Tăng cường dự phòng bằng sơ đồ kết dây

Một phần của tài liệu Nghiên cứu ảnh hưởng của nhà máy điện gió đến độ tin cậy của lưới điện phân phối (Trang 46 - 47)

LPP hiện nay thường là LPP hình tia có phân nhánh, ĐTC cung cấp điện thấp. Để tăng ĐTC của lưới cần phải sử dụng sơ đồ có khả năng chuyển đổi kết dây linh hoạt nhằm hạn chế thấp nhất khả năng ngừng điện cho phụ tải.

 Sơ đồ sử dụng đường dây kép

Hai đường dây cung cấp điện cho phụ tải, bình thường hai đường dây có thể vận hành song song hoặc độc lập. Khi sự cố một đường dây, đường dây còn lại cấp điện cho toàn bộ phụ tải. Như vậy khả năng tải của mỗi đường dây phải đảm bảo được toàn bộ phụ tải khi một đường dây bị sự cố.

Sơ đồ này cho ĐTC cao nhưng phải chi phí đầu tư khá lớn, chỉ thích hợp cho những phụ tải quan trọng không được phép mất điện.

 Sơ đồ kín vận hành hở

LPP kín vận hành hở gồm nhiều nguồn và nhiều phân đoạn đường dây tạo thành lưới kín nhưng khi vận hành thì các MC phân đoạn cắt ra tạo thành lưới hở. Khi một đoạn ngừng điện thì chỉ phụ tải phân đoạn đó mất điện, các phân đoạn khác chỉ mất điện tạm thời trong thời gian thao tác sau đó lại được cấp điện bình thường.

Sơ đồ này có ưu điểm là chi phí đầu tư không cao, có thể áp dụng cho hệ thống phân phối điện, nhưng còn tuỳ thuộc vào tình hình nguồn điện của từng khu vực.

Sơ đồ lưới có phân đoạn

Sơ đồ lưới hình tia có phân đoạn được dùng phổ biến hiện nay vì có chi phí thấp, sơ đồ đơn giản, có thể áp dụng rộng rãi, nhưng ĐTC chưa cao. Thiết bị phân đoạn có thể là MC điện, DCL, cầu dao phụ tải.

Khi xảy ra sự cố một phân đoạn chỉ những phân đoạn phía sau nó mất điện, các phân đoạn trước nó ( về phía nguồn ) chỉ bị mất điện tạm thời trong thời gian thao tác.

Số lượng và vị trí đặt các thiết bị phân đoạn cũng ảnh hưởng đến thời gian mất điện của phụ tải, do đó phải tính toán và lựa chọn cho từng lưới điện cụ thể. Kinh nghiệm vận hành cho thấy để giảm điện năng bị mất do bảo dưỡng định kỳ và do sự cố thì cần nhiều thiết bị phân đoạn trên đường dây, vị trí đặt các thiết bị phân đoạn chia đều chiều dài đường dây. Nhưng việc lắp đặt quá nhiều thiết bị phân đoạn sẽ làm tăng vốn đầu tư, tăng phần tử sự cố trên lưới.

Sơ đồ được sử dụng hiệu quả hơn nếu kết hợp với các phần tử tự động đóng lại, điều khiển từ xa…do đó có thể loại trừ nhanh ảnh hưởng của sự cố thoáng qua và rút ngắn thời gian thao tác trên lưới, nhờ thế ĐTC của LPP được nâng lên đáng kể. Nhưng vốn đầu tư khá lớn nên việc sử dụng các thiết bị này cần so sánh tổn thất do mất điện và chi phí đầu tư.

Một phần của tài liệu Nghiên cứu ảnh hưởng của nhà máy điện gió đến độ tin cậy của lưới điện phân phối (Trang 46 - 47)