Để tăng cường ĐTC cung cấp điện, chẳng hạn theo chỉ tiêu giảm xác suất hỏng hóc của hệ thống có thể tạo nên độ dôi về cấu trúc. Hệ thống có thêm những phần tử dôi gọi là hệ thống có dự phòng. Theo phương pháp nối các phần tử dự phòng người ta phân chia ra dự phòng cố định và dự phòng thay thế.
Dự phòng cố định (Hình 1.13): các phần tử dự phòng được nối song
song cố định với các phần tử làm việc trong suốt thời gian công tác của hệ thống. Tất cả các phần tử được nối cố định, trong quá trình hỏng hóc không xảy ra đổi nối trong hệ thống và phần tử bị hỏng hóc xem như là được tự động ngắt ra khỏi hệ thống.
Hình 1.13. Sơ đồ dự phòng cố định (liên tục)
Phương pháp dự phòng này có ưu điểm là đơn giản và không làm gián đoạn công việc của hệ thống. Nhược điểm của phương pháp dự phòng này là các phần tử dự phòng sẽ bị hao mòn vì cũng phải chịu tác động của tải cho dù có thể ít hơn trong suốt quá trình làm việc.
Dự phòng thay thế : Khi xảy ra hư hỏng phần tử làm việc bị hỏng sẽ
được cắt ra và thay vào bằng phần tử dự phòng. Thao tác này có thể tự động hoặc bằng tay.
Trước khi được đưa vào làm việc các phần tử dự phòng có thể ở trạng thái mang tải nhẹ hoặc không mang tải để bảo toàn năng lực của các phần tử dự phòng và nâng cao ĐTC chung của hệ thống.
0 1 m Hình 1.14. Sơ đồ dự phòng thay thế 0 1 m
Ngoài ra để thay thế bất kỳ một phần tử công tác đồng loại này, có thể sử dụng một hoặc một số phần tử dự phòng. Dự phòng bằng phương pháp thay thế đòi hỏi một số thiết bị để kiểm tra trạng thái của các phần tử, để cắt các phần tử bị hỏng ra khỏi hệ thống và đưa các các phần tử dự phòng vào làm việc. Nhóm thiết bị này được người ta gọi chung là thiết bị đổi nối.
Để tăng ĐTC của hệ thống có thể tổ chức dự phòng chung cho toàn hệ thống hoặc dự phòng riêng cho từng phần tử trong hệ thống. ĐTC của hệ thống có dự phòng phụ thuộc và số phần tử dự phòng m đối với một phần tử công tác. Số m gọi là bội số dự phòng