Mô hình ĐTC của các loại nguồn truyền thống

Một phần của tài liệu Nghiên cứu ảnh hưởng của nhà máy điện gió đến độ tin cậy của lưới điện phân phối (Trang 57 - 59)

Với các loại nguồn phân tán truyền thống( thủy điện nhỏ, MF diesel..) để mô tả các trạng thái hoạt động của chúng người ta mô hình hai trạng thái, trạng thái hoạt động và ngừng hoạt động. Mô hình đơn lẻ của một MF được thể hiện trong Hình 2.7.

Hình 2.7. Mô hình ĐTC MF truyền thống

Các phần tử của HTCCĐ trong vận hành đều có thể bị hỏng bất ngờ. Khả năng này được đặc trưng bởi cường độ hỏng hóc trung bình λ. Mặt khác, cường độ phục hồi µ đặc trưng cho khả năng đưa phần tử từ trạng thái hỏng hóc về trạng thái làm việc.

Trong một số trường hợp, mô hình MF còn được biểu diễn thông qua đại lượng công suất sẵn sàng và xác suất xảy ra các trường hợp công suất khác nhau. Xét với hệ thống có nhiều phần tử, lượng công suất sẵn sàng sẽ chia ra theo nhiều mức tùy theo độ sẵn sàng của mỗi phần tử. Ví dụ với hệ thống có 2 phần tử phát, ta

có bảng thống kê các trạng thái công suất phát tương ứng với xác suất của từng trạng thái.

Trạng

thái MF 1 MF 2 Công suất phát Công suất giảm

Xác suất trạng thái 1 Tốt Tốt P1 + P2 0 (1-F1).(1-F2) 2 Tốt Hỏng P1 P2 (1-F1).F2 3 Hỏng Tốt P2 P1 F1.(1-F2) 4 Hỏng Hỏng 0 P1 + P2 F1.F2 F1- xác suất hỏng hóc của MF 1 F2- xác suất hỏng hóc của MF 2

Bảng 2.4. Bảng thống kê các trạng thái công suất phát tương ứng xác suất xảy ra từng trạng thái

Với mô hình của các phần tử phát như trên có thể kết hợp so sánh với mô hình công suất phụ tải để đưa ra các đánh giá xác suất sự cố thiếu điện trên các phụ tải. Do xác suất xảy ra sự cố phân bố đều theo thời gian nên các tính toán so sánh công suất cần được thực hiện với toàn bộ thời gian theo biểu đồ phụ tải ngày tự nhiên. Tuy nhiên, với mục đích xác định khoảng thời gian tổng bị thiếu công suất, có thể tính toán gần đúng theo biểu đồ thời gian kéo dài của biểu đồ phụ tải ngày. Hơn nữa, để quy ra chỉ tiêu ĐTC năm, cũng có thể xây dựng biểu đồ công suất phụ tải năm tương đương, bằng cách nhân thời gian với số ngày trong năm.

Tuy nhiên, mô hình 2 trạng thái như trên khi mô tả các trạng thái hoạt động của MF nguồn điện gió sẽ không còn chính xác do công suất phát của MF nguồn điện gió phụ thuộc vào tốc độ gió, trong khi đó tốc độ gió luôn thay đổi ngẫu nhiên. Vì vậy để mô tả chính xác các trạng thái hoạt động của nguồn điện gió, cần mô tả được sự ngẫu nhiên của tốc độ gió thông qua mô hình tốc độ gió, tiếp theo xây dựng mô hình công suất phát của MF gió dựa trên mô hình tốc độ gió.

P(MW) t P 0 T 24h P max min max

Hình 2.8. Đồ thị phụ tải ngày theo thời gian

Một phần của tài liệu Nghiên cứu ảnh hưởng của nhà máy điện gió đến độ tin cậy của lưới điện phân phối (Trang 57 - 59)