Đối với chính quyền địa phương

Một phần của tài liệu Nghiên cứu phát triển du lịch văn hóa tại thành phố việt trì (Trang 90 - 113)

4. Phƣơng pháp nghiên cứu

3.3.2. Đối với chính quyền địa phương

Chính quyền địa phương cần nhận thức được tầm quan trọng của việc phát triển du lịch văn hóa đối với sự phát triển kinh tế - xã hội của thành phố; cùng với các cơ quan quản lý nhà nước xâu dựng các quy chế xử phạt đối với những hành vi vi phạm luật du lịch, luật di sản…

Thường xuyên tổ chức giáo dục, tuyên truyền rộng dãi cho người dân trên địa bàn thành phố các kiến thức về văn hóa, du lịch, môi trường, vệ sinh an toàn thực phẩm, các quy định của nhà nước về phát triển du lịch văn hóa, quan tâm tạo điều kiện, khuyến khích người dân tham gia hoạt động kinh doanh du lịch văn hóa.

Giám sát, kiểm tra thường xuyên và chặt chẽ các hoạt động khai thác, kinh doanh du lịch văn hóa, báo cáo cơ quan quản lý cấp cao hơn để kịp thời xử lý.

Kiểm tra, giám sát và có các biện pháp xử lý nghiêm khắc đối với các trường hợp vi phạm.

Hỗ trợ người dân tham gia vào hoạt động kinh doanh du lich để tăng thu nhập, cải thiện đời sống.

3.3.3.Đối với doanh nghiệp du lịch

Các doanh nghiệp kinh doanh dịch vụ du lịch (nhà hàng, khách sạn, công ty lữ hành, khu du lịch…) cần nâng cao ý thức trách nhiệm trong hoạt động kinh doanh. Tuân thủ nghiêm túc các quy định pháp luật về du lịch, di sản, môi trường…

Cần kiểm tra định kỳ các trang thiết bị, cơ sở vật chất đảm bảo hoạt động tốt đáp ứng nhu cầu phát triển du lịch nói chung và du lịch văn hóa nói riêng tại cơ sở mình.

Tổ chức tuyển dụng, đào tạo cán bộ, nhân viên có kiến thức, tay nghề để đảm bảo chất lượng dịch vụ.

- Đóng góp từ thu nhập du lịch cho hoạt động bảo tồn, theo đó cần quy định cụ thể tỷ lệ đóng góp kinh phí cho hoạt động bảo tồn các giá trị di sản từ thu nhập du lịch.

- Xây dựng cơ sở vật chất phục vụ du lịch cần có quy hoạch, tránh làm ảnh hưởng tới các di sản, các tài nguyên du lịch của địa phương

- Khi xây dựng các chương trình du lịch, chú ý đến yếu tố di sản cần được bảo vệ, tôn tạo

- Tuyên truyền, quảng bá về giá trị của các di sản, các tài nguyên du lịch văn hóa, đồng thời bảo tồn và phát huy các giá trị đó

3.3.4. Đối với người dân địa phương

- Giáo dục, nâng cao ý thức của cộng đồng địa phương về trách nhiệm bảo vệ các giá trị văn hóa bản địa.

- Khuyến khích cộng đồng tham gia vào quá trình quy hoạch và giám sát thực hiện quy hoạch phát triển du lịch văn hóa nơi gắn liền với cuộc sống của cộng đồng. Điều đó không chỉ góp phần đảm bảo cho quy hoạch đi vào cuộc sống trên cơ sở những hiểu biết phong phú và cụ thể của cộng đồng đối với mảnh đất mà họ gắn bó, mà còn để cộng đồng hiểu được những gì sẽ biến đổi trên mảnh đất của họ; những gì họ có thể tham gia vào hoạt động phát triển du lịch để có được cuộc sống tốt hơn; và để cộng đồng có được sự chuẩn bị tốt hơn cho những công việc mới cùng với trách nhiệm bảo vệ các giá trị tự nhiên, văn hóa truyền thống trong quá trình phát triển du lịch

