4. Phƣơng pháp nghiên cứu
1.4.1. Khái quát về thành phốViệt Trì
Vị trí địa lý và điều kiện tự nhiên
Thành phố Việt Trì nằm ở phía Đông Nam của tỉnh Phú Thọ, có tọa độ địa lý là 21024’ vĩ độ Bắc, 106012’ kinh độ Đông. Cách thành phố Hà Nội 80km về phía Tây Bắc, Việt Trì là cửa ngõ của vùng Tây Bắc Tổ quốc.
Toàn bộ địa giới hành chính thành phố Việt Trì gồm 23 đơn vị hành chính, bao gồm 13 phường và 10 xã, có diện tích 11310 ha, ranh giới được xác định như sau: phía Bắc giáp thị trấn Phong Châu và xã An Đạo, huyện Phù Ninh; phía Đông giáp sông Lô và xã Vĩnh Phú, huyện Phù Ninh; phía Nam giáp sông Hồng; phía Tây giáp xã Thạch Sơn và thị trấn Hùng Sơn, huyện Lâm Thao. Việt Trì là vùng đất nằm ở vị trí chuyển tiếp từ địa hình đồi núi sang địa hình đồng bằng, đỉnh của tam giác châu thổ sông Hồng. Từ trung tâm Thành phố
nhìn về phía Tây Nam là núi Ba Vì, phía Đông Bắc là dãy núi Tam Đảo. Ở phía Tây - Tây Bắc thành phố là núi Nghĩa Lĩnh, nơi có đền thờ các vua Hùng.
Về mặt địa chất, đất đai ở Việt Trì thuộc vùng đất cổ có niên đại cách đây từ 50 đến 200 triệu năm. Theo tài liệu khảo cổ học cách ngày nay khoảng 2 vạn năm, ở đây đã có sự định cư của người Việt cổ. Khoảng hơn 2000 năm trước Vua Hùng đã chọn nơi này làm đất đóng đô của nhà nước Văn Lang.
Thành phố Việt Trì nằm tiếp giáp giữa vùng Đồng bằng sông Hồng và vùng Tây Bắc. Có vị trí địa lý mang ý nghĩa trọng yếu của vùng Tây Đông Bắc. Đây là yếu tố phát triển quan trọng và là một trong những lợi thế cần được phát huy triệt để phục vụ phát triển kinh tế xã hội của tỉnh Phú Thọ nói chung và Việt Trì nói riêng.
Thành phố Việt Trì là đầu mối giao thông quan trọng của vùng, có hệ thống giao thông đường bộ gắn liền với hệ thống giao thông quốc gia và quốc tế (đường Hồ Chí Minh, đường cao tốc Côn Minh - Lào Cai - Hà Nội - Hải Phòng); đường sông từ các phía Tây, Đông, Bắc quy tụ về rồi đi Hà Nội, Hải Phòng và các tỉnh khác. Cảng Việt Trì được xác định là cảng trung tâm đường thủy nội địa của Vùng. Sân bay Quốc tế Nội Bài cách thành phố Việt Trì khoảng 50km, là yếu tố quan trọng để Việt Trì phát triển với vai trò đô thị trung tâm vùng Trung du miền núi phía Bắc. Việt Trì có vị trí thuận lợi, nguồn nước phong phú, nằm trên các tuyến trục giao thông quan trọng, có nhiều di tích văn hóa lịch sử, cảnh quan đẹp, trung tâm vùng, có đất đai xây dựng thuận lợi, có nhiều điều kiện để phát triển thành đô thị lớn trong tương lai.
Việt Trì nằm trên tuyến du lịch quốc gia và quốc tế Hà Nội - Đền Hùng - Sapa - Côn Minh (Trung Quốc), Hạ Long - Yên Tử - Côn Sơn - Kiếp Bạc - Bắc Ninh - Đền Hùng... Tuyến du lịch đường sắt nối vùng ATK qua Đền Hùng - Ba Vì - Tam Trúc - Ba Sao (Hà Nam) - Bái Đính (Ninh Bình) - ra biển, đây là tuyến du lịch quan trọng góp phần cho thành phố phát triển. Đặc biệt Đền Hùng hàng năm có hàng triệu khách sẽ là động lực lớn phát triển của đô thị Việt Trì. Đền Hùng là trung tâm văn hóa tâm linh của cả nước cùng với đó là nhiều di tích văn hóa lịch sử, kiến trúc rất đặc sắc và phong phú. Nếu kết nối tốt các không gian
du lịch, danh lam thắng cảnh, di tích văn hóa lịch sử kiến trúc trong tỉnh và phối hợp với các tỉnh vùng Bắc Bộ thì sẽ trở thành không gian du lịch vô cùng hấp dẫn.
