Nâng cao nhân thức và trình độ về ứng dụng công nghệ thông tin trong quản lý nhà nước

Một phần của tài liệu Vai trò của công ghệ thông tin trong quản lí nhà nước ở huyện kỳ anh, tỉnh hà tĩnh (Trang 81 - 85)

quản lý nhà nước ở huyện Kỳ Anh, tỉnh Hà Tĩnh

3.2.1. Nâng cao nhân thức và trình độ về ứng dụng công nghệ thôngtin trong quản lý nhà nước tin trong quản lý nhà nước

Một môi trường để các hệ thống ứng dụng CNTT phát huy được sức mạnh là môi trường ở đó các bên tham gia (nhà quản lý - người cung cấp - người sử dụng) chấp nhận và hiểu giá trị mà ứng dụng CNTT có thể mang lại cho xã hội, coi đó như một công cụ tăng cường sức mạnh cho các bên tham gia, thay đổi phương thức sống và làm việc, giảm khoảng cách về không gian và thời gian… họ sẽ thấy được vai trò không thể thiếu của CNTT.

Để ứng dụng thành công CNTT trong QLNN vai trò của cán bộ lãnh đạo là rất quan trọng. Một nhà lãnh đạo quyết tâm và tận tuỵ trong hàng ngũ những nhà lãnh đạo cao cấp là đặc biệt quan trọng trong việc bắt đầu và duy trì các dự án ứng dụng CNTT. Sự tham gia của một người từ hàng ngũ lãnh đạo tối cao là rất cần thiết, bởi vì chỉ có người này mới có đủ quyền hành để đưa ra một quyết định hoặc xoá bỏ quyết định đó, nếu cần. Khi có xung đột trong một dự án, đòi hỏi phải có sự phối hợp giữa các đơn vị hoặc phối hợp về mặt quyền lực thì chỉ có nhánh lãnh đạo ở cấp cao mới có thể xử lý những vấn đề trên. Cuối cùng, nếu có sự chống đối, kháng cự đối với các thay đổi từ dự án ứng dụng CNTT thì chỉ một người ở hàng ngũ lãnh đạo quản lý cấp cao mới có khả năng thúc đẩy, khuyến khích và nếu cần bắt buộc những cán bộ khác phải điều chỉnh và tự thích ứng với môi trường thay đổi. Vì vậy, trong dự án ứng dụng CNTT, lãnh đạo có vai trò rất quan trọng, quyết định sự thành công hay thất bại của dự án. Do đó vấn đề đầu tiên là phải nâng cao nhận thức của cán bộ lãnh đạo về vai trò của công nghệ thông tin trong hoạt động quản

lý nhà nước, cán bộ lãnh đạo phải là người đi đầu trong việc ứng dụng CNTT và trình độ công nghệ thông tin.

Bên cạnh đó, việc ứng dụng công nhệ thông tin trong quản lý nhà nước chính là việc xây dựng Chính phủ điện tử. CPĐT phải là một dịch vụ dành cho người sử dụng cuối cùng và phát triển theo hướng phục vụ nhu cầu. Tuy nhiên, nhiều người dân có thể không sử dụng công nghệ thông tin vì một vài nguyên nhân, trong đó có những nguyên nhân chính như: không quen sử dụng hoặc không có cơ hội tiếp cận CNTT, hay thiếu truy cập Internet, thiếu đào tạo cũng như lo lắng về sự riêng tư và tính bảo mật của thông tin. Mặc dù, CPĐT có thể giúp cho việc cung cấp các dịch vụ công được thuận tiện và dễ dàng, cũng như làm cho các dịch vụ của Chính phủ ngày càng được cải tiến nhưng không một lý do nào trong số những lý do trên có thể làm cho người dân sử dụng ngay CPĐT trừ phi những mối quan tâm, lo lắng trên của họ được giải quyết.

