Một số giải pháp khác

Một phần của tài liệu Vai trò của công ghệ thông tin trong quản lí nhà nước ở huyện kỳ anh, tỉnh hà tĩnh (Trang 93 - 102)

Bên cạnh các giải pháp trên, cần thực hiện tốt một số giải pháp khác như: Tăng cường các hoạt động kiểm tra, giám sát, đánh giá nhằm nâng cao hiệu quả ứng dụng CNTT trong QLNN; Đổi mới phương pháp, cách thức ứng dụng CNTT trong hoạt động QLNN; phát triển ứng dụng CNTT theo xu hướng tích hợp; Tạo điều kiện về môi trường tài chính, chính sách nhằm tăng cường chuyển giao và ứng dụng công nghệ thông tin trong quản lý nhà nước.

* Tăng cường các hoạt động kiểm tra, giám sát, đánh giá nhằm nâng cao hiệu quả ứng dụng công nghệ thông tin trong quản lý nhà nước

Để thực hiện quá trình ứng dụng CNTT trong hoạt động QLNN có hiệu quả đòi hỏi trong quá trình thực hiện kế hoạch, dự án phải tăng cường kiểm tra, giám sát, đánh giá kết quả thực hiện để có phương hướng điều chỉnh phù hợp. Muốn vậy cần phải quán triệt nhóm giải pháp sau:

Thứ nhất: Cơ quan tổ chức, chịu trách nhiệm về ứng dụng CNTT phải

phát huy được vai trò của mình. Với bản chất đặc thù của ứng dụng CNTT, đặc biệt là mối quan hệ chặt chẽ với cải cách hành chính mang tính liên thông giữa các cơ quan nhà nước, phải xây dựng bộ máy điều hành chặt chẽ từ cấp huyện đến cấp xã.

Thứ hai: Đưa ra chiến lược chỉ đạo từ trên xuống, điều phối thực hiện

toàn bộ chương trình ứng dụng CNTT để đảm bảo những sáng kiến đơn lẻ được triển khai và thực hiện thống nhất; Tập trung được các chủ thể có liên quan để xây dựng tầm nhìn, chiến lược, kế hoach ứng dụng CNTT.

Thứ ba: Thường xuyên đánh giá khả năng sẵn sàng điện tử để sửa đổi,

điều chỉnh văn bản hợp lý, điều phối và giám sát sử dụng vốn cơ bản, xem xét đầu tư cho các sáng kiến mới.

Thứ tư: Xây dựng thước đo đánh giá kết quả thực hiện từng kế hoạch,

đồng thời giám sát đánh giá tiến độ đã đạt được trong quá trình xây dựng các hệ thống ứng dụng CNTT. Điều này giúp đánh giá đúng và đầy đủ kết quả thực hiện qua từng giai đoạn, từ đó có giải pháp điều chỉnh kịp thời đưa lại hiệu quả cao.

* Đổi mới phương pháp, cách thức ứng dụng CNTT trong hoạt động QLNN

Một trong những nguyên nhân dẫn đến thất bại của Đề án 112 chính là mô hình tổ chức khi triển khai chưa thống nhất và chưa phù hợp. Đơn vị phụ trách triển khai Đề án 112 ở chính quyền các tỉnh không giống nhau, Mặt khác, Ban điều hành không có chức năng quản lý nhà nước về CNTT nhưng vẫn tổ chức thẩm định các dự án về CNTT và hướng dẫn Ban quản lý đề án ở các tỉnh thẩm định thiết kế kỹ thuật, tổng dự toán, trái với nghị định, quy định về quản lý đầu tư xây dựng cơ bản. Tất cả những điều này gây ra tình trạng chồng chéo ở các địa phương trong việc thực hiện các mục tiêu của đề án.

