Trong công tác quy hoạch – thiết kế

Một phần của tài liệu Nghiên cứu ảnh hưởng của nhà máy điện gió đến độ tin cậy của lưới điện phân phối (Trang 38 - 39)

 Thiết kế hệ thống nguồn điện có mức dự trữ cao.

 Dự trữ có kế hoạch nguồn năng lượng sơ cấp : nước, than, khí...Dựa trên các số liệu từ công tác dự báo phụ tải, dự báo nguồn ( thủy điện ) cần xây dựng kế hoạch dự trữ năng lượng sơ cấp hợp lý.

 Dự trữ công suất nguồn, công suất MBA, khả năng tải của các đường dây về phát nóng và tổn thất điện áp.

 Dự trữ về mặt thiết bị dự phòng thay thế.

 Ngoài ra, tăng khả năng huy động nguồn cấp phía phụ tải có sẵn ( máy phát diesel ) trong giờ cao điểm và sự cố. Có chính sách huy động các dạng nguồn này vì sẽ giảm áp lực nguồn cho phía các nhà máy.

 Thiết kế lưới hệ thống có ĐTC rất cao.

 Cấu trúc lưới hệ thống sử dụng dạng mạch vòng kín, nhiều lộ song song

 Tăng cường giám sát thông qua hệ thống SCADA. Sử dụng hệ thống bảo vệ rơle có độ chọn lọc tuyệt đối và tác động nhanh nhằm cách ly khu vực sự cố nhanh nhất.

 Thiết kế lưới truyền tải và phân phối có mức tin cậy cao

 Cấu hình lưới linh hoạt, có khả năng hỗ trợ nhau linh hoạt ( đường dây trên không mạch vòng, mạch kép, trạm 2 MBA...), có độ dự trữ sơ đồ cao và có khả năng thích ứng nhanh với mọi tình huống vận hành.

 Sử dụng các thiết bị bảo vệ rơle, thiết bị điều khiển, tự động chống sự cố tác động nhanh, chính xác. Tăng cường tự động hóa các hệ thống đo đếm, giám sát phát hiện sự cố và tiền sự cố.

 Sử dụng các thiết bị điện có chất lượng cao đặc biệt với các công trình xây dựng cơ bản mới và ở các nút, mạch quan trọng.

Một phần của tài liệu Nghiên cứu ảnh hưởng của nhà máy điện gió đến độ tin cậy của lưới điện phân phối (Trang 38 - 39)