Tiểu kết chƣơng 3

Quá trình khảo sát thực tiễn hoạt động du lịch văn hóa thành phố Việt Trì đã giúp tác giả có những góc nhìn gần hơn, hiểu rõ hơn và đưa ra các nhóm giải pháp nhằm phát triển du lịch văn hóa tại thành phố Việt Trì: tổ chức, quản lý hoạt động du lịch văn hóa; đầu tư cơ sở vật chất; nguồn nhân lực; sản phẩm; tăng cường công tác tuyên truyền, quảng bá; bảo tồn di sản văn hóa. Hệ thống các giải pháp này được xây dựng nhằm góp phần thúc đẩy việc quản lý, tổ chức phát triển, khai thác sản phẩm du lịch văn hóa tại thành phố Việt Trì một cách hiệu quả, đáp ứng chủ trương đưa du lịch trở thành ngành kinh tế mũi nhọn trong hoạt động phát triển kinh tế - xã hội của thành phố.

Trong hành trình phát triển cả xã hội, du lịch văn hóa đã thể hiện vị trí bằng “nét” của riêng mình. Du lịch văn hóa tại thành phố Việt Trì đang dần trở thành một mảng màu đẹp, một “nét vẽ” ấn tượng trên bức tranh chung của du lịch văn hóa cả nước nói chung và vùng trung du miền núi phía Bắc nói riêng. Đó cũng là khát vọng của đề tài nghiên cứu.

KẾT LUẬN

Trên thế giới hiện nay nhiều quốc gia đã và đang xác định du lịch là ngành kinh tế mũi nhọn trong nền kinh tế quốc dân. Du lịch không chỉ mang lại thu nhập cho nền kinh tế mà còn là cơ hội hội nhập kinh tế quốc tế, là ngành kinh tế tổng hợp nên du lịch cũng là điều kiện để thúc đẩy kinh tế liên ngành, mang lại giá trị kinh tế, văn hóa cho đời sống cộng đồng. Cùng với sự phát triển chung và vai trò to lớn của ngành du lịch, du lịch văn hóa đã thể hiện được vị trí của mình bằng màu sắc riêng.

Nghiên cứu về du lịch văn hóa thành phố Việt Trì học viên như dựng lên được bức tranh lịch sử của vùng đất Tổ, của thành phố “ngã ba sông”. Vùng đất ấy chiếm một vị trí chiến lược quan trọng trong suốt chiều dài lịch sử dân tộc. Nơi đây được coi là tấm đệm giữa miền Tây Bắc – Việt Bắc và thủ đô Hà Nội. Với vị trí đặc biệt là hợp lưu của ba con sông lớn, là đỉnh tam giác châu thổ sông Hồng, Việt Trì được coi là điểm nút giao thông nói liền các tỉnh miền núi phía Bắc với Hà Nội và các tỉnh vùng đồng bằng Bắc Bộ rộng lớn, là cửa ngõ giao lưu giữa các nền văn hóa. Vùng đất này không chỉ ẩn chứa những giá trị văn hóa cơ bản nhất của nền văn minh Lạc Việt mà còn tiếp thu những tinh hoa văn hóa của các vùng miền trong khu vực. Sự hội nhập văn hóa đã tạo ra giá trị văn hóa độc đáo của vùng đất này. Với vị trí đắc địa, điều kiện tự nhiên và dân cư thuận lợi, vùng đất này xứng đáng để các vua Hùng chọn làm kinh đô, xây dựng nền móng cho đất nước Việt Nam ngày nay.

Việt Trì là vùng đất có nhiều di chỉ khảo cổ, di tích lịch sử, danh lam gắn liền thời đại các Vua Hùng và công cuộc giữ gìn, bảo vệ, xây dựng đất nước, với hàng trăm lễ hội mang nét văn hóa đặc trưng vùng đất Tổ.Đây là kho tàng di sản văn hóa vô giá, là niềm tự hào của vùng đất mạch nguồn trong dòng chảy lịch sử mấy ngàn năm của dân tộc, từ thời đại Hùng Vương dựng nước đến thời đại Hồ Chí Minh giữ nước.