Muốn vậy, cần đưa ra một chiến lược tuyên truyền, nâng cao nhận thức về lợi ích, triển vọng tiềm năng của việc ứng dụng CNTT không chỉ đối với lãnh đạo, cán bộ quản lý mà còn của từng người dân. Đồng thời phải thu hút sự quan tâm của các nhà lãnh đạo cao cấp, những nhà quản lý, các công chức, doanh nghiệp và công dân. Chiến lược này cần được xem như là một phần quan trọng trong quá trình ứng dụng CNTT, đặc biệt xây dựng Chính phủ điện tử.

Nhận thức về CNTT luôn đi kèm với trình độ chuyên môn và mức độ am hiểu về CNTT. Nếu trình độ không cao nhận thức sẽ chậm; đồng thời, nếu không am hiểu hoặc không biết sử dụng CNTT thì nhận thức sẽ không triệt để,. Từ đó sẽ tạo nên những rào cản về mặt tâm lý, thậm chí là có xu hướng chống lại việc triển khai ứng dụng CNTT. Do đó, để thực hiện được giải pháp này cần tập trung một số giải pháp cơ bản sau:

Thứ nhất: Tổ chức các hội nghị triển khai các quan điểm, chủ trương về

ứng dụng CNTT. Đồng thời cần quán triệt quan điểm đầu tư cho CNTT là đầu tư cho phát triển ở tất cả các cấp các ngành, xây dựng và duy trì sự phối hợp chặt chẽ giữa các cơ quan có liên quan trong quá trình triển khai ứng dụng CNTT, đặt biệt là các cơ quan kế hoạch, tài chính … Kết hợp với các hội thảo để giới thiệu các tính năng mà việc ứng dụng CNTT có thể đem lại, đồng thời cung cấp thông tin về tình hình phát triển và kinh nghiệm ứng dụng CNTT của các cơ quan, địa phương đã triển khai thành công.

Thứ hai: Tăng cường trang bị kiến thức về CNTT, kỹ năng sử dụng

CNTT cho đội ngũ cán bộ, công chức. Đây cũng là nội dung rất quan trọng quyết định sự thành công hay thất bại của việc ứng dụng CNTT. Trong công tác đào tạo cần lưu ý phân loại đối tượng để có chương trình và nội dung đào tạo phù hợp. Càng phân chia được nhiều loại đối tượng, hiệu quả đào tạo sẽ càng cao. Chẳng hạn đối với đội ngũ lãnh đạo quản lý, cần trang bị các kiến thức tổng quát về ngành CNTT và các kỹ năng cơ bản phục vụ cho công tác quản lý, tránh đào tạo quá sâu các kỹ năng cơ bản dành nhân viên; Đối với đội ngũ nhân viên, những người thực hiện ở mức tác nghiệp nào sẽ có chương trình đào tạo các kỹ năng tương ứng, phù hợp với chức năng, nhiệm vụ mà họ đảm nhận.

Thứ ba: Tạo ra các hiệu ứng lan tỏa bằng cách tổ chức các phòng trào,

các hội thi ứng dụng CNTT cho đơn vị, hội thi lãnh đạo ứng dụng CNTT giỏi hay có hiệu quả ở các cấp. Nghiên cứu đề xuất các giải pháp sáng tạo về CNTT. Từ đó, khuyến khích được việc tự nâng cao trình độ, tăng nhận thức và đẩy mạnh ứng dụng CNTT ở các đơn vị, đồng thời tạo được môi trường học tập kinh nghiệm giữa các lãnh đạo nói riêng và các mô hình ứng dụng CNTT ở đơn vị nói chung.

Trên thực tế, ở một số Tỉnh, Huyện tổ chức các phong trào, hội thi lãnh đạo ứng dụng CNTT giỏi đã đưa lại những kết quả và hiệu ứng lan tỏa tốt,

thông qua những cuộc thi sẽ nâng cao nhận thức, trình độ về CNTT của cán bộ quản lý, đồng thời nâng cao tầm quan trọng và lợi ích của việc sử dụng CNTT trong hoạt động quản lý nói chung và giao dịch phục vụ cuộc sống nói riêng.