Lịch sử phát triển
Thời đại Hùng Vương, vùng Việt Trì- Bạch Hạc là trung tâm chính trị- kinh tế, được coi là kinh đô của Nhà nước Văn Lang. Dưới thời thuộc Hán, vùng Việt Trì thuộc về huyện Mê Linh, quận Giao Chỉ. Thời Tam Quốc- Lưỡng Tấn và thời Tuỳ (thế kỷ III đến thế kỷ VI) thuộc huyện Gia Ninh, quận Tân Xương. Đời Đường, vùng Việt Trì thuộc huyện Thừa Hoá, quận Phong Châu; thời Thập Nhị sứ quân (944- 967), Việt Trì nằm trong khu vực chiếm giữ của tướng Kiều Công Hãn. Thời Lý - Trần, Việt Trì thuộc về châu Thao Giang, lộ Tam Giang. Thời nhà Lê, Việt Trì là một thôn thuộc xã Bạch Hạc, phủ Tam Đới, trấn Sơn Tây. Đầu thời Nguyễn, địa giới Việt Trì cơ bản vẫn giữ như thời Hậu Lê. Năm 1832, vua Minh Mạng tiến hành cải cách hành chính, đổi tất cả các trấn trong cả nước thành tỉnh. Thôn Việt Trì thuộc về xã Bạch Hạc, huyện Bạch Hạc, phủ Tam Đái; sau đổi thành phủ Vĩnh Tường, tỉnh Sơn Tây.
Sau khi xâm lược nước ta, thực dân Pháp xáo trộn lại các đơn vị hành chính cũ, lập ra những tỉnh mới nhỏ hơn trước để dễ quản lý và đàn áp. Việt Trì tách khỏi xã Bạch Hạc, trở thành một làng trong tổng Lâu Thượng, huyện Hạc Trì; còn xã Bạch Hạc vẫn nằm trong huyện Bạch Hạc, phủ Vĩnh Tường, tỉnh Vĩnh Yên. Nhận rõ Việt Trì là cửa ngõ án ngữ các tuyến đường giao thông thủy, bộ ở phía Bắc Việt Nam, không chỉ có vị trí quan trọng về mặt kinh tế mà còn là tiền đồn trọng điểm về quân sự, ngày 22/10/1907, toàn quyền Đông Dương ra Nghị định thành lập thị xã Việt Trì và đặt trung tâm huyện lỵ Hạc Trì tại đây.
Cách mạng tháng 8/1945 thành công, Việt Trì thuộc liên xã Sông Lô bao gồm các xã: Lâu Hạ, Hạ Giáp, Thuần Lương, Việt Trì làng và Việt Trì phố. Tháng 2/1945, thị trấn Việt Trì được tái lập gồm ba khu phố: Thuần Lương, Việt Hưng và Việt Lợi. Ngày 7/6/1957, Thủ tướng Chính phủ ban hành Nghị định cho sáp nhập xã Phong Châu thuộc thi trấn Bạch Hạc, tỉnh Vĩnh Phúc về thị trấn Việt Trì và chuyển thành thị xã Việt Trì. Ngày 1/9/1960, Chính phủ quyết định sáp nhập 4 xã: Minh Khai, Minh Phương, Lâu Thượng, Tân Dân cảu huyện Hạc Trì vào thị xã Việt Trì.
