Tăng cường hiệu quả ứng dụng công nghệ thông tin

Một phần của tài liệu Vai trò của công ghệ thông tin trong quản lí nhà nước ở huyện kỳ anh, tỉnh hà tĩnh (Trang 91 - 93)

Trước hết là việc tin học hóa một số khâu công việc cần thiết. Đây là một trong những mục tiêu quan trọng của việc ứng dụng CNTT trong cơ quan quản lý nhà nước. Tin học hóa ở đây có thể hiểu là việc đưa các chương trình ứng dụng vào thực hiện các công việc như: điều hành, quản lý của lãnh đạo; tác nghiệp của nhân viên và việc cung cấp dịch vụ công cho người dân, doanh nghiệp.

Tuy nhiên, như đã phân tích ở phần hiện trạng, vẫn chưa có cơ quan nào có sự đột phát về vấn đề này. Việc ứng dụng CNTT ở các cơ quan quản lý nhà nước ở Kỳ Anh đa số vẫn là dừng lại ở việc soạn thảo văn bản và gởi báo cáo qua email. Tuy đã có một số ứng dụng được viết theo yêu cầu riêng nhưng vẫn còn ít, cần còn hoạt động độc lập chưa phát huy được hết hiệu quả của việc ứng dụng CNTT.

Bên cạnh đó, việc phát triển các trang web còn manh mún, giao diện chưa được nhất quán và mức độ cung cấp các dịch vụ công cao nhất cũng chỉ mới dừng lại ở mức độ 1 (theo 4 mức độ của Bộ TTTT). Do đó, trong thời gian tới, các cơ quan quản lý nhà nước ở Kỳ Anh cần tập trung hơn cho việc tin học hóa các công việc phục vụ cho điều hành, tác nghiệp để tăng chất lượng, hiệu quả trong công việc và trong cung cấp dịch vụ công. Ba biện pháp cụ thể để thực hiện cho giải pháp này như sau:

Thứ nhất: Ưu tiên nâng cấp hệ thống email hiện có để đáp ứng được

yêu cầu trao đổi thông tin thường xuyên. Trong ứng dụng CNTT nói chung, E-mail là một công cụ cơ bản và quan trọng nhất. Nó đảm nhận nhiệm vụ chính cho trao đổi thông tin cả bên trong và ngoài hệ thống. Đó cũng là lý do tại sao khi đánh giá mức độ ứng dụng CNTT người ta thường quan tâm đến việc “có sử dụng email hay không”. Hiện trạng của hệ thống email của Huyện

đang còn hạn chế, chưa đáp ứng được nhu cầu của nhân dân. Mặt khác việc thiếu công cụ hỗ trợ cho quản trị cũng góp phần làm cho hệ thống này hoạt động không được hiệu quả.

Thứ hai: Ứng dụng các công nghệ truyền thông đa phương tiện để thực

hiện việc trao đổi thông tin, điều hành, đào tạo từ xa và họp qua mạng. Điều này sẽ nâng cao chất lượng và hiệu quả của công tác lãnh đạo, điều hành, đồng thời tiết kiệm được nhiều thời gian và chi phí tổ chức hội họp. Trong khi hệ thống AGNET chưa đáp ứng được yêu cầu, có thể ưu tiên triển khai ứng dụng này trong hệ thống mạng nội bộ của các đơn vị.

Thứ ba: Phát triển mới các ứng dụng hay các hệ thống thông tin phục

vụ cho các cơ quan nhà nước, người dân và doanh nghiệp. Trong đó phải chú trọng các ứng dụng về: Hệ thống email toàn Huyện; Hội nghị trực tuyến đến xã; Quản lý văn bản và điều hành; Nâng cấp xây dựng các CSDL chuyên ngành; Số hóa dữ liệu phi số; Hoàn thiện cổng thông tin và các trag thông tin của CQNN; Hoàn thiện hệ thống 1 cửa điện tử; tiến hành xây dựng thí điểm xã điện tử.

Thứ tư: Nâng cấp và mở rộng các dịch vụ công lên mức tối thiếu là

mức độ 3 (theo 4 mức độ của Bộ TTTT). Trên cơ sở đó, tập trung các dịch vụ này và phát triển thành cổng thông tin tích hợp cung cấp các dịch vụ công cho người dân, doanh nghiệp. Chỉ từ một cổng thông tin duy nhất, bất kỳ người dân hay doanh nghiệp nào cũng có thể sử dụng các dịch vụ công trực tuyến, điều này cho sẽ làm cho việc cung cấp và khai thác dịch vụ công được thuận lợi và hiệu quả hơn. Song song đó, cần phát huy thế mạnh về tính minh bạch của thông tin trên môi trường mạng. Các trang web phải có nhiều kênh thông tin để tiếp nhận ý kiến phản hồi như: hệ thống hỏi-đáp, diễn đàn, giao lưu trực tuyến. Hơn thế nữa, cần kết hợp đẩy mạnh việc cải cách hành chính cho phù hợp với việc ứng dụng CNTT, triển khai rộng khắp các mô hình giao dịch một cửa liên thông, hướng tới việc xây dựng các Trung tâm giao dịch một cửa

Cần lưu ý, việc phát triển các ứng dụng trong nhóm giải pháp này cần tuân thủ theo các giải pháp phát triển ứng dụng cho xu hướng tích hợp đã nêu.

Một phần của tài liệu Vai trò của công ghệ thông tin trong quản lí nhà nước ở huyện kỳ anh, tỉnh hà tĩnh (Trang 91 - 93)