Bên cạnh đó, Việt Trì còn là vùng đất có nhiều tiềm năng về đất đai, lao động, du lịch, cùng với cơ sở vật chất kỹ thuật, kết cấu hạ tầng kinh tế-xã hội được đầu tư khá hoàn thiện, tạo môi trường thuận lợi cho phát triển các ngành kinh tế, du lịch…

Du lịch văn hóa phát triển tại thành phố Việt Trì như “cây được trồng trền vùng đất phù sa màu mỡ” với sự đậm đặc của các giá trị văn hóa vật thể và phi vật thể trên vùng đất này. Với những truyền thuyết mang “cái lõi” là sự thực lịch sử mà người viết

muốn khẳng định trong đó; Với những công trình di tích lịch sử còn sừng sững với thời gian như minh chứng cho “khối tài sản văn hóa” khổng lồ của vùng đất này; Với các di chỉ khảo cổ học minh chứng cho tiến trình lịch sử nơi nơi nói riêng và dân tộc Việt Nam nói chung. Bên cạnh chất đậm đặc văn hóa, ngã ba Bạch Hạc - Việt Trì còn được biết đến là một thắng cảnh thiên nhiên nổi tiếng của vùng Tây Bắc. Đồng thời mỗi phong tục, tập quán, lễ hội nơi đây đều gắn liền với lịch sử thời kỳ Hùng Vương như tục giã bánh trưng, bánh giày, hội hát Xoan, bơi chải, lễ hội Tịch Điền…

Thành phố Việt Trì không chỉ mang trong mình những giá trị văn hóa, lịch sử mà còn ghi dấu quá trình công nghiệp hóa – hiện đại hóa của một thành phố trẻ trong quá trình hội nhập và phát triển. Từ một vùng đất hình thành thôn Việt Trì rồi đến thị trấn Việt Trì, thị xã Việt Trì và đến năm 1962 thành lập thành phố Việt Trì, mảnh đất này đã có được những giá trị văn hóa của một xã hội hiện đại.

Việt Trì còn được xác định là 1 trong 12 đô thị cấp vùng của cả nước và được Chính phủ xác định là trung tâm kinh tế vùng, có vai trò quan trọng về chính trị, kinh tế, văn hóa, xã hội, an ninh quốc phòng trong chiến lược phát triển của tỉnh và vùng trung du miền núi Bắc Bộ. Với tiềm năng to lớn về lịch sử, văn hóa và nhiều lợi thế phát triển kinh tế-xã hội, Việt Trì có đủ điều kiện để xây dựng Thành phố lễ hội về với cội nguồn dân tộc Việt Nam. Thành phố đã tiến hành Quy hoạch xây dựng Thành phố lễ hội về với cội nguồn dân tộc Việt Nam giai đoạn 2011-2020, tầm nhìn đến năm 2030.

Theo quy hoạch, toàn bộ không gian, kiến trúc, hạ tầng đô thị của Thành phố lễ hội sẽ được mở rộng phát triển theo hướng hiện đại, khang trang, xanh, sạch, đẹp; trong đó các trung tâm lễ hội lớn như Khu di tích lịch sử Đền Hùng, Quảng trường Hùng Vương, các trung tâm hành chính của tỉnh sẽ được đầu tư mở rộng để ngày càng đáp ứng như cầu phát triển của xã hội.

Hiện nay, du lịch văn hóa tại thành phố Việt Trì phát triển chưa xứng tầm với tiềm năng của vùng đất này. Yêu cầu đặt ralà phải hệ thống hóa được tài nguyên du lịch văn hóa, các điều kiện để phát triển du lịch văn hóa và dựa trên thực trạng phát triển du lịch văn hóa tại thành phố Việt trì đề xuất một số giải pháp nhằm thúc đẩy phát tiển loại hình du lịch văn hóa xứng tầm với những giá trị mà vùng đất đã được thiên nhiên và lịch sử ưu đãi.

