- Hệ số chuyển hóa thức ăn (FCR: Feed Conversion Rate)
3.4. Hệ số chuyển hóa thức ăn của cá Chuối hoa ở thí nghiệm thức ăn
Hệ số chuyển hóa thức ăn (FCR) là một chỉ tiêu quan trọng để đánh giá chất lượng thức ăn và khả năng quản lý thức ăn của người nuôi. Vì vậy hệ số chuyển hóa thức ăn trong nuôi trồng thủy sản ảnh hưởng rất lớn đến hiệu quả kinh tế sản xuất [32]. FCR càng thấp thì chi phí sản xuất càng thấp, hơn nữa môi trường nuôi ít bị ảnh hưởng do thức ăn thừa. Sau khi kết thúc thí nghiệm chúng tôi đã xác định khối lượng cá thu được trừ khối lượng cá thả ban đầu và khối lượng thức ăn tiêu tốn để xác định FCR trong đợt thí nghiệm.
Hệ số chuyển hóa thức ăn của cá Chuối hoa trong quá trình thí nghiệm ảnh hưởng của các loại thức ăn được thể hiện ở bảng sau:
Bảng 3.11. Hệ số chuyển hóa thức ăn của cá Chuối hoa với các thức ăn khác nhau
Chỉ tiêu Công thức thức ăn
TA1 TA2 TA3
Lượng thức ăn sử dụng (g) 4909 4200 3173
Khối lượng cá tăng (g) 1213,36 1017,1 730,79
FCR 4,05 4,13 4,34
Các kết quả thu được trên Bảng 3.11 cho thấy, hệ số chuyển đổi thức ăn FCR cao nhất ở TA3 đạt (4,34), tiếp theo là TA2 (4,13) và thấp nhất là TA1 (4,05).
Tóm lại, FCR thấp nhất được tìm thấy ở nghiệm thức sử dụng thức ăn là giun quế (TA1) so với các nghiệm thức sử dụng thức ăn còn lại trong thí nghiệm. Đồng thời, nghiệm thức sử dụng thức ăn giun quế cũng cho tốc độ tăng trưởng cao nhất. Do đó, chúng tôi có thể khẳng định giun quế là thức ăn thích hợp cho việc ương nuôi cá Chuối hoa giống nhằm nâng cao tốc độ sinh trưởng và tỷ lệ sống cho cá.