Giải pháp nâng cao năng lực cán bộ trong phát triển công trình ngầm

Một phần của tài liệu Nghiên cứu một số vấn đề tồn tại trong công tác quản lý đầu tư xây dựng các công trình ngầm bất động sản tại các khu đô thị trên địa bàn thành phố hà nội (Trang 57 - 60)

c. Nghiên cứu doanh thu từ tầng hầm

3.2.5. Giải pháp nâng cao năng lực cán bộ trong phát triển công trình ngầm

Đề xuất với Bộ Giáo dục và Đào tạo đưa nội dung quy hoạch, xây dựng và quản lý không gian ngầm đô thị vào chương trình giảng dạy tại các ngành học có liên quan; đưa nội dung không gian ngầm vào chương trình bồi dưỡng cán bộ quản lý đô thị tại Học viện Cán bộ quản lý xây dựng và đô thị thuộc Bộ.

Tổng kết kịp thời kinh nghiệm của các dự án phát triển công trình ngầm đô thị đã/đang thực hiện ở nước ta, và tham khảo chính sách quản lý, phát triển không gian ngầm đặc biệt là công trình ngầm bất động sản của các nước phát triển trên thế giới.

3.3 Kiến nghị

- Đề tài này đã đạt được những kết quả nhất định, tuy nhiên đây là vấn đề khá phức tạp và nhạy cảm, đề nghị Bộ Tài nguyên và Môi trường chỉ đạo nghiên cứu thêm kinh nghiệm của các nước trên thế giới và tổng kết thực tiễn quản lý, sử dụng đất xây dưng công trình ngầm BĐS ở Hà Nội nói riêng và trên cả nước nói chung.

- Ứng dụng kết quả nghiên cứu của để tài, trước mắt Bộ Tài nguyên và Môi trường có thể xem xét và ban hành quy định thử nghiệm về quản lý, sử dụng đất xây dựng công trình ngầm BĐS tại thành phố Hà Nội trong việc xây dựng các trung tâm thương mại ở trung tâm thành phố, khu vực có lợi thế thương mại.Ví dụ: Khu vực phố cổ của Hà Nội ( có lợi thế thương mại cao, ít nhà cao tầng, cần phải bảo tồn trên mặt đất), khu vực Mỹ Đình, khu vực Tây Hồ Tây,…

- Từng bước sửa đổi các quy định hiện hành ( các Nghị định, Thông tư) trên cơ sở đó tổng kết thực tiễn và đưa vào sửa đổi luật đất đai và pháp luật liên quan đảm bảo sự đồng bộ.

KẾT LUẬN

Việc thực hiện đề tài” Nghiên cứu một số vấn đề tồn tại trong công tác

quản lý đầu tư xây dựng các công trình ngầm bất động sản tại các khu đô thị trên địa bàn Hà Nội” là cần thiết và đã đạt được những kết quả nhất định,

qua đó có thể rút ra một số kết luận sau:

1.1 Việc khai thác sử dụng đất không gian ngầm để xây dựng công trình ngầm có ý nghĩa rất lớn đối với con người, phát triển kinh tế xã hội khi mà trong giai đoạn hiện nay chúng ta đang hướng đến sử dụng đất hợp lý, khoa học, hiệu quả và bền vững.

1.2 Cơ chế, chính sách quản lý, sử dụng đất đối với KGN, công trình ngầmở mỗi quốc gia là khác nhau, tùy vào đặc điểm kinh tế xã hội và thể chế chinh trị. Những quy định pháp luật liên quan đến KGN, công trình ngầmở các nước thường được điều chỉnh trong pháp luât về đất đai và xây dựng. Ở hầu hết các quốc gia, quyền sở hữu đất đai bao gồm cả phần trên và phần không gián ngầm của khu đất, tuy nhiên ở một số nước còn có giới hạn về quyền sở hữu phần KGN.

1.3 Pháp luật Việt Nam bước đầu đã có những quy định liên quan đến KGN, công trình ngầm trong các khu đô thị, tuy nhiên chưa cụ thể và còn có những tồn tại. Những tồn tại trong quy hoạch đất cho công trình ngầm dẫn đến những sai sót trong cấp phép xây dựng và tác động xấu tới môi trường, sụt lún đối với công trình lân cận. Nhà nước Việt Nam cũng chưa có nhứng quy định cụ thể về quyến sở hữu không gian ngầm cũng như việcthu tiền đất đối với công trình ngầm dẫn đến phần lớn các lợi ích khai thác được đều thuộc về chủ đầu tư.

1.4 Đề tài đã thông qua nghiên cứu những tồn tại trong công trình ngầm ở Hà Nội và đề xuất một số các giải pháp về quản lý, sử dụng đất đối với các công trình ngầm, bước đầu giải quyết những vấn đề vướng mắc thực tiễn hiện nay ở nước ta nói chung và thành phố Hà Nội nói riêng.

Một phần của tài liệu Nghiên cứu một số vấn đề tồn tại trong công tác quản lý đầu tư xây dựng các công trình ngầm bất động sản tại các khu đô thị trên địa bàn thành phố hà nội (Trang 57 - 60)

Tải bản đầy đủ (DOCX)

(64 trang)
w