Những nguyên nhân bất cập nêu trên cho thấy rõ, nếu muốn ứng dụng CNTT thành công, chính quyền Kỳ Anh cần có sự thay đổi về mô hình tổ chức của đơn vị phụ trách ứng dụng CNTT cho phù hợp. Cụ thể như sau:

Các kế hoạch triển khai ứng dụng CNTT phải được cụ thể hóa bằng các chương trình hành động. Đồng thời, thành lập Ban Chủ nhiệm chương trình

ứng dụng CNTT (hoặc Ban chỉ đạo CNTT nếu cần thiết) cùng với đơn vị chủ

lực về ứng dụng CNTT để thực hiện chương trình hành động đã đề ra. Ban Chủ nhiệm này cần có sự tham gia của lãnh đạo cấp cao của huyện để tăng cường quyền hạn và sự phối hợp giữa các đơn vị khác trong huyện. Để thực hiện kế hoạch ứng dụng CNTT Huyện đã giao cho Phòng Văn hóa & Thông tin chủ trì, nhưng mãi đến 2014 Huyện mới thành lập được Ban chỉ đạo Công nghệ thông tin huyện Kỳ Anh (Quyết định số 7650/QĐ-UBND ngày

15/9/2014) để hoạt động triển khai ứng dụng CNTT trong chính quyền huyện được hiệu quả.

* Phát triển ứng dụng CNTT theo xu hướng tích hợp

Một hạn chế lớn của các kế hoạch ứng dụng CNTT hiện nay thường là không có định hướng hay chiến lược rõ ràng nào việc tích hợp trong tương lai. Nhất là ở Kỳ Anh việc phát triển ứng dụng CNTT ở các cơ quan quản lý nhà nước còn manh mún, tự phát, đặc biệt là chưa có định hướng chiến lược nào cho việc ứng dụng CNTT của cơ quan quản lý nhà nước. Nếu tình trạng này kéo dài sẽ tạo ra các sự cố về kỹ thuật khi thực hiện trao đổi thông tin giữa các ứng dụng hay các hệ thống thông tin; dẫn đến tình trạng đầu tư mới lại hoàn toàn hoặc phải đầu tư thêm các ứng dụng trung gian, vừa mất thời gian, gây lãng phí và tạo yếu tố bất ổn tiềm ẩn trong hệ thống.

Xu hướng tích hợp của ứng dụng CNTT là một tất yếu để đảm bảo cho việc ứng dụng CNTT được hiệu quả. Để đảm bảo cho xu hướng tích hợp này cần thực hiện 2 giải pháp sau:

Thứ nhất: Phát triển các chương trình ứng dụng trong các cơ quan quản

lý nhà nước cần được xây dựng theo xu hướng web hóa. Nếu bị hạn chế về kỹ thuật, yêu cầu tối thiểu phải có một thành phần (module) chạy trên nền tảng của công nghệ web. Các ứng dụng web được phát triển phải đáp ứng được các yêu cầu về công nghệ web tiên tiến. Điều này sẽ đảm bảo cho việc phát triển các cổng thông tin tích hợp (portal) sau này. Đồng thời việc phát triển ứng dụng vẫn được diễn ra trong khi chưa có được mô hình kiến trúc phần mềm tổng thể.

Thứ hai: Xây dựng và ban hành mô hình kiến trúc phần mềm tổng thể

cho các cơ quan quản lý nhà nước. Đây là điều kiện tiên quyết để đảm bảo cho sự tích hợp về sau.

* Đầu tư có trọng điểm để tạo sự đột phá trong việc ứng dụng CNTT

Nguồn tài chính là yếu tố đầu tiên quyết định cho sự thành công hay thất bại của việc triển khai CNTT. Đầu tư cho ứng dụng CNTT không thể làm nữa vời, đầu tư phải “đến nơi, đến chốn”, đầu tư phải đồng bộ ở tất cả các lĩnh vực phần cứng, phần mềm và nguồn nhân lực. Nhất là xu hướng tích hợp với các giải pháp tổng thể của việc ứng dụng CNTT đòi hỏi một nguồn tài chính hùng hậu mới có thể triển khai được hiệu quả.

