Kết hợp chặt chẽ quá trình ứng dụng CNTT trong QLNN với cải cách nền hành chính

Một phần của tài liệu Vai trò của công ghệ thông tin trong quản lí nhà nước ở huyện kỳ anh, tỉnh hà tĩnh (Trang 89 - 91)

cách nền hành chính

Cải cách hành chính đã trở thành một trong những mục tiêu chính của Chính phủ Việt Nam trong suốt những năm qua với mục tiêu nâng cao hiệu lực, hiệu quả quản lý của bộ máy nhà nước; xây dựng một nền hành chính dân chủ, trong sạch, vững mạnh, từng bước hiện đại.

Ở Huyện Kỳ Anh trong những năm qua đã có nhiều thành tựu về việc đổi mới, Chính quyền đã tập trung rà soát lại các chức năng, nhiệm vụ và quyền hạn của các cơ quan nhà nước, tập trung đẩy mạnh việc cải cách thủ tục hành chính và xem đây là khâu đột phá của cải cách hành chính. Huyện đã khuyến khích các đơn vị trong huyện ứng dụng CNTT trong QLNN nhằm đẩy mạnh việc cải cách hành chính.

Thành quả của việc cải cách hành chính đã được người dân Kỳ Anh nói chung thừa nhận. Thành quả này cũng được thể hiện qua các kết quả đánh giá các chỉ số về thể chế pháp lý, chi phí gia nhập thị trường, độ tin cậy và tính minh thông tin, sự năng động của lãnh đạo,… đều tăng cao. Điều này đã cho thấy bước đầu của sự thành công trong cải cách hành chính ở Kỳ Anh.

Tuy vậy, theo nhận xét chung thì điểm mạnh cần phát huy của Kỳ Anh là sự năng động và tiên phong của lãnh đạo huyện; một trong những điểm yếu là tính minh bạch và tiếp cận thông tin. Các doanh nghiệp trong huyện đều có nhận xét chung là các văn bản quy phạm pháp luật do Huyện ban hành có liên quan đến doanh nghiệp, nhà đầu tư chưa được tham khảo ý kiến rộng rãi trong công đồng doanh nghiệp hoặc công bố trên trang web của huyện; mức độ tiện ích của một số ban, ngành, trong huyện không được cập nhật thường và không được đánh giá cao, chương trình đăng ký kinh doanh qua mạng và

các thông tin về doanh nghiệp qua mạng chưa có, ứng dụng CNTT trong các cơ quan nhà nước còn yếu, … Điều này cho thầy rõ, tuy huyện đã có nhiều cải tiến đáng kể nhưng việc cải cách hành chính chưa kết hợp được với ứng dụng CNTT để đạt được hiệu quả cao nhất.

Do đó, trong thời gian tới, để đẩy mạnh cải cách hành chính và đạt được hiệu quả tốt hơn, Kỳ Anh cần thực hiện các giải pháp sau:

Thứ nhất: Xây dựng lộ trình áp dụng hệ thống quản lý chất lượng ISO

9001:2008 vào các cơ quan nhà nước từ cấp xã đến cấp huyện. Đây là biện pháp để thúc đẩy tiến trình chuẩn hóa các qui trình thủ tục nhằm có được một bộ máy hành chính nhà nước hiệu lực và hiệu quả, hay nói cách khác là một bộ máy đã được chuẩn hóa. Các nhà tư vấn về ứng dụng CNTT đều khẳng định, việc triển ứng dụng CNTT cho một hệ thống đã được chuẩn hóa theo hệ thống quản lý chất lượng của ISO sẽ dễ dàng thành công hơn những tổ chức khác. Vì thế, áp dụng hệ thống quản lý chất lượng ISO 9001:2008 cho các cơ quan quản lý nhà nước cũng là một trong những điều kiện quan trọng để ứng dụng CNTT được nhanh chóng và hiệu quả.

Thứ hai: Xây dựng chính sách ưu tiên đầu tư ứng dụng CNTT cho các

cơ quan cấp xã để đạt được chứng chỉ ISO 9001:2008. Điều này vừa thúc đẩy việc cải cách hành chính, đồng thời vừa đảm bảo cho việc đầu tư ứng dụng CNTT được hiệu quả, tránh lãng phí thời gian và chi phí đầu tư. Bởi lẽ, nếu để cho các cơ quan tự ứng dụng CNTT đi trước, khi áp dụng ISO 9001:2008 chắc chắn sẽ có nhiều qui trình, thủ tục, biểu mẫu bị thay đổi (thêm, bớt, đổi nội dung), … điều này sẽ dẫn đến việc đầu tư thêm hoặc đầu tư mới cho các chương trình ứng dụng đang dùng.

Có thể nói việc triển khai hệ thống quản lý chất lượng ISO 9001:2008 và việc triển khai ứng dụng CNTT cho các cơ quan nhà nước phải được phối hợp chặt chẽ và đồng bộ với nhau. Đây chính các bước để thực hiện cải cách

hành chính, xây dựng nền hành chính điện tử cho các cơ quan nói riêng và chính quyền ở Kỳ Anh nói chung.

Một phần của tài liệu Vai trò của công ghệ thông tin trong quản lí nhà nước ở huyện kỳ anh, tỉnh hà tĩnh (Trang 89 - 91)