Quy hoạch không gian ngầm

Một phần của tài liệu Nghiên cứu một số vấn đề tồn tại trong công tác quản lý đầu tư xây dựng các công trình ngầm bất động sản tại các khu đô thị trên địa bàn thành phố hà nội (Trang 48 - 50)

c. Nghiên cứu doanh thu từ tầng hầm

2.3.1Quy hoạch không gian ngầm

Ưu điểm: Quy hoach đô thị ngầm đã đưa nội dung của quy hoạch đô thị bao gồm cả công trình ngầm. Khi lập quy hoạch xây dựng đô thị ngầm chúng ta đã hướng tới căn cứ vào nhu cầu phát triển của thành phố và các điều kiện về bảo vệ và cải thiện môi trường đô thị, sử dụng tiết kiệm và hiệu quả đất xây dựng, căn cứ vào đặc điểm của địa hình địa mạo, điều kiện địa chất công trình, địa chất thủy văn… để đảm bảo cho các công trình ngầm được xây dựng thuận lợi mà gây ra ít tổn thất nhất..Khung pháp lý về quy hoạch đã bước đầu được hình thành. Nghị định số 41/2007/NĐ-CP đánh dấu một bước tiến mới về sự hoàn thiện hệ thống văn bản pháp quy về quy hoạch không gian ngầm đô thị.

Tồn tại: Tuy nhiên trong thời gian qua, trong quá trình quy hoạch đô thị vấn đề phát triển không gian ngầm đã được nghiên cứu và đưa vào chiến lược quy hoạch phát triển kiến trúc đô thị xong thực tế không gian ngầm phát triển hoàn toàn do chủ đầu tư xây dựng. Các công trình ngầm phát triển rời rạc đơn lẻ theo nhu cầu của từng khu vực, từng công trình, không có sự kiết nối.

Các công trình ngầm trên thế giới đều có sự kết nối với nhau tạo nên một đô thị hiện đại trong lòng đất trong khi ở Việt Nam các công trình ngầm rời rạc chưa hình thành được một sự liên kết giữa các công trình ngầm. Trong quy hoạch định hướng phát triển kinh tế xã hội của chúng ta chưa có định hướng phát triển công trình ngầm dài hạn cần có quy hoạch về xây dựng công trình ngầm và định hướng phát triển theo sự phát triển của nền kinh tế. Ngoài ra, cần xây dựng quy hoạch chuyên đề sử dụng khai thác không gian ngầm cho toàn thành phố. Kèm với quy hoạch công trình ngầm là bản đồ hiện trạng công trình ngầm và bản đồ mở rộng xây dựng ngầm mang tầm nhìn đến hàng chục năm sau.

2.3.2 Quyền sử dụng đất để xây dựng công trình ngầm

Ưu điểm: Trong NĐ 39/2010/NĐ-CP tại điều 4 và điều 5 có đưa ra những quy định về sở hữu và sử dụng đất công trình ngầm. Những quy định này đã cơ bản xác định được sở hữu công trình ngầm giống với công trình trên bề mặt cũng như những điều cần tuân thủ khi sử dụng đất xây dựng công trình ngầm.

Tồn tại: Theo Luật Đất Đai Việt Nam năm 2003 có quy định người sử dụng đất có nghĩa vụ sử dụng đất đúng mục đích, đúng ranh giới, đúng quy định về sử dụng độ sâu trong lòng đất… Bảo vệ các công trình công cộng trong lòng đất theo các quy định khác của pháp luật. Các loại giấy tờ chứng nhận quyền sử dụng đất không có quy định về sử dụng không gian dưới đất. Những vấn đề đặt ra là: Quyền sử dụng dưới đất đến đâu, quan hệ giữa người sử dụng trên mặt đất và quyền sử dụng dưới mặt đất như thế nào? .Khi xây dựng công trình ngầm có liên quan đến đất đã được cấp quyền sử dụng thì trách nhiệm bên sử dụng và bên có công trình như thế nào? Sử dụng đất – không gian dưới đất lựa chọn theo hình thức nào? (Giao đất, thuê đất, thu tiền sử dụng đất, tiền thuê đất) .Quyền sở hữu công trình ngầm liên quan đến giấy tờ quyền sử dụng đất.. . Quyền sử dụng đất đai hay công trình ngầm cần được xác định rất rõ ràng. Ngay khi có quy hoạch về sử dụng đất công trình ngẩm thì cần xác lập quyền sử dụng đất xây dựng ngầm bởi những quy định về việc quyền sử dụng đất giúp quản lý và khai thác hiệu quả không gian ngầm cũng như không gian trên mặt đất.

Một phần của tài liệu Nghiên cứu một số vấn đề tồn tại trong công tác quản lý đầu tư xây dựng các công trình ngầm bất động sản tại các khu đô thị trên địa bàn thành phố hà nội (Trang 48 - 50)