4. Phƣơng pháp nghiên cứu
2.1.3. Thị trường khách
- Đối tƣợng khách:
Khách đi du lịch đến Việt Trì khá phong phú từ tham quan đơn thuần cho đến tìm hiểu văn hóa, tâm linh, nghỉ dưỡng, giải trí thư giãn, kết hợp... hầu như các mục đích trên của du khách đều nằm trong đối tượng của du lịch văn hóa.
Thị trường khách du lịch quốc tế chiếm tỉ trọng nhỏ, chiếm chưa đầy 1% tổng lượng khách đến Việt Trì. Sở thích của khách du lịch quốc tế là khám phá, tìm hiểu bản sác văn hóa địa phương và một số là khách thương mại công vụ tại các khu công nghiệp với đặc điểm chính là có khả năng chi trả cao và đòi hỏi chất lượng dịch vụ, môi trường tốt. Khách du lịch quốc tế đến với Việt Trì chủ yếu vào thời gian tổ chức các sự kiện văn hóa, thời gian tổ chức các lễ hội chính như: lễ hội Giỗ Tổ Đền Hùng, hội Bơi Chải Bạch Hạc…
Những năm gần đây, cùng với sự định hướng quy hoạch đầu tư có hiệu quả vượt bậc trong công tác quản lý phát triển kinh tế xã hội nói chung của thành phố Việt Trì, lượng du khách đến với Việt Trì ngày càng tăng. Đặc biệt từ khi có tuyến du lịch đường sông, điểm du lịch xã Hùng Lô thành phố Việt Trì đã đón tiếp lượng khách quốc tế đông đảo đến từ nhiều quốc gia trên thế giới như: Anh, Mỹ, Australia, Hà Lan, Thụy Điển, Đức, New Zealant, Singapore…
Ông Charlotte Pinder, một du khách Anh cho biết: "Lần đầu tiên được chiêm ngưỡng, khám phá nét cổ kính của ngôi nhà cổ ở đây và trải nghiệm quy trình làm miến, bún, bánh đa, bánh chưng tại xã Hùng Lô đã để lại trong tôi ấn tượng sâu sắc. Nhưng đặc biệt hơn, tại đây tôi còn được nghe hát và trực tiếp tham gia múa các điệu Xoan cổ trong không gian cổ kính tại đình Hùng Lô, khiến tôi cảm nhận được sự linh thiêng của nghi thức hát thờ Vua Hùng qua từng giai điệu, nghệ thuật biểu diễn và hiểu hơn về giá trị di sản Hát Xoan của các bạn". Điều đó cho thấy sự quan tâm của du khách quốc tế đến các sản phẩm du lịch văn hóa tại thành phố Việt Trì.Đến nay, đã có 22 đoàn với trên 500 lượt khách quốc tế đến thành phố Việt Trì qua tuyến đường sông
với lịch trình thăm đình cổ, làng cổ, làng nghề truyền thống Hùng Lô thành phố Việt Trì, thưởng thức Hát Xoan, tham quan trải nghiệm tại làng nghề nón lá Gia Thanh huyện Phù Ninh và Sai Nga huyện Cẩm Khê…
- Tình trạng khách
Tính mùa vụ trong hoạt động du lịch là điểm đặc trưng của du lịch Việt Trì nói chung và du lịch văn hóa Việt Trì nói riêng thể hiện rõ nét qua các tháng trong năm.
Bảng 2.2. Phân kì khách du lịch đến Phú Thọ 2015 (ghi chú: Các tháng thể hiện là các tháng âm lịch)
(đơn vị %)
I II III IV V VI VII VIII IX X XI XII
Tỉ lệ 0,63 1,45 93,4 1,8 0,19 0,16 0,16 0,16 0,19 1,15 0,31 0,4
(Nguồn: Sở văn hóa-thể thao và du lịch tỉnh Phú Thọ) Tỷ lệ khách du lịch đến với thành phố Việt Trì tăng lên hàng năm, tuy nhiên lượng khách lưu trú chỉ chiếm một lượng nhỏ chỉ khoảng từ 7 – 9%/ tổng lượng khách.
