Ảnh hưởng của thức ăn lên tốc độ tăng trưởng tương đối về khối lượng cá thí nghiệm

Một phần của tài liệu Ảnh hưởng của thức ăn, mật độ ương đến tỷ lệ sống và tăng trưởng của cá chuối hoa (channa maculata lacepede, 1801) giai đoạn cá giống (Trang 40 - 42)

- Hệ số chuyển hóa thức ăn (FCR: Feed Conversion Rate)

3.3.2.3. Ảnh hưởng của thức ăn lên tốc độ tăng trưởng tương đối về khối lượng cá thí nghiệm

3.3.2.3. Ảnh hưởng của thức ăn lên tốc độ tăng trưởng tương đối về khốilượng cá thí nghiệm lượng cá thí nghiệm

Ảnh hưởng của thức ăn đến tốc độ tăng trưởng tương đối về khối lượng của cá chuối hoa giống chúng tôi thu được kết quả như bảng 3.10 và hình 3.8

Bảng 3.10. Tốc độ tăng trưởng tương đối (%/ngày) về khối lượng cá thí nghiệm Giai đoạn

(Ngày nuôi) TA1 TA2 TA3

0÷15 4,094±0,054b 3,987±0,033b 3,848±0,044a

15÷30 2,280±0,008a 2,161±0,072b 2,055±0,015b

30÷45 3,245±0,068b 3,320±0,044b 2,950±0,023a

45÷60 1,833±0,032b 1,753±0,019a 2,115±0,019c

0÷60 2,863±0,003c 2,805±0,002b 2,742±0,006a

Độ lệch chuẩn đặt sau dấu (±). Các giá trị trong cùng một hàng có số mũ là chữ cái khác nhau thì có ý nghĩa khác biệt (p<0,05)

Nhìn vào số liệu trên Bảng 3.10 ta thấy, giai đoạn cá 0÷15 ngày nuôi cá có tốc độ tăng trưởng tương đối cao nhất (từ 3,848%/ ngày đến 4,094%/ngày). Cá 45 ÷ 60 ngày nuôi có tốc độ tăng trưởng tương đối thấp nhất (từ 1,753%/ngày đến 2,115%/ ngày).

Kết quả phân tích phương sai cho thấy, giữa các nghiệm thức khác nhau có ý nghĩa thống kê (p<0,05).

Ở hầu hết các giai đoạn, công thức TA1 luôn cho tốc độ tăng trưởng tương đối cao hơn TA2 và thấp nhất là TA3.Tuy nhiên, cá ở giai đoạn 45 ÷ 60 ngày nuôi thì TA3 cho tốc độ tăng trưởng tương đối cao nhất tiếp đến là TA2 và cuối cùng là TA1. Điều này chứng tỏ ở những giai đoạn phát triển cơ thể khác nhau của cơ thể sống nhu cầu về tỷ lệ các chất trong khẩu phần ăn của chúng cũng thay đổi.

Như vậy, có thể thấy thức ăn đóng vai trò quan trọng ảnh hưởng đến tăng trưởng của cá Chuối hoa cả về chiều dài và khối lượng. Khi cho cá ăn giun quế, cá tạp và thức ăn tổng hợp thì tốc độ tăng trưởng về chiều dài và khối lượng ở cá thí nghiệm cho ăn bằng giun quế là lớn nhất; tiếp đến là cá cho ăn bằng cá tạp và thấp nhất là cá cho ăn bằng thức ăn tổng hợp. Điều này có thể do giun quế là loại

thức ăn có giá trị dinh dưỡng cao và phù hợp với cá Chuối hoa ở giai đoạn ban đầu, nhưng càng ở giai đoạn giống sau thì cá tạp là thức ăn phù hợp.

Tóm lại, kết quả thí nghiệm ảnh hưởng của các loai thức ăn khi ương nuôi cá Chuối hoa giống ở mật độ 30 con/m3 cho thấy: Ở nghiệm thức sử dụng thức ăn là giun quế cho chiều dài, khối lượng và tỷ lệ sống tốt nhất, kế đến là cá sử dụng thức ăn là cá tạp. Tuy nhiên, sự khác nhau giữa TA1 và TA2 là không lớn. Cho nên tùy điều kiện ương nuôi cụ thể mà chúng ta sử dụng thức ăn phù hợp nhất mà cá sinh trưởng tốt và đạt hiệu quả kinh tế cao nhất.

Hình 3.8. Tốc độ tăng trưởng tương đối về khối lượng toàn thân cá Chuối hoa

Một phần của tài liệu Ảnh hưởng của thức ăn, mật độ ương đến tỷ lệ sống và tăng trưởng của cá chuối hoa (channa maculata lacepede, 1801) giai đoạn cá giống (Trang 40 - 42)

Tải bản đầy đủ (DOC)

(66 trang)
w