TÀI LIỆU THAM KHẢO

1. Trần Thúy Anh (chủ biên) (2014), Giáo trình du lịch văn hóa – Những vấn đề lý luận và nghiệp vụ, NXB Giáo dục Việt Nam.

2. Trần Thúy Anh(chủ biên) (2010), Ứng xử văn hóa trong du lịch, NXB Đại học Quốc gia Hà Nội, tr.22.

3. Nguyễn Văn Âu (2000), Một số vấn đề về địa danh học Việt Nam, NXB Đại học Quốc gia, tr41.

4. Nguyễn Văn Bình (2005), Phát triển du lịch sinh thái, du lịch văn hóa – một công cụ bảo vệ môi trường tự nhiên và môi trường xã hội, Bảo vệ môi trường du lịch, Tổng cục Du lịch, tr.98.

5. Nguyễn Văn Đính, Trần Thị Minh Hòa (2009), Giáo trình kinh tế du lịch, NXB Đại học kinh tế quốc dân.

6. Nguyễn Phạm Hùng (2013), Nghiên cứu phát triển du lịch văn hóa vùng đồng bằng sông Hồng, những vấn đề lý luận. Đề tài khoa học trọng điểm nhóm A,Đại học Quốc gia Hà Nội.

7. Đoàn Hải Hưng – Trần Văn Thục – Nguyễn Phi Nga (2009), những làng văn hóa văn nghệ dân gian đặc sắc ở tỉnh Phú Thọ, NXB Từ điển Bách khoa.

8. Luật Du lịch Việt Nam (2005)

9. Phạm Trung Lương (chủ biên) (2013), tài nguyên và môi trường Việt Nam, NXb Giáo dục, Tr.32.

10. Vũ Thanh Ngọc (2015), nghiên cứu phát triển du lịch văn hóa tỉnh Lào Cai. Luận văn thạc sĩ du lịch

11. Nhiều tác giả (2001), Việt Trì xưa và nay, NXB Sở Văn hóa Thông tin Thể thao Phú Thọ - Hội Văn nghệ Dân gian Phú Thọ.

12. Nhiều tác giả (2006), Di tích lịch sử văn hóa thời đại Hùng Vương trên đất Việt Trì, NXB Sở Văn hóa Thông tin Thể thao Phú Thọ.

13. Nhiều tác giả (2007), Thời đại Hùng Vương, lịch sử - kinh tế - chính trị - văn hóa – xã hội, NXB Văn học.

14. Nhiều tác giả (2001), Tổng tập văn nghệ dân gian Đất Tổ (tập 2), NXB sở VHTTTT Phú Thọ - Hội VNDG Phú Thọ.

15. Dương Văn Sáu (2010), phát triển sản phẩm du lịch ở Việt Nam, tạp chí Du lịch Việt Nam số 3, tr33.

16. Trịnh Sinh (2005), Báo cáo sơ bộ cuộc khai quật địa điểm khảo cổ học Làng Cả năm 2005, Viện khảo cổ học.

17. Sở Văn hóa Thể thao và Du lịch tỉnh Phú Thọ (2012), Quy hoạch tổng thể phát triển du lịch tỉnh Phú Thọ đến năm 2020, định hướng đến năm 2030,Phú Thọ.

18. Trần Đức Thanh (2005), Nhập môn khoa học du lịch, Nxb Đại học Quốc gia Hà Nội, tr.20.

19. Ngô Đức Thịnh (2009), bản sắc văn hóa vùng ở Việt Nam, NXB Giáo dục. 20. Phạm Bích Thủy (2011), nghiên cứu phát triển du lịch văn hóa tỉnh Thái Bình. 21. Lê Thông, Nguyễn Minh Tuệ, Tổ chức lãnh thổ du lịch, Nxb Giáo dục, tr20. 1998. 22. Trần Quốc Vượng (1998), Việt Nam cái nhìn địa – văn hóa, NXB Văn hóa dân tộc. 23. Trung tâm quản lý bảo tồn di tích Hội An, Nghề truyền thống ở Hội An, tr.32, 2008.

