Dự báo xu hướng phát triển hoạt động xúc tiến hỗn hợp cho dự án kinh doanh trung tâm thương mại trên thị trường miền Bắc.

Một phần của tài liệu phát triển hoạt động xúc tiến hỗn hợp cho dự án kinh doanh trung tâm thương mại của công ty cổ phần tập đoàn hdb việt nam trên thị trường miền bắc (Trang 37 - 40)

CÁC KẾT LUẬN VÀ MỘT SỐ GIẢI PHÁP ĐỀ XUẤT NHẰM PHÁT TRIỂN HOẠT ĐỘNG XÚC TIẾN HỖN HỢP CHO DỰ ÁN KINH

4.2.1.Dự báo xu hướng phát triển hoạt động xúc tiến hỗn hợp cho dự án kinh doanh trung tâm thương mại trên thị trường miền Bắc.

doanh trung tâm thương mại trên thị trường miền Bắc.

Năm 2008, doanh số bán lẻ của Việt nam đã đạt con số hơn 45 tỷ USD và trở thành nước có chỉ số bán lẻ đứng đầu trên toàn thế giới. Tuy nhiên, để có thể duy trì và giữ vững ngôi vị thì ngoài các yếu tố cơ bản như: thị trường, nguồn nhân lực, hàng hóa, dịch vụ… ngành bán lẻ Việt Nam cần phải có thêm nhiều mặt bằng kinh doanh ở những vị trí thuận lợi hơn. Đô thị hóa đang tăng nhanh, bất động sản thương mại dịch vụ (chợ đầu mối, chợ bán buôn, bán lẻ, trung tâm thương mại, siêu thị… sẽ cần một nguồn cung rất lớn. Theo Bộ Công Thương, dự báo nhu cầu đất xây chợ từ 2006 - 2020 là 1.228,2ha, với vốn đầu tư cần trên 15.000 tỷ đồng; riêng hai năm 2009 - 2010 cần 209,2ha, vốn đầu tư khoảng 2.515,6 tỷ đồng.

Tại hội thảo “Chiếm lĩnh thị trường nội địa” do Thời báo Kinh tế Việt Nam tổ chức ở Thành phố Hồ Chí Minh vào trung tuần tháng 3 năm 2009, ông Trương Đình Tuyển, Thành viên Hội đồng tư vấn quốc gia, nguyên Bộ trưởng Bộ Thương đã đưa ra nhận định về xu hướng tiêu dùng hiện đại của người dân Việt Nam, đặc

biệt là khu vực Hà Nội sẽ kéo theo xu hướng phát triển mạnh mẽ của thị trường mặt bằng bán lẻ trong tương lai. Nhận định :

Những đặc điểm dân số trẻ chiếm số đông; nền kinh tế đang phát triển; đời sống của người dân đang dần cải thiện, thu nhập bình quân năm 2008 ở mức 835 USD/năm, tăng 23% so với 2007 là những điều kiện thuận lợi để thị trường bán lẻ phát triển. Hai tháng đầu năm 2009, dù tình hình kinh tế toàn cầu suy thoái, xuất khẩu bị sụt giảm nhưng doanh thu bán lẻ và dịch vụ vẫn tăng 20,6%, cao hơn nhiều so với tăng trưởng kinh tế. Thương mại trong thị trường nội địa tạo ra giá trị trên 15% GDP và thu hút khoảng 5,4 triệu lao động, chiếm hơn 10% tổng lao động toàn xã hội. Đặc biệt, số liệu khảo sát cũng cho thấy xu hướng tiêu dùng hiện đại đang phát triển. Hàng hóa bán qua hệ thống phân phối hiện đại chiếm 19,4% tổng doanh thu. Dễ nhận thấy phát triển các cửa hàng tiện lợi đã tác động đến thói quen mua sắm của người tiêu dùng với kết quả là có đến hơn nửa các hộ gia đình ở thành thị đã đi mua sắm theo hình thức thương mại hiện đại hàng tháng.

Kết quả điều tra của Tập đoàn nghiên cứu thị trường (TNS) cho thấy, tính đến tháng 6/2008, thương mại hiện đại ở Việt Nam đã chiếm 18%. Các cửa hàng trên phố chiếm 61%, hình thức chợ chiếm 13%, các hình thức còn lại chiếm 7%. Tuy nhiên, với tốc độ tăng trưởng như hiện nay, một chuyên gia trong lĩnh vực này dự báo cuối năm 2009 thương mại hiện đại sẽ tăng trưởng nhanh và chiếm gấp đôi so với hình thức chợ. Thống kê cũng cho thấy, nếu như năm 2000, chi tiêu cho bán lẻ tại Việt Nam chỉ đạt mức 15 tỉ USD, thì năm 2006 đạt mức 36 tỉ USD và dự kiến đến năm 2010 con số này sẽ vượt mức 50 tỉ USD.