Nhưng thực tế việc đòi hỏi một nguồn lực tài chính lớn để có thể triển khai thật quá khó. Do đó, để việc đầu tư cho ứng dụng CNTT trong các cơ quản lý nhà nước có hiệu quả cần sử dụng nguồn vốn đầu tư đúng chỗ, đúng mục đích, đồng thời huy động thêm nguồn đầu tư từ khu vực tư nhân.

Để đảm bảo việc đầu tư cho ứng dụng CNTT có hiệu quả, trước tiên cần xác định lại các mục tiêu cho sát với yêu cầu của thực tiễn, tiến đến xác định các mục tiêu ưu tiên. Để làm được điều này, cần phải tăng cường học tập kinh nghiệm ở các địa phương đã triển khai thành công để chắc lọc những mô hình, phương pháp triển khai phù hợp với điều kiện của mình. Thêm vào đó, việc học tập kinh nghiệm nơi khác trong quá trình triển khai có thể tránh lãng phí thời gian và hạn chế các rủi ro đến mức thấp nhất. Khi có được lựa chọn phù hợp, trước khi triển khai các dự án CNTT cần cho tiến hành khảo sát, đánh giá lại hiện trạng một cách toàn diện và chính xác hơn. Phải xác định được những gì đang có, những gì sẽ cần để có hướng đầu tư hiệu quả.

Mặt khác, trước khai triển khai dự án về ứng dụng CNTT, đặc biệt là các dự án hay kế hoạch triển khai việc cung cấp dịch vụ công, cần phải tham khảo, tư vấn với những người cùng tham gia. Những người cùng tham gia ở đây bao gồm: các công chức, viên chức, các CQNN có liên quan và người dân, các tổ chức, doanh nghiệp. Điều này sẽ đảm bảo cho sự thành công của dự án.

Tập trung đầu tư cho trung tâm tích hợp dữ liệu để phát huy được hiệu quả của trung tâm này. Đây cũng là một trong những yêu cầu để đảm bảo (adsbygoogle = window.adsbygoogle || []).push({});

cho việc trao đổi thông tin giữa các đơn vị được tiện lợi và sẵn sàng cho sự tích hợp khi cần thiết. Mặt khác, tập trung đầu tư cho trung tâm tích hợp dữ liệu sẽ tiết kiện được rất nhiều chi phí cho đầu tư hệ thống máy chủ, hệ thống an ninh và chi phí cho vận hành hệ thống (như nguồn nhân lực quản trị mạng) ở các CQNN.

Tập trung đầu tư xây dựng các trung tâm giao dịch một cửa ở cấp xã và huyện,. Một là, việc đầu tư xây dựng cho các trung tâm trung tâm giao dịch một cửa sẽ tạo ra các điểm để cộng đồng dân cư, doanh nghiệp có thể khai thác và sử dụng các dịch vụ công được hiệu quả hơn, nhất là khi điều kiện hạ tầng kỹ thuật ở địa phương còn nhiều hạn chế. Đồng thời, đưa vào áp dụng mô hình “những người trung gian thông minh” ở các trung tâm này ngay từ đầu. Những người trung gian thông minh là mô hình bao gồm một bộ phận nhân viên phục vụ giữ vai trò trung gian giữa người dân và cơ sở hạ tầng thông tin nhằm tạo điều kiện, giúp đỡ người dân khai thác và sử dụng các dịch vụ được cung cấp một cách hiệu quả nhất. Hai là, có thể huy động được sự tham gia của khu vực tư nhân để đầu tư cho các trung tâm giao dịch một cửa trên. Các công ty hay cá nhân đầu tư sẽ thu hồi vốn qua phí dịch vụ, trong khi các cơ quan quản lý nhà nước chỉ cần tạo điều kiện và môi trường thuận lợi, đầu tư bằng ngân sách được giảm ở mức thấp nhất nhưng vẫn đảm bảo cho việc cung cấp dịch vụ công được hiệu quả. Tuy nhiên điều này đòi hỏi nhiều ở việc cải cách các qui trình thủ tục và nhận thức của cán, công chức và viên chức nói chung, cùng với quyết tâm và sự năng động của các cấp lãnh đạo.

