nghiệp ngoài quốc doanh quốc doanh

Trong hoạt động sản xuất kinh doanh, cơ cấu vốn của doanh nghiệp luôn bao gồm hai nguồn cơ bản : vốn tự có và vốn đi vay. Cơ cấu vốn tối ưu là sự kết hợp hợp lý nhất các nguồn

tài trợ cho kinh doanh của một doanh nghiệp nhằm mục đích tối đa hoá giá trị thị trường của doanh nghiệp tại mức giá vốn bình quân rẻ nhất. Nếu vay vốn quá lớn thì chi phí vốn sẽ tăng, kéo theo giá thành cũng tăng và lợi nhuận giảm, đồng thời khả năng thanh toán của doanh nghiệp giảm, rủi ro tăng dần đến nguy cơ phá sản. Do đó, tỷ lệ vốn vay càng lớn, doanh nghiệp càng phải chịu sự kiểm soát sát sao và các điều kiện vay vốn chặt chẽ của ngân hàng. Tình hình đó buộc các ngân hàng và các doanh nghiệp phải cân nhắc trong việc quyết định tỷ trọng vay vốn trong tổng vốn hoạt động của doanh nghiệp, từ đó hình thành nên một cơ cấu vốn tối ưu cho kinh doanh.

Một phần của tài liệu LUẬN văn giải pháp mở rộng và nâng cao chất lượng tín dụng đối với các doanh nghiệp ngoài quốc doanh (Trang 27 - 28)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(78 trang)