Riêng tại địa bàn Hà Nội, thu nhập của người dân thủ đô cũng đã ngày một cải thiện. Đó cũng là tiền đề cho các nhu cầu cao hơn trong mua sắm, tạo nên những điều kiện hết sức thuận lợi cho hoạt động bán lẻ. Theo số liệu báo cáo mới nhất tại tháng 12/2008, với mức tăng GDP của Hà Nội là gần 10,6%, năm nay thu nhập bình quân đầu người của người dân Hà Nội ở mức 1.500 USD. Còn về phía người tiêu dùng: Điều tra của TNS Việt Nam cho thấy người dân Việt Nam - đặc biệt là những

người sống ở các thành phố lớn - đã nhận thấy thương mại hiện đại đã làm cho cuộc sống của họ được dễ dàng hơn và họ yêu thích nó.

Tổng diện tích mặt bằng bán lẻ của Hà Nội hiện nay có khoảng 100.000m2 diện tích sàn cho thuê trên các trung tâm thương mại cao cấp chính của thành phố, nổi bật như Vincom City Tower, Trang Tien Plaza. Từ nay đến 2011, dự tính Hà Nội sẽ đón nhận hơn 400.000m2 diện tích bán lẻ của hơn 15 dự án đang được triển khai trên địa bàn, trong đó các dự án của tập đoàn Keangnam, Charmvit, Coralis, Gamuda, Citra Westlake, IndochinaLand, Savico… là bằng chứng cho thấy sự hấp dẫn còn rất lớn đối với các nhà đầu tư cho phân khúc mặt bằng bán lẻ.

Sự nở rộ của các dự án kinh doanh trung tâm thương mại hiện đại, đòi hỏi từ phía thị trường cũng được nâng lên, và mức độ cạnh tranh càng trở nên gay gắt. Trong số các nỗ lực của chủ đầu tư để phát triển dự án, nỗ lực marketing được đặc biệt quan tâm hàng đầu, trong đó nỗ lực xúc tiến hỗn hợp được đặc biệt chú trọng trong điều kiện thị trường sẽ còn nhiều thách thức từ nay cho đến 2020. Dự báo về sự phát triển của thị trường mặt bằng bán lẻ từ nay đến 2020 cũng cho thấy xu hướng phát triển hoạt động xúc tiến hỗn hợp cho các dự án kinh doanh trung tâm thương mại trong thời gian đó sẽ chuyển dịch theo hướng: Thiết lập phối thức xúc tiến linh hoạt nhằm ứng phó với mọi điều kiện thị trường và đảm bảo khai thác tối đa ưu thế của từng công cụ xúc tiến.

4.2.2. Định hướng chiến lược và mục tiêu phát triển hoạt động xúc tiến hỗn hợp của Công ty cổ phần tập đoàn HDB Việt Nam trong thời gian tới.

Cùng với xu thế phát triển thị trường mặt bằng bán lẻ trên thị trường miền Bắc, công ty cổ phần tập đoàn HDB Việt Nam tiếp tục phát triển và mở rộng quy mô kinh doanh với định hướng chiến lược tập trung đầu tư các dự án kinh doanh trung tâm thương mại hạng I và II trên thị trường miền Bắc và dự báo sẽ vươn ra thị trường khu vực vào năm 2015.

Căn cứ vào kết quả hoạt động kinh doanh trong những năm qua và ưu thế vượt trội của sản phẩm, công ty đã vạch ra chiến lược “phát triển thị trường” trong dài hạn cho các dự án kinh doanh trung tâm thương mại của mình. Với chỉ tiêu từ

nay đến 2015 đầu tư khai thác hiệu quả 5 dự án kinh doanh trung tâm thương mại hiện đại, tập trung vào các khu đô thị, các vùng kinh tế mới nổi khu vực miền Bắc và 1số tỉnh miền Nam. Ngoài chiến lược đầu tư phát triển các mô hình sản phẩm mới, công ty ưu tiên phát triển hoạt động xúc tiến hỗn hợp với 2 mục tiêu trọng yếu: truyền thông quảng bá hình ảnh dự án, thương hiệu “Tập đoàn HDB”, và đảm bảo doanh số bán tăng nhanh – tăng mạnh cho từng dự án triển khai.

Theo đó, hoạt động xúc tiến hỗn hợp được định hướng chiến lược như sau:

- Đặt ra mục tiêu doanh số bình quân từ nay đến 2015 là: 350 kiốt(lô)/năm

- Đầu tư ngân sách cho xúc tiến hỗn hợp chiếm 4 - 6% tổng doanh thu/năm

- Tập trung nâng cao chất lượng cho đội ngũ bán hàng thông qua công tác đào tạo hỗ trợ, tuyển them nhân viên có bề dày kinh nghiệm và tăng cường biện pháp kích đẩy, kiểm soát hiệu quả công việc. Mục tiêu thiết lập đội ngũ chuyên viên bán hàng (10 -12 người) năng động, dễ thích ứng và làm việc hiệu quả.

- Hoàn thiện hệ thống cơ sở dữ liệu khách hàng và triển khai vào năm 2010

- Xây dựng khung phối thức xúc tiến áp dụng cho các dự án kinh doanh nói chung, đảm bảo công tác điều chỉnh mức độ sử dụng và quản lý hiệu quả từng công cụ xúc tiến.

Một phần của tài liệu phát triển hoạt động xúc tiến hỗn hợp cho dự án kinh doanh trung tâm thương mại của công ty cổ phần tập đoàn hdb việt nam trên thị trường miền bắc (Trang 37 - 40)