Kinh nghiệm trong nước

Một phần của tài liệu Nghiên cứu phát triển du lịch văn hóa tại thành phố việt trì (Trang 30 - 32)

4. Phƣơng pháp nghiên cứu

1.3.2. Kinh nghiệm trong nước

Với bề dày lịch sử của Việt Nam, du lịch văn hóa là loại hình du lịch đã và đang được định hướng phát triển của ngành du lịch Việt Nam. Hiện nay, du lịch văn hóa Việt Nam chủ yếu khai thác các di tích lịch sử, di tích văn hóa, lễ hội, nghệ thuật biểu diễn truyền thống, phong tục tập quán, làng nghề truyền

thống … để thu hút khách du lịch trong nước và quốc tế. Du lịch văn hóa cũng đã mang lại những hiệu quả rõ rệt về kinh tế, văn hóa, xã hội, môi trường cũng như việc trùng tu và bảo tồn các di tích, giữ gìn và phát huy các giá trị văn hóa bản địa. Tại một số địa phương du lịch văn hóa đã được chú trọng và xây dựng các chính sách, chiến lược phát triển.

Hội An: trở thành cái tên quen thuộc đối với du khách trong nước và quốc tế với khu phố cổ được xây dựng từ thế kỷ XVI cho đến nay vẫn gần như còn nguyên vẹn. Chính quyền địa phương ở đây đã làm tốt công tác bảo tồn và tuyên truyền giáo dục cộng đồng trong việc giữ gìn bản sắc văn hóa bản địa. Quá trình trùng tu, cải tạo các công trình kiến trúc nhà cổ tại Hội An sẽ được nhà nước hỗ trợ kinh phí và lấy ý kiến của các chuyên gia để giữ được các nét kiến trúc cổ truyền thống. Nhờ sự nỗ lực lớn trong bảo tồn khu phố cổ Hội An, đặc biệt là kiến trúc khu phố cổ, nên ngày 4 tháng 12 năm 1999, Tổ chức Văn hóa – Khoa học – Giáo dục Liên hiệp quốc UNESCO đã ghi tên Hội An vào danh mục các di sản Văn hóa thế giới.Năm 2008, Hội An lại được vinh hạnh được trở thành thành phố trực thuộc tỉnh – Thành phố Hội An.[22, tr.32] Nếp sinh hoạt của cộng đồng địa phương được duy trì và đặc biệt các gia đình làm nghề truyền thống sẽ được khuyến khích để giữ gìn và phát huy. Đến với Hội An du khách được trải nghiệm nhiều sản phẩm du lịch khác nhau tránh sự nhàm chán, đơn điệu và kéo dài thời gian lưu trú tại điểm đến hấp dẫn này.

Mai Châu – Hòa Bình:Được biết đến là một trong những điểm đến du lịch văn hóa của miền Bắc Việt Nam, người dân sinh sống ở đây chủ yếu là dân tộc Thái xưa kia gọi là Mường Mun. Dân tộc Thái tại Mai Châu sống khá tập trung và giữ được nhiều nét văn hóa truyền thống, đặc biệt là nhà sàn của người Thái. Khi đến với Mai Châu du khách được biết đến các địa danh như bản Lác, bản Pom Coọng, bản Văn…ngoài ra còn có các di tích, di chỉ khảo cổ học như hang Láng, hang Khẩu Phục…

Mai Châu phát triển du lịch văn hóa chủ yếu dựa vào giá trị văn hóa bản địa, phong tục tập quán của dân tộc Thái còn gìn giữ được ở nơi đây. Tuy nhiên, trong thời gian ngắn trở lại đây do chất lượng dịch vụ chưa cao, nhân lực du lịch

còn nhiều hạn chế, nhiều phong tục tập quán đang bị mai một, thương mại hóa; cảnh quan thiên nhiên không còn giữ được vẻ hoang sơ, các công trình nhà ở kiên cố mọc lên xen kẽ giữa các bản làng thay cho những ngôi nhà sàn truyền thống; chưa xây dựng được các sản phẩm du lịch độc đáo và đa dạng thu hút du khách; công tác quảng bá du lịch chưa được quan tâm đầu tư, tình trạng xả thải gây ô nhiễm môi trường chưa được quan tâm giải quyết; việc bảo tồn, giữ gìn và phát huy các giá trị văn hóa truyền thống chưa được quan tâm đúng mức… từ đó làm giảm đi giá trịdu lịch của địa phương. Vì vậy, để hoạt động du lịch văn hóa phát triển và mang lại hiệu quả cao đòi hỏi chính quyền địa phương cần có những giải pháp bảo tồn và phát huy các giá trị văn hóa bản địa, nâng cao chất lượng dịch vụ du lịch, đa dạng hóa sản phẩm du lịch gắn liền với các giá trị văn hóa truyền thống; tổ chức các lớp bồi dưỡng nghiệp vụ cho đội ngũ cán bộ, nhân viên tại các đơn vị kinh doanh du lịch và người dân tại các điểm du lịch; niêm yết công khai giá dịch vụ, giữ gìn, phát huy bản sắc văn hóa trước hết thể hiện qua trang phục, vận động nhân dân các bản du lịch mặc trang phục dân tộc Thái…

Một phần của tài liệu Nghiên cứu phát triển du lịch văn hóa tại thành phố việt trì (Trang 30 - 32)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(113 trang)