Ngày 4/6/1962, Hội đồng Chính phủ ra Quyết định số 65/CP thành lập Thành phố Việt Trì trực thuộc tỉnh Phú Thọ. Cũng trong năm này, Chính phủ ra quyết định
giải thể huyện Hạc Trì, chuyển 2 xã: Hùng Thao (nay là xã Cao Xá) và xã Thống Nhất (nay là xã Thụ Vân) nhập vào huyện Lâm Thao, những xã còn lại nhập vào Thành phố Việt Trì. Đến lúc này, thành phố Việt Trì gồm: thị trấn Bạch Hạc, thị xã Việt Trì và 7 xã: Quất Thượng, Chính Nghĩa (nay là địa bàn phường Tiên Cát, Thọ Sơn, Thanh Miếu và Bến Gót), Minh Khai (nay là xã Minh Phương), Tân Dân, Dữu Lâu, Lâu Thượng, Minh Nông.
Ngày 26/1/1968, Uỷ ban Thường vụ Quốc hội ra Nghị quyết hợp nhất 2 tỉnh Vĩnh Phúc và Phú Thọ thành tỉnh Vĩnh Phú, có tỉnh lỵ là Thành phố Việt Trì; các xã: Quất Thượng, Lâu Thượng và Sông Lô hợp nhất thành xã Trưng Vương.
Ngày 5/7/1977, Hội đồng Chính Phủ ra Quyết định hợp nhất và điều chỉnh địa giới 1 số huyện thuộc tỉnh Vĩnh Phú. Các xã Vân Phú, Phượng Lâu của huyện Phù Ninh, xã Thụy Vân của huyện Lâm Thao, thôn Mộ Chu Hạ, thôn Lang Đài của xã Bồ Sao, huyện Vĩnh Tường sáp nhập về thành phố Việt Trì.
Ngày 13/1/1984, Hội đồng Bộ trưởng ra Quyết định phân vạch địa giới xã, phường của Thành phố Việt Trì. Theo đó, thị trấn Bạch Hạc giải thể để thành lập phường Bạch Hạc; đồng thời chia lại các phường cũ, lập các phường mới. Thời điểm này, thành phố Việt Trì gồm 8 phường là: Bạch Hạc, Thanh Miếu, Thọ Sơn, Tiên Cát, Gia Cẩm, Nông Trang, Vân Cơ, Tân Dân và 8 xã là: Thuỵ Vân, Minh Nông, Minh Phương, Vân Phú, Phượng Lâu, Dữu Lâu, Sông Lô và Trưng Vương.
Ngày 6/11/1996, Quốc hội khoá IX ra Nghị Quyết tách tỉnh Vĩnh Phú thành 2 tỉnh Vĩnh Phúc và Phú Thọ. Thành phố Việt Trì tiếp tục là trung tâm chính trị- kinh tế- văn hoá của tỉnh Phú Thọ. Ngày 8/4/2002, Chính phủ ra Nghị định số 39- NĐ/CP, thành lập phường Dữu Lâu và phường Bến Gót thuộc thành phố Việt Trì.
Sau nhiều năm tập trung đầu tư xây dựng và phát triển, ngày 14/10/2004, Thủ tướng Chính phủ ký quyết định số 180/QĐ- TTg công nhận thành phố Việt Trì là đô thị loại 2. Mở rộng diện tích, tăng quy mô dân số, thực hiện Nghị định của Chính phủ về việc điều chỉnh địa giới hành chính các xã: Chu Hoá, Hy Cương, Thanh Đình (huyện Lâm Thao); Hùng Lô, Kim Đức (thuộc huyện Phù Ninh); Tân Đức (huyện Ba Vì) được
sáp nhập về TP Việt Trì. Thành phố cũng đã thực hiện đầu tư nâng cấp xã lên phường là Minh Nông, Minh Phương và Vân Phú.
Như vậy, đến thời điểm này, thành phố Việt Trì có 23 đơn vị hành chính gồm 13 phường là: Bạch Hạc, Bến Gót, Thanh Miếu, Thọ Sơn, Gia Cẩm, Tiên Cát, Tân Dân, Nông Trang, Vân Cơ, Dữu Lâu, Minh Phương, Minh Nông, Vân Phú và 10 xã gồm: Sông Lô, Trưng Vương, Phượng Lâu, Thuỵ Vân, Thanh Đình, Chu Hoá, Hy Cương, Kim Đức, Hùng Lô và Tân Đức.
Đặc điểm dân cƣ, xã hội
Với vị trí địa lý và điều kiện tự nhiên thuận lợi thành phố Việt Trì là nơi hội tụ của nhiều nhóm dân cư mang sắc thái đa dạng trong một thể thống nhất. Dân số khoảng 283.995 người (năm 2013)[23], với tỷ lệ thành thị chiếm 74,14%, nông thôn 25,86%.
