Các yếu tố môi trường trong quá trình thí nghiệm

Một phần của tài liệu Ảnh hưởng của thức ăn, mật độ ương đến tỷ lệ sống và tăng trưởng của cá chuối hoa (channa maculata lacepede, 1801) giai đoạn cá giống (Trang 28 - 29)

- Hệ số chuyển hóa thức ăn (FCR: Feed Conversion Rate)

3.1.Các yếu tố môi trường trong quá trình thí nghiệm

Chất lượng nước đóng vai trò quan trọng trong nuôi trồng thủy sản. Sự sống, sinh trưởng và phát triển, sinh sản của các loài động vật dưới nước có phụ thuộc rất lớn vào các yếu tố môi trường.

Các yếu tố môi trường nước như: nhiệt độ, pH, DO là những thông số cơ bản để đánh giá sơ bộ mức độ phù hợp của chất lượng nước trong ao hồ với sự sinh trưởng và phát triển của đối tượng nuôi, từ đó đưa ra biện pháp quản lý chất lượng nước phù hợp giúp nuôi thủy sản sinh trưởng và phát triển tốt.

Bảng 3.1. Các yếu tố môi trường trong quá trình thí nghiệm Chỉ tiêu

Thời gian Nhiệt độ (

0C) pH DO (mg/l)

Sáng 25,5 ± 2,119 7,21 ± 0,308 4,55 ± 0,561

Chiều 26,7 ± 2,271 7,35 ± 0,289 4,82 ± 0,587

Min ChiềuSáng 2221 6,36,5 3,23,5

Max ChiềuSáng 3031 7,88,0 5,65,8

Kết quả nghiên cứu cho thấy (Bảng 3.1 và Hình 3.1), nhiệt độ trong quá trình thí nghiệm dao động 22 ÷ 30oC (trung bình 25,5 ÷ 26,7). Biến động nhiệt độ trong ngày là không lớn. Theo Dương Nhựt Long (2006)[17] nhiệt độ thích hợp cho quá trình sống của cá dao động từ 20 ÷ 350C, khi nhiệt độ dưới 150C sinh trưởng chậm, trên 200C sinh trưởng nhanh. Như vậy, nhiệt độ trên phù hợp để cá phát triển.

pH là một yếu tố môi trường quan trọng nó ảnh hưởng trực tiếp và gián tiếp lên tốc độ tăng trưởng và tỷ lệ sống của cá lóc. pH thích hợp nhất của cá lóc là từ 6,5 ÷ 8,0 nhưng chúng có thể sống ở pH cao hơn. Theo Boyd (1998)[32] thì giới hạn pH thích hợp cho nuôi thủy sản trong khoảng 6,5 ÷ 9,0. Qua theo dõi biến động pH trong quá trình ương, pH trung bình giữa buổi sáng và buổi chiều 7,21 ÷ 7,35 (Bảng 3.1). Giá trị này được xem là phù hợp cho sinh trưởng và phát triển của các loài thủy sản (Boyd, 1998) [32].

Oxy hòa tan chủ yếu biến động theo ngày, buổi chiều thường cao hơn buổi sáng. Nhiệt độ càng cao thì nồng độ oxy hòa tan càng giảm. Nguyên nhân chủ yếu do quá trình quang hợp của thực vật thủy sinh. Kết quả theo dõi hàm lượng oxy trong nước trong quá trình thí nghiệm cá Chuối hoa giống đạt trung bình giữa buổi sáng và buổi chiều trong khoảng 4,55 ÷ 4,82 mg/l. Hàm lượng oxy hòa tan phù hợp với sự phát triển của cá.

Một phần của tài liệu Ảnh hưởng của thức ăn, mật độ ương đến tỷ lệ sống và tăng trưởng của cá chuối hoa (channa maculata lacepede, 1801) giai đoạn cá giống (Trang 28 - 29)