24. https://vi.wikipedia.org

PHỤ LỤC

MỘT SỐ TUYẾN DU LỊCH VĂN HÓA LIÊN TỈNH

Việt Trì - Sơn La - Điện Biên

+ Việt Trì - Sơn La - Điện Biên: tên gọi chương trình "Du lịch lịch sử". Lộ trình cụ thể: Hà Nội - Đền Hùng - Nhà tù Sơn La - Điện Biên Phủ.

Với những thế mạnh về điều kiện kinh tế - xã hội đang trên đà phát triển, tiềm năng du lịch và đặc biệt là nền văn hóa tộc người đa dạng, đặc sắc, Sơn La hứa hẹn là một điểm đến hấp dẫn trong lịch trình Tây Bắc. Chủ tịch Hồ Chí Minh trong lần tới thăm Sơn La dường như đã tiên lượng được sự khởi sắc của vùng đất này, Người đã bày tỏ suy nghĩ đó qua lời căn dặn hãy biến Sơn La thành "hòn ngọc của Tây Bắc".

Không chỉ có thiên nhiên hùng vĩ, tươi đẹp đặc trưng của vùng cao mà Sơn La còn sở hữu những tài nguyên thiên phú khác như các cao nguyên màu mỡ, phì nhiêu, các bản làng người Thái đen tiêu biểu, các di tích văn hóa, di tích lịch sử - cách mạng nổi tiếng.

Bên cạnh đó là hệ thống cơ sở hạ tầng tương đối thuận tiện. Giao thông thông suốt với 2 tuyến đường bộ: quốc lộ 32 đi Thu Cúc - Phú Thọ sang Phù Yên và Hà Nội theo quốc lộ 32 đi Phú Thọ - Hòa Bình rồi theo quốc lộ 6 đi Sơn La. Sân bay Nà Sản nằm giữa cao nguyên rộng lớn chỉ cách trung tâm thị xã chưa đầy 20km. Hệ thống cơ sở vật chất kỹ thuật đang dần được nâng cấp nhờ tốc độ đô thị hóa cao và sự phát triển về kinh tế - xã hội vùng. Các chính sách về du lịch của tỉnh tập trung nhiều vào phát triển du lịch văn hóa, chú trọng quy hoạch, khoanh vùng tuyến điểm du lịch, gắn biển cho các bản văn hóa.

Việt Trì - Điện Biên - Lai Châu

+ Việt Trì - Sơn La - Điện Biên - Lai Châu : Chương trình khám phá, tìm hiểu văn hóa dân tộc Thái.

Bên cạnh việc đẩy mạnh loại hình du lịch lịch sử còn đơn điệu ở Điện Biên, cần phối hợp với các loại hình du lịch văn hóa trong tỉnh đồng thời mở rộng tour, tuyến sang Lai Châu với tiềm năng khá mạnh về du lịch bản làng cùng với thiên nhiên hoang sơ, các giá trị văn hóa tộc người còn thuần chất.

Việt Trì - Lào Cai (Sapa) - Lai Châu

+ Việt Trì - Đền Hùng - Sa Pa - Sìn Hồ (Phong Thổ, Pú Đao)

Không chỉ đến với miền đất Sa Pa để hưởng thụ khí hậu độc đáo mà các đối tượng khách nghiên cứu, khách ưa khám phá, mạo hiểm còn có thể mở rộng lịch trình sang Lai Châu, đến với vùng Sìn Hồ hay Phong Thổ với đặc trưng miền núi cao hoang sơ thực sự và các thôn bản người dân tộc xa xôi đến hàng ngày đường đi ô tô và nhiều

Một phần của tài liệu Nghiên cứu phát triển du lịch văn hóa tại thành phố việt trì (Trang 90 - 113)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(113 trang)