Việt Trì là một trong những thành phố công nghiệp đầu tiên ở Việt Nam và có nhiều tiềm năng phát triển kinh tế với đa dạng các ngành: công nghiệp, nông nghiệp, dịch vụ.
Việt Trì là một vùng đất cổ, có điều kiện tự nhiên thuận lợi cho việc định cư và phát triển nông nghiệp, nơi đây đã sớm có dấu vết cư trú của người Việt cổ. Hàng trăm di chỉ khảo cổ cũng được phát hiện trên vùng đất Tổ. Trên điạ bàn các nhà khảo cổ còn tìm thấy dấu vết của các thời kì văn hoá Phùng Nguyên - Đồng Đậu – Gò Mun – Đông Sơn có niên đại từ 4000 đến 2500 năm cách ngày nay. Hàng loạt công cụ sản xuất được tìm thấy (từ đồ đá, đồ đồng, đồ sắt) là những bước tiến sáng tạo mới, là sự thay đổi phương thức sản xuất kéo theo là sự thay đổi của các mối quan hệ sản xuất và thượng tầng kiến trúc tương xứng. có thể nói những cư dân đầu tiên nơi đấy đã góp phần và quá trình tiến hoá chung của cả cộng đồng, quá trình xây dựng cơ sở vật chất, xây dựng nền tảng dân tộc Việt Nam và truyền thống tinh thần Việt Nam.
Lịch sử ghi nhận từ thế kỉ X trở đi, đã có nhiều dòng người đến nhập cư vùng đất Tổ. Căn cứ theo gia phả các bản tộc mà các dòng họ Hoàng, họ Triệu, họ Đào hiện đang lưu giữ thì từ thế kỉ XV trở đi người đến vùng này làm ăn sinh sống khá đông và còn có sự kết nghĩa giữa các dòng họ.
Từ sau cách mạng tháng 8 đến nay, vùng đất này ngày càng có sự thay đổi do những cuộc cải cách nông nghiệp, định canh định cư, khai hoang xây dựng vùng kinh tế mới, phát triển kinh tế đồi rừng. Trong quá trình công nghiệp hoá, hiện đại hoá, nhiều nhà máy, xí nghiệp mọc lên đã thu hút đông đảo cán bộ công nhân từ nơi khác đến, rồi các đơn vị bộ đội đóng trên địa bàn … làm cho cư dân ngày càng đông đúc, đa dạng.
Cơ cấu tổ chức hành chính ngày xưa chia theo đơn vị giáp dựa theo các xóm ngõ. Ngày nay thì các đơn vị hành chính nhỏ nhất được chia theo khu, có thể nói cư dân nơi đây với cơ cấu tổ chức như vậy khiến họ có một kiểu thích ứng riêng. Sự biến đổi của cư dân sẽ có tác động trực tiếp đến quá trình phát triển văn hoá. Đây cũng là một nguyên nhân khiến cho lễ hội mỗi thời kì có những thay đổi nhất định.