*Tạo điều kiện về môi trường, tài chính, chính sách nhằm tăng cường chuyển giao và ứng dụng công nghệ thông tin trong quản lý nhà nước

Tạo điều kiện để tổ chức, cá nhân hoạt động ứng dụng và phát triển công nghệ thông tin đáp ứng yêu cầu phát triển kinh tế - xã hội, đối ngoại, quốc phòng, an ninh; thúc đẩy công nghiệp công nghệ thông tin phát triển thành ngành kinh tế trọng điểm.

Bảo đảm quyền và lợi ích hợp pháp của tổ chức, cá nhân ứng dụng và phát triển công nghệ thông tin.

Tạo môi trường hiệu quả cho đầu tư thông qua các thủ tục thông suốt, dễ dàng truy cập các dịch vụ Chính phủ và cung cấp các dịch vụ kinh doanh một cửa nhằm khuyến khích, thu hút sự đầu tư trong và ngoài nước; thúc đẩy sự cạnh tranh và tăng cường mức độ sẵn sàng CNTT. Là chìa khóa thành công cho ứng dụng CNTT.

Xây dựng các văn bản quy phạm pháp luật tạo điều kiện cho việc ứng dụng CNTT là tiền đề xây dựng thành công mô hình Chính phủ điện tử. Có chính sách thuế, tài chính, ưu đãi đầu tư, hỗ trợ doanh nghiệp CNTT.

Kết luận chương 3

Trong giai đoạn tới 2015-2020, ứng dụng công nghệ thông tin trong quản lý nhà nước là vấn đề quan trọng, nhiệm vụ trọng tâm của tỉnh Hà Tĩnh nói chung và huyện Kỳ Anh nói riêng.

Để nâng cao hơn nữa vai trò của ứng dụng CNTT trong QLNN tại huyện Kỳ Anh đạt kết quả tốt cần tập trung cải tiến mô hình tổ chức triển khai ứng dụng CNTT; xây dựng mô hình kiến trúc phần mềm tổng thể cho các CQNN để định hướng cho việc triển khai các dự án CNTT được hiệju quả; đẩy mạnh việc phát triển chương trình ứng dụng cho điều hành và tác nghiệp trong các CQNN theo kiến trúc đã đề ra, từng bước xây dựng CSDL của ngành, lĩnh vực quản lý.

Cần tập trung nâng cấp cơ sở hạ tầng kỹ thuật CNTT với các công nghệ tiên tiến đảm bảo cho sự ổn định và phát triển lâu dài. Ưu tiên phát triển hệ thống mạng đường trục giữa các CQNN là điều kiện cơ bản để phát triển ứng dụng CNTT.

Huyện cần tăng cường đào tạo và phát triển nguồn nhân lực CNTT đảm bảo cho yêu cầu ứng dụng CNTT, đặc biệt là cán bộ quản lý CNTT và đội ngũ lập trình viên để phát triển ứng dụng cho huyện Kỳ Anh.

C. KẾT LUẬN

Ngày nay, ứng dụng và phát triển CNTT đã được xem là giải pháp hàng đầu cho các quốc gia muốn rút ngắn “khoảng cách số”, đi tắt vào nền văn minh tri thức. Các quốc gia này phải đối đầu với việc chuẩn bị sẵn sàng cho Chính phủ và xã hội của mình trước bối cảnh toàn cầu hóa và sự bùng nổ cuộc cách mạng CNTT.

