Ảnh hưởng của thức ăn lên tăng trưởng tuyệt đối về chiều dài của cá thí nghiệm

Một phần của tài liệu Ảnh hưởng của thức ăn, mật độ ương đến tỷ lệ sống và tăng trưởng của cá chuối hoa (channa maculata lacepede, 1801) giai đoạn cá giống (Trang 33 - 35)

- Hệ số chuyển hóa thức ăn (FCR: Feed Conversion Rate)

3.3.1.2.Ảnh hưởng của thức ăn lên tăng trưởng tuyệt đối về chiều dài của cá thí nghiệm

Các số liệu trên Bảng 3.4 cho thấy cá chuối hoa ở TA1 có tăng trưởng về chiều dài thân luôn lớn hơn so với cá ở TA2 và TA3.

Kết quả phân tích Anova một nhân tố với phép thử Turkey cho thấy có sự sai khác có ý nghĩa về mặt thống kê (p<0,05) về chiều dài trung bình của các thí nghiệm, tuy nhiên ở 30 ngày nuôi thì công thức TA2 và TA3 không có sự khác nhau về mặt thống kê (p>0,05) nhưng so với công thức TA1 lại có sự sai khác về mặt thống kê.

Với các kết quả trên cho thấy, thức ăn đã có ảnh hưởng đến tăng trưởng tích lũy chiều dài thân của cá Chuối hoa giống ở cùng mật độ ương nuôi là 30 con/m3.

3.3.1.2. Ảnh hưởng của thức ăn lên tăng trưởng tuyệt đối về chiều dài của cáthí nghiệm thí nghiệm

Quá trình bố trí thí nghiệm về các loại thức ăn ngoài việc tìm ra loại thức ăn phù hợp cũng như có ảnh hưởng đến quá trình phát triển về chiều dài thân của cá tôi cũng đã đánh giá tốc độ tăng trưởng tuyệt đối của cá Chuối hoa giống, các kết quả thu được thể hiện qua Bảng 3.5 và Hình 3.4.

Bảng 3.5. Ảnh hưởng của thức ăn lên tăng trưởng tuyệt đối(cm/ngày) về chiều dài của cá thí nghiệm

Giai đoạn

(Ngày nuôi) TA1 TA2 TA3

0÷15 1,467±0,021c 1,067±0,064b 0,743±0,071a

15÷30 0,723±0,064b 0,523±0,015a 0,467±0,042a

30÷45 0,933±0,058a 1,063±0,075b 1,217±0,055b

45÷60 0,333±0,046b 0,133±0,086a 0,160±0,053a

0÷60 0,086±0,000c 0,066±0,000b 0,051±0,001a

Độ lệch chuẩn đặt sau dấu (±). Các giá trị trong cùng một hàng có số mũ là chữ cái khác nhau thì có ý nghĩa khác biệt (p<0,05)

Các số liệu trên Bảng 3.5 cho thấy, ở giai đoạn 0 ÷ 15 ngày nuôi thì TA1 cho tốc độ tăng trưởng tuyệt đối cao nhất (1,476cm/ngày) rồi đến TA2 (1,067cm/ngày) cuối cùng là TA3(0,743cm/ngày). Cá giữa 3 lô thí nghiệm đều có sự khác nhau rõ ràng (p<0,05). Tuy nhiên, ở các giai đoạn còn lại, thì giữa công thức TA1 với công thức TA2 và TA3 có sự khác nhau về mặt thống kê nhưng giữa công thức TA2 và TA3 lại không có sự khác nhau về mặt thống kê (p>0,05).

Ở giai đoạn 30 ÷ 45 ngày nuôi thì TA3 lại cho tăng trưởng tuyệt đối về chiều dài lớn nhất rồi đến TA2 cuối cùng là thức ăn 1, do khi chuyển sang giai đoạn này nhiệt độ có tăng lên so với giai đoạn trước làm ảnh hưởng đến khẩu phần thức ăn của cá từ đó ảnh hưởng đến tốc độ tăng trưởng của cá ở các loại thức ăn.

Tuy nhiên, cả giai đoạn 0 ÷ 60 ngày nuôi tốc độ tăng trưởng tuyệt đối về chiều dài thân của cá thí nghiệm vẫn cao nhất là TA1 và thấp nhất là ở nghiệm thức TA3. Các công thức khác nhau có sự khác nhau về mặt thống kê (p<0,05).

Như vậy, các giai đoạn khác nhau thì tốc độ tăng trưởng tuyệt đối về chiều dài thân của cá khác nhau.

Kết quả nghiên cứu về cá lóc đen của Tạ Quang Sáng khi cho ăn bằng cá biển tươi xay nhuyễn thì ở giai đoạn 0 ÷ 15 ngày nuôi tốc độ tăng trưởng tuyệt đối về chiều dài toàn thân của cá lóc đen là 0,188 cm/ngày còn giai đoạn 15÷30 ngày nuôi là 0,104 cm/ngày [25]. Theo Nguyễn Ngọc Lan (2004), giai đoạn còn nhỏ cá lóc bông tăng nhanh về chiều dài, từ 3 tháng tuổi trở đi cá tăng trưởng nhanh về khối lượng hơn chiều dài.

Hình 3.4. Tốc độ tăng trưởng tuyệt đối về chiều dài cá thí nghiệm qua các giai đoạn (cm/ngày)

Một phần của tài liệu Ảnh hưởng của thức ăn, mật độ ương đến tỷ lệ sống và tăng trưởng của cá chuối hoa (channa maculata lacepede, 1801) giai đoạn cá giống (Trang 33 - 35)