Tiểu vùng văn hoá “đất Tổ”
Tiểu vùng văn hóa “đất Tổ” nằm trong vùng văn hóa đồng bằng Bắc Bộ, thuộc địa giới của tỉnh Phú Thọ và một phần của Sơn Tây cũ, gần trùng với xứ Đoài như quan
niệm của dân gian. Thời các vua Hùng, vùng đất này là phần chính của bộ Văn Lang, trung tâm của 15 bộ thời vua Hùng, là nơi hợp lưu của sông Đà, sông Lô và sông Thao để tạo ra dòng chảy ra sông Hồng. Thời hậu Lê và đầu thời Nguyễn vùng đất này thuộc trấn Sơn Tây, là một trong “tứ trấn nội kinh”
Khu vực tam giác: Phong Châu-Bạch Hạc-Việt Trì
Vùng ngã ba Bạch Hạc chính là hiện thân tự nhiên của “vùng văn hóa đất Tổ”, bởi chính ngã ba này là thực thể tự nhiên thể hiện “vùng văn hóa” Phong Châu – Bạch Hạc – Việt Trì.Theo GS Trần Quốc Vượng[22]: “Nếu chỉ nói một câu về vị thế địa chính trị, địa chiến lược, địa văn hóa của kinh đô Văn Lang thì tôi xin nói rằng: đó là vùng NGÃ BA SÔNG (hợp lưu Thao – Lô – Đà). Tổ tiên ta có câu: TỤ NHÂN NHƯ TỤ THỦY. Đây là vùng Tam Giang – Tam Đái thời Lý Trần, vùng Tây Đạo thời Lê, xứ Đoài của dân gian Lê – Nguyễn…. Về mặt địa chính trị - địa văn hóa, ta có 3 “thủ đô” tự nhiên: Việt Trì (Văn Lang), Cổ Loa (Âu Lạc), Thăng Long – Phố Hiến (Đại Việt). Cha ông ta đã rất tài tình khi lựa chọn đất đóng đô, đến mức nhà địa lý học tài danh Nguyễn Thiệu Lân đã mệnh danh Làng Cả (Việt Trì), làng Chủ (Cổ Loa) và Đại La (Thăng Long) là thủ đô thiên nhiên của người Việt phương Nam.Có sông Thao từ Vân Quý đến, lại có sông Đà từ Tây Bắc cuộn về, lại có sông Lô (và phụ lưu là sông Chảy, sông Gâm) từ Việt Bắc dồn về. Thế thì Việt Trì – Bạch Hạc – ngã ba Bạch Hạc là nơi hội tụ của nhiều luồng cư dân.”
1.4.2. Tài nguyên du lịch văn hoá thành phố Việt Trì
1.4.2.1.Di tích khảo cổ
Di tích khảo cổ là những công trình xây dựng, địa điểm, đồ vật, tài liệu… “ẩn giấu một bộ phận giá trị văn hóa thuộc về một thời kỳ lịch sử xa xưa”[21, tr.20]. Những di tích này chủ yếu nằm trong lòng đất, tuy nhiên cũng có những di tích tồn tại trên mặt đất như các bức tranh trạm, khắc, các bức vẽ trên các hang động, các vách đá… Di tích khảo cổ là những bằng chứng xác thực nhất về đặc điểm văn hóa, lịch sử của mỗi địa phương, từ đó tạo nên sức hút đối với du khách đặc biệt đối với khách du lịch văn hóa có nhu cầu tìm hiểu về văn hóa, lịch sử… Thành phố Việt Trì là vùng đất tập trung đậm đặc di tích khảo cổ có giá trị, là điều kiện thuận lợi để phát triển du lịch văn hóa.
1.4.2.2.Lễ hội
Lễ hội là một hình thức sinh hoạt văn hóa đặc sắc phản ảnh đời sống văn hóa tinh thần của nhân dân mỗi vùng miền, mỗi dân tộc. Là hoạt động tập thể của nhân dân sau những ngày lao động vất vả và cũng là dịp để con người trở về cội nguồn, thể hiện những hoạt động văn hóa truyền thống, tôn vinh những hình tượng lịch sử thiêng liêng. Con người tìm đến lễ hội để được thỏa mãn nhu cầu tâm linh, để được đắm mình vào không khí thiêng liêng nơi diễn ra lễ hội hay đươn giản chỉ là một hoạt động có tính vui chơi giải trí.
Lễ hội có hai phần chính: phần lễ và phần hội.Phần lễ là phần nghi lễ mang ý nghĩa riêng tùy thuộc vào nội dung của lễ hội, có thể nghi thức thuộc về tín ngưỡng, tôn giáo bày tỏ lòng tôn kính đối với các bậc thánh hiền, các vị thần linh, anh hùng dân tộc… để cầu mong những điều tốt đẹp cho cuộc sống.Phần hội là các hoạt động vui chơi, các trò chơi dân gian, thi đấu, hoạt động biểu diễn… có chứa đựng các giá trị văn hóa.
Việt Trì là địa danh diễn ra nhiều lễ hội truyền thống, các lễ hội nơi đây mang trong mình những nét huyền thoại, lung linh sắc màu cổ tích của vùng đất cố đô xưa. Đây cũng là điều kiện thuận lợi, là tiền đề để phát triển du lịch văn hóa.