1.3.1. Khái niệm
BGĐT là một sản phẩm cụ thể để GV tiến hành tổ chức bài lên lớp mà ở đó toàn bộ kế hoạch hoạt động dạy học đều thực hiện thông qua môi trƣờng multimedia do máy tính tạo ra.
Multimedia đƣợc hiểu là đa phƣơng tiện, đa môi trƣờng, đa truyền thông. Trong môi trƣờng multimedia, thông tin đƣợc truyền dƣới các dạng: văn bản, đồ họa, ảnh động, ảnh tĩnh, âm thanh và phim video.
Đặc trƣng cơ bản nhất của BGĐT là toàn bộ kiến thức của bài học, mọi hoạt động điều khiển của GV đều đƣợc multimedia hóa.
1.3.2. Một số đặc trƣng của bài giảng điện tử
BGĐT là một chƣơng trình hỗ trợ đồng thời cho hoạt động dạy của thầy và hoạt động học của trò. Sự hỗ trợ đấy tạo điều kiện thuận lợi để GV có thể tổ chức và điều khiển tốt hoạt động nhận thức của SV, để SV phát huy đƣợc tính tích cực, độc lập, sáng tạo chiếm lĩnh tri thức hình thành kỹ năng, kỹ xảo.
27
Nội dung BGĐT bao gồm hệ thống các tri thức đƣợc trình bày dƣới dạng văn bản (những sự giải thích, minh họa, chỉ dẫn, các câu hỏi và câu trả lời), tranh, ảnh, hình vẽ, phim, biểu bảng, biểu đồ, đồ thị. Những văn bản, tranh ảnh … đó lần lƣợt xuất hiện theo tiến trình giảng dạy nhờ vào thao tác đơn giản (nháy chuột trái). Nhờ vậy, GV đƣợc giảm nhẹ việc thuyết giảng, tiếp kiệm đƣợc thời gian ở trên lớp. SV không phải chờ GV viết bảng quá lâu hay vẽ bản vẽ hay thuyết trình mô tả nguyên lý làm việc... Tất cả thời gian của tiết học đƣợc GV sử dụng vào việc tổ chức thảo luận với ngƣời học; nêu thêm các câu hỏi phụ để đào sâu, mở rộng vấn đề; tổ chức cho SV tham gia xây dựng bài, hoạt động của từng nhóm, từng cá thể SV; hƣớng dẫn gợi mở SV phát hiện hay giải quyết các vấn đề đặt ra trong quá trình học tập.
Nét đặc trƣng cơ bản của BGĐT để phân biệt với bài giảng truyền thống, đó là các kiến thức trong bài giảng đƣợc trình bầy dƣới dạng văn bản, sơ đồ, tranh ảnh, video – clip... và đƣợc liên kết giữa các đối tƣợng trong bài giảng.
1.3.3. Các yêu cầu khi thiết kế bài giảng điện tử
1) Quán triệt mục tiêu của bài học về kiến thức, kỹ năng thái độ; 2) Nắm đƣợc các yêu cầu đổi mới trong việc thiết kế bài học;
3) Hiểu sâu sắc nội dung của bài học, trên cơ sở đó xác định đúng đắn trọng tâm của bài;
4) Biết lựa chọn các phƣơng pháp dạy học tích cực theo tinh thần đổi mới; 5) Nắm chắc đặc điểm tâm lý của đối tƣợng SV để có những tác động phù
hợp;
6) Biết xây dựng và sử dụng khéo léo hệ thống câu hỏi cho từng đối tƣợng SV;
7) Có kiến thức thực tiễn phong phú để minh họa cho bài học.
Phân biệt sự khác nhau giữa giáo án điện tử và giáo án truyền thống. - Sự giống nhau:
Giáo án (giáo án điện tử hay giáo án truyền thống) là một phƣơng tiện vô cùng quan trọng không thể thiếu đối với giáo viên. Nó đƣợc xem nhƣ là một phƣơng tiện đối với giáo viên trong hoạt động dạy học.
28
Bản thiết kế bài giảng (truyền thống hay điện tử) phải thể hiện rõ đƣợc hai loại hoạt động chủ yếu: Hoạt động của GV và hoạt động của SV. Nội dung của bài học đƣợc chia thành các đơn vị hoạt động: hoạt động 1, hoạt động 2, hoạt động 3…
- Sự khác nhau:
Giáo án truyền thống Giáo án điện tử
Nội dung dạy học bao gồm toàn bộ tri thức trong giáo trình, sách giáo khoa hiện hành, đƣợc diễn đạt dƣới dạng văn bản là chủ yếu, đôi khi sử dụng mô hình, sơ đồ, hình vẽ...
Nội dung dạy học bao gồm toàn bộ tri thức cô đọng, chủ yếu của chƣơng trình đại trà và những tri thức mở rộng, đƣợc diễn đạt dƣới dạng văn bản, bảng biểu, sơ đồ, hình vẽ, âm thanh, video-clip...