Ứng dụng CNTT sẽ giúp cho các CQNN đơn giản hóa các thủ tục hành chính, cải tiến được cách hình thức cung cấp dịch vụ công một cách có hiệu quả. Đồng thời, góp phần nâng cao năng lực quản lý, điều hành của các cơ quan quản lý nhà nước, tăng tính minh bạch và sự tin cậy của người dân đối với Chính phủ; từ đó, hạn chế được tệ nạn quan liêu, tham nhũng trong hệ thống.

Nhận thức rõ điều này, Chỉ thị 58-TC/TW đã đặt ra nhiệm vụ đi đầu trong ứng dụng CNTT cho các cơ quan Đảng, Nhà nước và các tổ chức chính trị - xã hội. Trong những năm qua, việc ứng dụng CNTT để tiến đến CPĐT ở tỉnh Hà Tĩnh nói chung và huyện Kỳ Anh nói riêng đã thật sự được coi trọng và đẩy mạnh. Tuy nhiên, việc ứng dụng CNTT trong các cơ quan quản lý nhà nước vẫn chưa phát huy được hết hiệu quả thực sự của nó, CPĐT vẫn còn ở những giai đoạn đầu. Nhiệm vụ ứng dụng công nghệ thông tin để hiện đại hóa nền hành chính và tiến đến xây dựng CPĐT vẫn tiếp tục là một thách thức ở phía trước.

Trên cơ sở nghiên cứu các vấn đề về CPĐT, các giải pháp và kinh nghiệm triển khai ứng dụng CNTT trong các CQNN, Luận Văn đã thực hiện được những nhiệm vụ nghiên cứu đã đề ra, đó là:

Phân tích, đánh giá thực trạng của việc ứng dụng công nghệ thông tin trong các cơ quan quản lý nhà nước ở huyện Kỳ Anh tỉnh Hà Tĩnh trong những năm gần đây.

Đề xuất các giải pháp mang tính chiến lược nhằm khắc phục các hạn chế và đẩy mạnh vai trò ứng dụng CNTT trong QLNN ở Huyện Kỳ Anh, tỉnh Hà Tĩnh trong giai đoạn 2015-2020.

Trong giai đoạn tới 2015-2020, ứng dụng công nghệ thông tin vẫn là nhiệm vụ trọng tâm của tỉnh Hà Tĩnh nói chung và huyện Kỳ Anh nói riêng, vì vậy những giải pháp cụ thể và khá chi tiết trong mục 3.3 có thể là một trong những nội dung hữu ích phục vụ cho việc tổ chức và triển khai ứng dụng CNTT trong quản lý nhà nước ở huyện Kỳ Anh trong thời gian tới. Để nâng cao hơn nữa vai trò của ứng dụng CNTT trong QLNN tại huyện Kỳ Anh đạt kết quả tốt cần tập trung vào một số vấn đề sau:

Một là, cải tiến mô hình tổ chức triển khai ứng dụng CNTT; xây dựng

mô hình kiến trúc phần mềm tổng thể cho các CQNN để định hướng cho việc triển khai các dự án CNTT được hiệu quả; đẩy mạnh việc phát triển chương trình ứng dụng cho điều hành và tác nghiệp trong các CQNN theo kiến trúc đã đề ra, từng bước xây dựng CSDL của ngành, lĩnh vực quản lý.

Hai là, tập trung nâng cấp cơ sở hạ tầng kỹ thuật CNTT với các công

nghệ tiên tiến đảm bảo cho sự ổn định và phát triển lâu dài. Ưu tiên phát triển hệ thống mạng đường trục giữa các CQNN là điều kiện cơ bản để phát triển ứng dụng CNTT.

Ba là, tăng cường đào tạo và phát triển nguồn nhân lực CNTT đảm bảo

Một phần của tài liệu Vai trò của công ghệ thông tin trong quản lí nhà nước ở huyện kỳ anh, tỉnh hà tĩnh (Trang 93 - 102)