Khách nội địa: chiếm tới 99% tổng lượng khách, đến từ khắp các tỉnh thành trên cả nước, tuy nhiên chủ yếu từ vùng đồng bằng sông Hồng và khu vực phía Bắc. Mục đích du lịch hướng tới du lịch hành hương, tham quan lễ hội, du lịch tín ngưỡng và du lịch sinh thái. Tuy nhiên, khách lưu trú tăng không nhiều, thời gian ngắn, chi tiêu chưa cao do hệ thống dịch vụ đi kèm chưa đáp ứng nhu cầu khách.
Khách quốc tế: chỉ chiếm khoảng 1% tổng lượng khách, lượng khách vẫn còn rất hạn chế do hạ tầng đi lại còn khó khăn, chưa có sản phẩm phù hợp và hấp dẫn. Nguồn gốc khách quốc tế chủ yếu là du khách Trung Quốc theo tuyến đường sắt từ Vân Nam tham gia hành trình du lịch Trung Quốc - Lào Cai - Hà Nội, phần còn lại là du khách đến từ Pháp, Mỹ, Anh, Đức, Canada... mục đích du lịch tham quan lễ hội, ẩm thực, công vụ.
Khách quốc tế lưu trú tăng nhẹ bình quân 11%/năm, chủ yếu là khách du lịch công vụ, một phần nhỏ là khách tham quan, nghỉ dưỡng. Thời gian lưu trú trung bình 1,3 ngày.
Khách du lịch nội địa tăng nhanh tăng bình quân 18,9%/năm, đặc biệt sau khi giỗ Tổ Hùng Vương được công nhận là Quốc giỗ, hát Xoan, Tín ngưỡng thờ cúng Hùng Vương được công nhận là di sản văn hóa phi vật thể. Thời gian lưu trú 1,15 ngày.
Nhìn chung lượng khách du lịch đến thành phố Việt Trì nói riêng và tỉnh Phú Thọ nói chung so với các tỉnh trong khu vực trung du miền núi Bắc Bộ và cả nước nếu tính cả khách thăm quan trong ngày đạt ở mức tương đối cao, nhưng khách du lịch quốc tế và khách có sử dụng dịch vụ lưu trú thấp hơn so với các tỉnh lân cận như Lào Cai, Yên Bái, Lạng Sơn… chỉ đứng thứ 8/14 tỉnh trong vùng và thứ 36/63 tỉnh, thành cả nước. Bảng 2.3. Hiện trạng khách du lịch đến tỉnh Phú Thọ TT Danh mục 2010 2011 2012 2013 2014 2015 1 Tổng lượt khách (lượt) 5.890.000 6.000.000 7.400.000 8.500.000 8.730.000 8.960.000 2 Khách trong ngày 5.494.978 5.539.975 6.867.562 7.938.936 8.063.268 8.264.523 Tỷ lệ so tổng lượt khách (%) 93,3 92,33 92,8 93,4 92,4 92,2 3 Khách có lưu trú 395.022 460.025 532.438 561.064 666.732 695.477 4 Tỷ lệ so tổng lượt khách (%) 6,7 7,67 7,2 6,6 7,6 7,8 5 Khách quốc tê 3.532 3.582 4.132 4.586 5.226 5.839 6 Tỷ lệ so tổng khách lưu trú (%) 0.89 0.78 0.78 0.82 0.78 0.84 7 Khách nội địa 391490 456443 528306 556478 661506 689638 8 Tỷ lệ so tổng khách lưu trú (%) 99.1 99.2 99.2 99.18 99.22 99.16 (Nguồn: Cục thống kê tỉnh Phú Thọ)
Tỉnh Phú Thọ nói chung và thành phố Việt Trì nói riêng ngày càng thu hút đông đảo du khách đến tham quan. Trong 6 tháng đầu năm 2016, lượng khách đến thực hành tín ngưỡng và tham quan tại tỉnh Phú Thọ ước khoảng 8 triệu lượt; doanh thu dịch vụ
du lịch đạt 1.400 tỉ đồng. Đạt được kết quả trên là do tỉnh đã thực hiện quyết liệt, đồng bộ nhiều giải pháp để thúc đẩy du lịch phát triển, trong đó có công tác xúc tiến, quảng bá du lịch được đổi mới và tiến hành có trọng tâm trọng điểm đã góp phần đưa hình ảnh Phú Thọ đến với bạn bè trong nước và quốc tế.Với sự đầu tư đồng bộ, đặc biệt là tập trung đẩy mạnh đầu tư xây dựng kết cấu hạ tầng, cơ sở vật chất kỹ thuật phục vụ phát triển du lịch, thành phố phấn đấu đến năm 2020 sẽ đón được 8.000 lượt khách quốc tế và trên 5 triệu lượt khách nội địa (trong đó có 800 nghìn khách lưu trú), doanh thu du lịch, dịch vụ trung bình đạt 1.300 tỷ/năm.
