Trong thời gian ương nuôi thường xuyên vệ sinh giai 7 ngày/lần, đảm bảo giai sạch sẽ, nước lưu thông dễ dàng.
- Khẩu phần cho ăn bằng 10% khối lượng cá có trong giai.
- Định kỳ 15 ngày cân, đo một lần và kiểm tra tỷ lệ sống của cá ở các giai thí nghiệm.
2.4.2. Phương pháp thu mẫu và các chỉ tiêu đánh giá thí nghiệm
- Phương pháp thu mẫu: Mẫu giống cá chuối hoa được thu hoàn toàn ngẫu nhiên từ các giai ương trước thời điểm cho cá ăn, số lượng mẫu 30 con/ giai.
- Trước khi bố trí thí nghiệm, cá được xác định khối lượng trung bình ban đầu bằng cách cân tổng lượng cá và cân từng con (30 con) để tính trung bình khối lượng cá ở mỗi giai.
- Các chỉ tiêu đánh giá mẫu thí nghiệm
+ Tỷ lệ sống: Tỷ lệ sống của cá được xác định bằng cách đếm số cá còn lại sau mỗi lần đo sau so số cá ban đầu.
+ Tăng trưởng: Xác định tốc độ tăng trưởng trung bình, tăng trưởng tương đối và tăng trưởng tuyệt đối của chiều dài, khối lượng toàn phần.
2.4.3. Phương pháp xác định các chỉ tiêu nghiên cứu2.4.3.1. Xác định các chỉ tiêu môi trường 2.4.3.1. Xác định các chỉ tiêu môi trường
+ Nhiệt độ: Dùng nhiệt kế thủy ngân. Đo 2 lần/ngày vào lúc 6 giờ và 14 giờ.
+ pH: Dùng Test Kit để đo pH. Đo pH 2 lần/ngày vào 6 giờ và 14 giờ. + Hàm lượng oxy hòa tan (DO): Dùng Test Kit để đo DO 2 lần/ngày vào 6 giờ và 14 giờ.
2.4.3.1.1 Xác định các chỉ tiêu về tỉ lệ sống
Tỷ lệ sống của cá thí nghiệm được xác định theo công thức:
Tỷ lệ sống (%) = Tổng số cá khi thu được (con) × 100
Tổng số cá đưa vào ương nuôi (con)
2.4.3.1.2. Xác định các chỉ tiêu về tốc độ tăng trưởng
Trong thời gian thí nghiệm, chế độ chăm sóc và quản lý tương tự nhau. Định kỳ 15 ngày/ lần tiến hành thu mẫu kiểm tra tỷ lệ sống và tốc độ tăng trưởng của cá.
Các công thức tính toán và xử lý số liệu: