Những bài học kinh nghiệm trong nghiên cứu phát triển du lịch văn

Một phần của tài liệu Nghiên cứu phát triển du lịch văn hóa tại thành phố việt trì (Trang 28 - 30)

4. Phƣơng pháp nghiên cứu

1.3. Những bài học kinh nghiệm trong nghiên cứu phát triển du lịch văn

- Kiểm tra, giải quyết các khiếu nại, tố cáo và xử lý vi phạm pháp luật trong hoạt động du lịch văn hóa.

Đối với chính quyền địa phương

Theo sự phân cấp về quyền hạn và trách nhiệm của chính phủ, UBND cấp tỉnh, cấp thành phố có trách nhiệm thực hiện đúng và tốt nhiệm vụ được phân công trong công tác quản lý nhà nước về du lịch văn hóa ở từng địa phương. Việc quản lý phải được cụ thể hóa trong công tác quy hoạch, ban hành quy chế, các chính sách phát triển du lịch văn hóa phù hợp với điều kiện phát triển kinh tế - xã hội ở từng địa phương.

Đối với cơ sở kinh doanh du lịch văn hóa

Các cơ sở kinh doanh du lịch văn hóa phải chấp hành mọi quy định của nhà nước về tổ chức, quản lý các hoạt động có liên quan đến du lịch văn hóa. Bên cạnh việc khai thác có hiệu quả các giá trị di sản văn hóa, các doanh nghiệp phải biết giữ gìn và tôn tạo nguồn tài nguyên vô giá này để hoạt động kinh doanh phát triển bền vững.

1.3. Những bài học kinh nghiệm trong nghiên cứu phát triển du lịch văn hóa văn hóa

1.3.1.Kinh nghiệm nước ngoài

Du lịch văn hóa trở thành xu hướng phát triển của nhiều nước trên thế giới. Đặc biệt là khi nhắc đến khu vực Châu Á, du khách sẽ không thể không biết tới những đất nước có những điểm du lịch văn hóa nổi tiếng như: Chiang Mai – Thái Lan; thành phố Yongin, tỉnh Gyeonggi – Hàn Quốc; Bali – Indonexia; LuangPrabang – lào; hay Campuchia. Mỗi đất nước có những chính sách, quy hoạch cho sự phát triển của du lịch văn hóa khác nhau.

Chiang Mai – Thái Lan – một trong những cố đô của quốc gia Lanna trước thời công hữu. Hiện nay, Chiang Mai đã và đang trở thành một trong những điểm đến du lịch văn hóa hấp dẫn của Thái Lan. Khách du lịch biết đến Chiang Mai là một điểm du lịch văn hóa nổi tiếng. Tại nơi đây, qua những tour

du lịch, du khách được thăm quan, khám phá và tìm hiểu những ngôi làng của người dân vùng cao như Yao, Akha và làng cổ dài Karen. Làng cổ dài Karen (Karen Long Neck Village) nằm cách thành phố Chiang Mai khoảng 180km về phía Tây Bắc. Dân làng vốn gốc là tộc người Karen chạy từ Burma (Miyamar) sang Thái Lan để tránh cuộc nội chiến của đất nước này. Hiện nay, chính phủ Thái Lan xây dựng với mục đích thu hút du khách, như một trong những điểm đến văn hóa-du lịch “đặc sản” của miền Bắc Thái Lan. Đến nơi đây, du khách có cơ hội tìm hiểu phần nào đời sống, nét văn hóa, phong tục tập quán của bộ tộc cổ dài Karen. Du khách đến đây sẽ nhìn thấy hình ảnh đặc trưng của làng cổ dài Karen đó là những phụ nữ có những chiếc cổ dài, được trang sức bằng những chiếc vòng kim loại quấn quanh cổ, những chiếc vòng kim loại còn được quấn quanh cả tay, đầu gối, và cẳng chân của họ, nó không chỉ đơn thuần là đồ trang sức mà còn là vật bảo vệ họ khỏi sự tấn công của thú dữ. Những hình ảnh này trở thành “đặc sản” của văn hóa nơi đây. Tục lệ đeo vòng được bắt đầu cho những bé gái 5 tuổi trở lên, mỗi năm số vòng của họ lại được tăng lên một cái.

Hầu hết du khách đến đây thường rất tò mò và hào hứng trải nghiệm cảm giác đeo những chiếc vòng cổ nặng trịch lên cổ thế nào với những chiếc vòng giả nhỏ hơn rất nhiều được bày bán như một món đồ lưu niệm.

Chiang Mai còn giữ được bản sắc văn hóa dân tộc như giữ gìn tiếng địa phương, phong tục và cách nấu nướng của người dân bản địa, những trang phục bộ lạc sặc sỡ. Đó là những nét văn hóa riêng có tại Chiang Mai.

Thành phố Yongin, tỉnh Gyeonggi – Hàn Quốc được coi là bảo tàng sống ngoài trời, là nơi lưu giữ, tái hiện và trưng bày các giá trị văn hóa của Hàn Quốc với khoảng 30 ngôi làng cổ tọa lạc trên diện tích 660.000m2 , hội tụ những ngôi nhà cổ, trường học, các công trình kiến trúc cổ, ngành nghề truyền thống, tôn giáo tín ngưỡng, lễ hội… Hoạt động du lịch ở đây được tổ chức có hệ thống hài hòa với các điều kiện tự nhiên và xã hội, nhân viên khoác trên mình những bộ trang phục truyền thống (hanbok) sẵn sàng chỉ dẫn cho khách hàng từ cửa ra vào đến các dịch vụ bên trong với thái độ thân thiện, nhiệt tình và hiếu khách. Các bảng, biển chỉ dẫn được đặt ở các vị trí thuận tiện để du khách quan sát bằng 3 thứ tiếng (Hàn, Anh, Trung). Vấn đề vệ sinh môi trường luôn được chú trọng, đặc biệt là vẫn đề rác thải. Các thùng rác với nhiều hình dạng, kích thước và màu sắc khác nhau được đặt dọc theo các đường đi. Tại mỗi nơi, mỗi khu vực được phân chia theo những chức năng, nội dung khác nhau đều được trưng bày các hiện vật cổ có giá trị lịch sử và văn hóa nhằm tái hiện lại đời sống sinh hoạt, sản xuất của cư dân Hàn trong quá khứ như: khu nhà cổ, khu nghề thủ công truyền thống, khu trờ chơi dân gian, khu tái hiện nghi lễ truyền thống… Đến nơi đây du khách được chiêm ngưỡng hoặc tham gia vào các hoạt động mang tính truyền thống của cư dân Hàn.

Mô hình làng cổ của Hàn Quốc được coi như một bảo tàng ngoài trời lưu giữ những giá trị văn hóa truyền thống của đất nước, con người Hàn Quốc trong chiều dài lịch sử. Đây cũng là một trong những điểm du lịch hấp dẫn và thu hút khách du lịch trong nước và quốc tế của Hàn Quốc.

Một phần của tài liệu Nghiên cứu phát triển du lịch văn hóa tại thành phố việt trì (Trang 28 - 30)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(113 trang)