Sử dụng các thiết bị tự động trong lưới cung cấp

Một phần của tài liệu Nghiên cứu ảnh hưởng của nhà máy điện gió đến độ tin cậy của lưới điện phân phối (Trang 43 - 46)

Để nâng cao ĐTC, đảm bảo cung cấp điện liên tục và an toàn người ta sử dụng một số các thiết bị tự động như: tự động đóng lại, tự động đóng dự trữ, tự động giảm tải sự cố theo tần số, tự động điều chỉnh điện áp v.v...

chọn thiết bị, hình thức bảo vệ, trình độ vận hành và khai thác các thiết bị tự động v.v...

Tự động đóng lại

Thực chất của TĐL là khi một phần tử của hệ thống cung cấp điện bị tự động cắt ra, sau một thời gian xác định lại được đóng trở lại vào điện áp (nếu như không bị cấm đóng trở lại) và nếu như nguyên nhân làm cho phần tử bị cắt ra không còn nữa thì phần tử có thể tiếp tục làm việc. Theo yêu cầu liên tục cung cấp điện và điều kiện tự khởi động của động cơ thì thời gian đóng trở lại càng ngắn càng tốt. Song thời gian đó phải đủ lớn để các rơle bảo vệ trở lại vị trí ban đầu và đảm bảo điều kiện khử ion tại điểm ngắn mạch. Có như vậy khi thiết bị được đóng trở lại, điện áp được phục hồi, hồ quang tại chỗ ngắn mạch không tiếp tục phát sinh nữa. Thông thường đối với mạng trung và hạ áp thời gian đóng lại được lấy bằng 0,3 s. Như vậy là khá nhanh so với thao tác bằng tay, hơn nữa thiết bị TĐL còn tránh được các nhầm lẫn do nhân viên vận hành nên có thể nâng cao ĐTC cung cấp điện rõ rệt.

Trong số những nguyên nhân gây nên hư hỏng không duy trì ở các phần tử hệ thống cung cấp điện có thể kể đến: phóng điện chuỗi sứ khi quá điện áp khí quyển, dây dẫn chạm nhau khi đung đưa hoặc lúc gió to, đường dây và thanh góp bị ngắn mạch bằng những vật khác nhau, đường dây và MBA bị cắt ra do bảo vệ rơle làm việc không chọn lọc v.v... Vì vậy, TĐL có thể sử dụng với hiệu quả cao đối với các đường dây trên không, các phân đoạn hoặc hệ thống thanh góp, các động cơ và MBA làm việc riêng lẻ.

Thiết bị TĐL được phân ra loại tác động một lần và nhiều lần, khi tăng số lần tác động của TĐL hiệu quả không tăng tỷ lệ với số lần tác động, ngoài ra khi TĐL không thành công sẽ ảnh hưởng xấu đến tuổi thọ của MC và ổn định của hệ thống. TĐL nhiều lần có thể sử dụng trên các đường dây trên không với một nguồn cung cấp có chiều dài lớn (trên 10 km) và làm việc riêng lẻ, cung cấp cho hộ tiêu thụ loại II và III, khi ở trạm không có tự động đóng nguồn dự phòng và MC ở đó có thể làm việc được trong điều kiện TĐL nhiều lần.

Tự động đóng dự phòng

Một trong những biện pháp để nâng cao ĐTC cung cấp điện là đặt các phần tử dự phòng trong hệ thống cung cấp điện. Để đưa các phần tử dự phòng vào làm việc nhanh chóng và an toàn thường đặt các thiết bị tự động đóng dự phòng. Trong trường hợp này khi nguồn làm việc bị cắt ra thì thiết bị TĐD sẽ đóng nguồn cung cấp dự phòng. TĐD hoặc thiết bị dự phòng được sử dụng trong trường hợp khi thiệt hại do gián đoạn cung cấp điện gây ra cao hơn giá tiền đặt thiết bị TĐD.

TĐD của nguồn cung cấp và thiết bị đường dây, MBA, máy phát, thanh góp, các phân đoạn và hệ thống thanh cái, động cơ điện thường xảy ra sau khi có bất kỳ dạng bảo vệ nào tác động hay MC điện tự cắt ra. Thời gian đóng dự phòng thường được chỉnh định trong khoảng 0,5-1,5s. Nếu chỉnh định thời gian lớn hơn nữa thì các động cơ tự khởi động sẽ bị khó khăn

T§D

T§D

T§D

Hình 1.15. Các hình thức đặt thiết bị tự động đóng dự trữ (TĐD): a) TĐD MC phân đoạn; b) TĐD MBA.

TĐD MC phân đoạn: bình thường hai đường dây, hai MBA làm việc riêng rẽ, MC phân đoạn mở. Khi một đường dây, một MBA bị sự cố thì nó được cắt ra và thiết bị TĐD đóng MC phân đoạn để cung cấp cho thanh cái bị mất điện. Hình thức TĐD MBA: bình thường MBA dự trữ không làm việc, chỉ khi MBA làm việc bị sự cố phải cắt ra, thiết bị TĐD đóng MBA dự trữ vào vận hành.

Ở mạng điện áp thấp người ta thường dùng TĐD thiết bị đóng cắt phân đoạn, đường dây liên lạc hoặc động cơ, thiết bị đóng cắt thường là áptômát hoặc côngtăctơ.

Hình 1.16. TĐD thiết bị đóng cắt phân đoạn ở mạng điện áp thấp

Một phần của tài liệu Nghiên cứu ảnh hưởng của nhà máy điện gió đến độ tin cậy của lưới điện phân phối (Trang 43 - 46)