Xây dựng và phát triển nguồn nhân lực cho ứng dụng công nghệ thông tin

Một phần của tài liệu Vai trò của công ghệ thông tin trong quản lí nhà nước ở huyện kỳ anh, tỉnh hà tĩnh (Trang 86 - 89)

nghệ thông tin

Đào tạo nguồn nhân lực CNTT trình độ cao là nột trong những yếu tố dẫn đến thành công trong việc xây dựng CPĐT. Nguồn nhân lực cho ứng dụng CNTT bao gồm ba thành phần: Đội ngũ quản lý thực hiện các dự án CNTT-TT, họ cần có kỹ năng về thông tin và CNTT-TT; Thành phần cộng đồng lớn đó là công dân, họ cần phải biết sử dụng CNTT để khai thác những

lợi ích từ CNTT đưa lại cho họ; thành phần thứ ba là những Doanh nghiệp CNTT, họ phải là những chuyên gia CNTT đắc lực hợp tác với khách hàng trong ứng dụng CNTT. Ứng dụng CNTT trong QLNN cần rất nhiều những kỹ năng như: phát triển các hệ thống thông tin; quản lý các chương trình, kế hoạch, dự án; quản lý sự thay đổi; mua sắm CNTT và truyền thông; duy trì và vận hành các dịch vụ CNTT…

Trong đó, đội ngũ CNTT chuyên trách là điều kiện để đảm bảo cho việc ứng dụng CNTT được ổn định và cải tiến thường xuyên. Đội ngũ CNTT chuyên trách ở đây trước hết là cán bộ lãnh đạo quản lý CNTT chuyên trách, kế đến là đội ngũ lập trình viên chịu trách nhiệm phát triển các ứng dụng CNTT. Đội ngũ lập trình viên này sẽ đảm trách nhiệm vụ viết chương trình để phát triển các ứng dụng phục vụ cho điều hành và tác nghiệp cho các đơn vị trong tỉnh. Vì thực tế, không có một ứng dụng hay phần mềm dùng chung nào có thể sử dụng cho mọi tổ chức. Mặt khác, đi cùng với sự phát triển chung, các ứng dụng cũng cần phải thường xuyên được nâng cấp về tính năng, công nghệ và bảo mật. Do đó, chỉ có một đội ngũ chuyên gia CNTT chuyên trách mới có thể đảm bảo cho việc ứng dụng CNTT được ổn định và phát triển lâu dài.

Ở Kỳ Anh vẫn chưa có đội ngũ CNTT chuyên trách cho phát triển ứng dụng chính thức. Hiện nay UBND huyện có 02 cán bộ chuyên trách CNTT và cấp xã có 33 cán bộ chuyên trách CNTT, nhưng không có nhân sự nào chuyên trách cho phát triển ứng dụng. Vì vậy, trong thời gian tới cần tăng cường đào tạo và tuyển dụng thêm nhân sự cho lĩnh vực phát triển phần mềm này.

Tuy nhiên, việc tuyển dụng nhân sự cho CNTT trong CQNN nói chung và nhân sự cho lĩnh vực phát triển ứng dụng nói riêng hiện nay rất khó. Nguyên nhân là do chính sách đãi ngộ và tiền lương trong các CQNN còn rất thấp so với thị trường CNTT bên ngoài. Vì vậy, để thực hiện giải pháp này cần phải:

Thứ nhất: Đào tạo nguồn nhân lực, chuẩn hóa đội ngũ lãnh đạo CNTT.

Cán bộ lãnh đạo là người chỉ huy, đưa ra những quyết định trong quản lý. Do đó, người lãnh đạo phải đưa ra được tầm nhìn chiến lược, mục tiêu và kế hoạch thúc đẩy ứng dụng CNTT từ đó có chính sách, biện pháp nhằm đạt được kết quả như mong muốn. Điều này chỉ có thể đạt được kết quả nếu như cán bộ lãnh đạo đạt trình độ CNTT cấp độ CIO.

Thứ hai: Kiện toàn các đơn vị chuyên trách về công nghệ thông tin.

Trong đó nhiệm vụ chính là xây dựng chính sách đạo tạo đội ngũ lập trình viên chuyên trách phát triển các ứng dụng cho các cơ quan trong huyện. Ưu tiên đào tạo cho cán bộ quản lý CNTT chuyên trách và đội ngũ sẵn có. Trong công tác tuyển dụng, đơn vị chịu trách nhiệm ứng dụng CNTT trong QLNN cần tăng cường chủ động “đặt hàng” ở các đơn vị đào tạo CNTT trong và ngoài tỉnh. Nếu vẫn thụ động trong công tác tuyển dụng, do hạn chế của các chính sách đãi ngộ và tiền lương, Kỳ Anh sẽ khó xây dựng được đội ngũ lập trình viên đủ số lượng và chất lượng để đảm trách nhiệm vụ phát triển ứng dụng đã đề ra.Cần quan tâm đến mảng đào tạo nhân lực ứng dụng CNTT cho các doanh nghiệp.

Thứ ba: Thay đổi chính sách tiền lương và đãi ngộ đối với đội ngũ

CNTT chuyên trách nói chung. Kết hợp tạo điều kiện tăng thu nhập của nhóm nhân sự này thông qua việc đẩy mạnh phát triển các ứng dụng dưới dạng các đề tài hoặc các hợp đồng nghiên cứu khoa học.

Thứ tư: Khuyến khích xây dựng các trung tâm CNTT, các cơ sở đào tạo

tin học để đẩy mạnh đào tạo nhân lực có kỹ năng sử dụng CNTT cơ bản. Đồng thời phải có những chính sách hỗ trợ các trung tâm CNTT như: hỗ trợ kinh phí, đặt hàng các lớp đào tạo, bồi dưỡng nâng cao trình độ CNTT, tạo điều kiện thuận lợi về mọi mặt cho các trung tâm phát triển.

Thứ năm: Khuyến khích các doanh nghiệp hợp tác trực tiếp với các công

ty lớn ở nước ngoài về CNTT để phát triển nguồn nhân lực cao cấp về CNTT. 87

Bên cạnh nguồn nội lực bên trong chính quyền Huyện cần có những chính sách lôi kéo, khuyến khích các nhà đầu tư trong và ngoài nước đầu tư các dự án, tăng tiềm lực vật chất trong thực hiện kế hoạch đề ra.

Một phần của tài liệu Vai trò của công ghệ thông tin trong quản lí nhà nước ở huyện kỳ anh, tỉnh hà tĩnh (Trang 86 - 89)