Bảng 2.4. Dự báo nhu cầu cơ sở lưu trú của Phú Thọ đến năm 2020 định hướng đến năm 2030
Nhu cầu cho đối tƣợng khách 2015 2020 2030 Đơn vị
Nhu cầu cho khách du lịch quốc tế 30 55 175 Buồng
Nhu cầu cho khách du lịch nội địa 3.420 5125 11.485 Buồng
Tổng 3450 5.180 11.660 Buồng
Công suất sử dụng buồng trung bình năm 55,0 60,0 65,0 %
Nguồn: Dự báo của viện nghiên cứu phát triển du lịch
Mục đích của du khách đi du lịch thành phố Việt Trì
Từ số liệu điều tra cho thấy, mục đích của du khách đến với Việt Trì chủ yếu với một số mục đích sau:
- Mục đích du lịch tâm linh: Trong mấy năm gần đây khách du lịch lễ hội – tín ngưỡng phát triển nhanh. Đối tượng chính của loại hình du lịch này là những người lớn tuổi những người buôn bán, kinh doanh đến từ khắp nơi trên cả nước. Các địa bàn chủ yếu thu hút khách du lịch loại này tập trung ở khu vực Đền Hùng, Việt Trì, Đền Mẫu Âu Cơ... Tuy nhiên loại khách này ít sử dụng lưu trú.
- Mục đích du lịch thương mại, công vụ: Chủ yếu đến từ Hà Nội và các thành phố lớn khác. Các khách du lịch của loại hình du lịch này thường là các cán bộ công nhân viên trong các cơ quan Nhà nước, các doanh nghiệp... thường kết hợp giữa công tác và du lịch. Khả năng chi tiêu của các đối tượng này khá cao, nên họ thường sử dụng các
dịch vụ cao cấp. Tuy nhiên số lượng khách đến Việt Trì với mục đích kết hợp thương mại, công vụ không nhiều.
- Mục đích du lịch tham quan thắng cảnh, di tích: Đối tượng khách du lịch thuộc nhiều lứa tuổi, chủ yếu là khách nội địa có mục đích tham quan tìm hiểu.
Mục đích của du khách đến với Việt Trì đang ngày càng đa dạng và phong phú. Nếu như trước đây du khách đến Việt Trì chỉ với mục đích tâm linh, tìm về nguồn cội, trẩy hội Đền Hùng thì ngày nay đã xuất hiện nhiều mục đích mới. Du khách đến với Việt Trì đều mong muốn hướng về cội nguồn, tìm về với cái nôi của văn hóa dân tộc Việt, trải nghiệm các lễ hội độc đáo, nghe một điệu hát Xoan mê đắm lòng người, hay nghỉ dưỡng ở những nơi có không khí trong lành.
Biểu đồ 2.1. Mục đích khách du lịch đến Việt Trì
2.1.4. Những thành tựu đạt được trong hoạt động du lịch văn hóa tại thành phố Việt Trì