Thứ tư: Cần có chính sách đào tạo về kiến thức và nhận thức điện tử đối

với người dân. Các chính sách này cần xem xét đến các yếu tố về tổ chức lớp học, ngôn ngữ, giớ tính, tuổi tác để đưa lại hiệu quả.

Một trong những khó khăn của huyện Kỳ Anh trong việc ứng dụng CNTT là trình độ về CNTT của người dân còn thấp, tỷ lệ số dân kết nối mạng Internet và có máy tính chưa cao, họ chưa thấy được những lợi ích thiết thực từ việc sử dụng CNTT đưa lại. Vì vậy, trách nhiệm của các cấp lãnh đạo là phải xây dựng chương trình đào tạo, phổ cập nâng cao trình độ CNTT, làm cho họ thấy được vai trò cũng như những lợi ích thiết thực của CNTT trong phục vụ cuộc sống hàng ngày của bản thân. Để làm được điều này đòi hỏi các cấp lãnh đạo có sự phân hóa về mặt trình độ, lứa tuổi, giới tính và nên lồng ghép vào các cuộc họp, các buổi sinh hoạt để thu hút được sự tham gia đông đảo của người dân, Từ đó, đưa lại hiệu quả cao trong thực hiện kế hoạch đề ra.

Thứ năm: Tạo điều kiện thuận lợi, thúc đẩy các cơ sở đào tạo CNTT, thị

trường công nghiệp CNTT và hệ thống Internet được phát triển rộng khắp trong huyện. Đối với việc phát triển Internet cho các xã vùng xa, do hạn chế về điều kiện tự nhiên (nhiều đồi núi và sông ngòi) làm ảnh hưởng đến việc mở rộng hạ tầng kỹ thuật, chính quyền Kỳ Anh cần tạo điều kiện để đẩy mạnh việc triển khai hệ thống truyền thông qua vệ tinh (VSAT). Đây là giải pháp hữu hiệu để nâng cao trình độ và nhận thức của người dân nói chung ở Kỳ Anh, từ đó rút ngắn khoảng cách số giữa thành thị và nông thôn. Sự phát triển của CNTT nói chung không những sẽ thúc đẩy sự phát triển của ứng dụng CNTT mà còn thúc đẩy sự phát triển KT-XH của huyện. Bên cạnh đó, cần có

những chính sách hỗ trợ khuyến khích các ơ sở đào tạo về CNTT, có kế hoạch mở các lớp bồi dưỡng CNTT cho cán bộ, công chức và nhân dân.

Thứ sáu: Thông qua các phương tiện thông tin đại chúng để tăng cường

tuyên truyền, quảng bá hình ảnh và hướng dẫn khai thác các loại dịch vụ công đã được cung cấp dưới sự hỗ trợ của CNTT đến từng những người dân và các doanh nghiệp trong toàn huyện. Để thực hiện được giải pháp này đòi hỏi có sự đầu tư và kế hoạch cụ thể của cán bộ quản lý trong việc chỉ đạo thực hiện kế hoạch, Đồng thời phải tổ chức các buổi tập huấn hướng dẫn lợi ích và cách khai thác, sử dụng các dịch vụ công, có như vậy mới đưa lại hiệu quả.

Thứ bảy: Qua trình ứng dụng CNTT trong QLNN cần có biện pháp

tuyên truyền để xây dựng sự tin cậy giữa các bên tham gia vào sự an toàn, an ninh riêng tư với những lợi ích rõ ràng cho các bên tham gia trong việc cung cấp thông tin và dịch vụ trực tuyến.

Một trong những rào cản tâm lý của người dân và doanh nghiệp trong việc khai thác và sử dụng CNTT đó là tính bảo mật, họ sợ bị lộ những bí mật trong kinh doanh hay những bí mật về đời tư khi sử dụng CNTT. Do đó,

Một phần của tài liệu Vai trò của công ghệ thông tin trong quản lí nhà nước ở huyện kỳ anh, tỉnh hà tĩnh (Trang 81 - 85)

Tải bản đầy đủ (DOC)

(106 trang)
w