Giải pháp chung

Một phần của tài liệu Nghiên cứu ảnh hưởng của nhà máy điện gió đến độ tin cậy của lưới điện phân phối (Trang 40 - 41)

Mỗi khách hàng có đặc điểm hoạt động, sản xuất, quy trình công nghệ khác nhau nên mức độ thiệt hại do mất điện cũng khác nhau. Do vậy mà yêu cầu mức ĐTC cung cấp điện cũng khác nhau. Ngoài những đặc điểm riêng của từng khách hàng, các đặc điểm chung có ảnh hưởng tới mức độ thiệt hại gồm có : thời gian mất điện, thời điểm mất điểm, lượng công suất mất, mất điện có kế hoạch hay mất điện đột xuất...Để giải quyết vấn đề ĐTC cung cấp điện cho các khách hàng, trước tiên cần thực hiện các bước sau :

a. Phân loại các hộ phụ tải theo mức ĐTC cung cấp điện trên cơ sở đó thiết kế

lưới điện

Theo cách phân loại phụ tải cũ thì các phụ tải được phân loại thành các hộ loại 1, loại 2 và loại 3. Đối với loại 1 cần phải cung cấp điện bằng 2 đường dây song song, đối với hộ loại 3 thì chỉ cấn 1 đường dây còn đối với hộ loại 2 thì phải so sánh cân nhắc xem nên dùng 2 đường dây hay 1 đường dây.

Phương pháp này khi sử dụng cũng có nhiều rắc rối đặc biệt trong cơ chế thị trường như hiện nay. Việc đưa chi phí do mất điện vào nhằm so sánh kinh tế sẽ khó khăn và không hợp lý và không bám sát yêu cầu ĐTC phía phụ tải.

Như vậy việc phân loại phụ tải phải theo mức độ yêu cầu tin cậy cung cấp điện. Để có thể phân loại một cách hợp lý nhất, cần một sự điều tra tương đối chính xác và có tính toàn diện các thiệt hại mất điện của các loại phụ tải khác nhau.Tuỳ mức độ công nghiệp hoá của nền sản xuất quốc dân mà việc phân loại cũng khác nhau, vì thường thiệt hại do mất điện ở lĩnh vực công nghiệp là lớn nhất, một đất nước có nền công nghiệp càng phát triển thì thiệt hại do mất điện càng lớn.

b. Lập chi phí do mất điện, đưa vào quy hoạch chỉ tiêu chi phí do mất điện

Theo cách này, HTĐ lập ra giá tiền tổn thất kinh tế do mất điện (giá mất điện). Đây là giá trung bình cho 1 kWh điện năng không được cung cấp cho khách hàng. Giá này tính theo giá mất điện thực của phụ tải và khả năng của HTĐ.

Giá tiền mất điện này được tính cho các cấp lưới điện khác nhau hoặc là cho các loại phụ tải khác nhau. Giá này được đưa vào hàm mục tiêu khi thiết kế lưới điện. Phương án lưới điện tối ưu theo hàm mục tiêu này sẽ đáp ứng được yêu cầu của phần lớn khách hàng và chấp nhận được đối với bản thân HTĐ .

Ví dụ : Nếu dùng hàm mục tiêu này để thiết kế LPP điện thì lưới điện sẽ có

cấu trúc kín vận hành hở chứ không phải cấu trúc hình tia. Nếu không tính đến ĐTC thì cấu trúc hình tia là rẻ nhất nhưng ĐTC rất thấp. Giá mất điện càng cao thì cấu trúc lưới điện càng phức tạp và phải áp dụng tự động hoá cao.

Có thể có nhiều loại giá mất điện cho các loại phụ tải khác nhau. Như vậy lưới điện cung cấp cho các loại phụ tải khác nhau được thiết kế khác nhau. Kinh tế càng phát triển thì dẫn đến các phụ tải cùng loại thường tập trung đông ở một khu vực nhất định, và được cung cấp điện bằng lưới điện riêng.

Một phần của tài liệu Nghiên cứu ảnh hưởng của nhà máy điện gió đến độ tin cậy của lưới điện phân phối (Trang 40 - 41)