Kế hoạch hoạt động của thầy và trò đƣợc giáo viên ghi ra giấy.
Kế hoạch hoạt động của thầy và trò đƣợc đƣa vào máy tính dƣới dạng một chƣơng trình, trong đó có sử dụng các siêu liên kết nhằm kết nối giữa bài mới và bài cũ có liên quan, giữa lý thuyết với bài tập, giữa nội dung kiến thức cơ bản và mở rộng, giữa các mục và trợ giúp...
Thời lƣợng dành cho sự truyền đạt lý thuyết là nhiều hơn.
Thời lƣợng dành cho sự truyền đạt lý thuyết giảm, tăng thời gian cho thực hành.
Phần kiểm tra, đánh giá sau khi kết thúc bài học có thể là các câu hỏi vấn đáp hoặc viết, khó có thể kiểm tra đƣợc toàn lớp và cho kết quả tức thời.
Bao gồm các câu hỏi trắc nghiệm khách quan, hoặc số hóa và đƣa vào máy tính, cho biết kết quả tức thời về kết quả học tập, những sai sót, ƣu – nhƣợc điểm ... để kịp thời điều chỉnh trong quá trình dạy và học.
Bảng 1. 5: So sánh giáo án truyền thống và giáo án điện tử
Khi thiết kế Bài giảng điện tử, cần chú ý:
- BGĐT phải quán triệt mục tiêu của bài học về kiến thức, kỹ năng, thái độ; - BGĐT phải bao gồm những nội dung kiến thức cô đọng nhất;
29
- Cấu trúc của BGĐT phải bao quát đƣợc tổng thể các PPDH đa dạng và nhiều chiều, tạo điều kiện vận dụng phối hợp những PPDH, kể cả những phƣơng pháp truyền thống và PPDH không truyền thống, đặc biệt là tăng cƣờng thảo luận nhóm;
- Cấu trúc của BGĐT phải thể hiện đƣợc hai loại hoạt động chủ yếu: Hoạt động của GV và hoạt động của SV trong đó phải làm nổi bật đƣợc hoạt động của ngƣời học nhƣ là thành phần cốt yếu;
- Đƣa các dạng dữ liệu khác nhau vào bài giảng; - Sử dụng các siêu liên kết;
- Khi sử dụng BGĐT phải kết hợp với các phƣơng pháp, PTDH khác nhau nhằm phát huy tối đa tính tự giác, tích cực, sáng tạo của ngƣời học. GV phải thực sự đóng vai trò ngƣời tổ chức, hƣớng dẫn, chỉ đạo trong quá trình dạy học nhằm giúp SV chủ động tìm tòi tri thức, hình thành cho họ kỹ năng tự học, tự nghiên cứu;
- Giảm thời gian truyền đạt tri thức lý thuyết, tăng thời gian thực hành luyện tập và tổ chức cho SV rút kinh nghiệm giờ dạy;
- Việc trình chiếu của GV phải kết hợp với tự nghiên cứu có hƣớng dẫn, thảo luận nhóm;
- Phải đảm bảo phù hợp giữa lời giảng, sự trình diễn của GV và sự theo dõi của SV.
Màn hình của BGĐT đƣợc chia làm 3 phần: Phần trên cùng chứa tiêu đề của bài giảng xuất hiện từ đầu tới cuối giờ học. Phần bên trái các đề mục của bài giảng. Phần bên phải chiếm phần lớn diện tích của màn hình là nơi lần lƣợt xuất hiện nội dung bài giảng theo đúng kịch bản của quá trình dạy học.
1.3.4. Bài tập điện tử
Khái niệm bài tập điện tử, hiện nay có rất ít tác giả nghiên cứu. Để đƣa ra khái niệm bài tập điện tử, có thể nêu một số điểm đặc trƣng của nó nhƣ sau:
Bài tập điện tử bao gồm những nhiệm vụ học tập do GV đặt ra cho SV thực hiện đƣợc trình bầy dƣới dạng câu hỏi, bài toán, tình huống có vấn đề… đƣợc chƣơng trình hóa và đƣa vào máy tính, tạo ra sự tƣơng tác trực tiếp giữa ngƣời và máy, buộc
30
học sinh giải quyết trên cơ sở những tri thức, kỹ năng đã có, qua đó mà củng cố tri thức, hình thành kỹ năng, kỹ xảo.
Chức năng chủ yếu của bài tập điện tử là dùng để kiểm tra, đánh giá và giúp
ngƣời học tự kiểm tra, tự đánh giá kết quả học tập của mình. Đồng thời, nó còn giúp ngƣời học rèn luyện kỹ năng vận dụng tri thức lý thuyết để giải quyết các bài tập, giúp họ củng cố, khắc sâu tri thức đã học.