Hạn chế trong việc xây dựng dự án Điện gió Bạc Liêu

Một phần của tài liệu Phân tích chi phí lợi ích mở rộng dự án điện gió bạc liêu (Trang 73 - 95)

Bên cạnh các mặt thuận lợi trong việc xây dựng dự án Điện gió Bạc Liêu, dự án cũng gặp phải một số khó khăn thách thức nhất định.

Thứ nhất, về giá mua điện gió. Mặc dù giá mua điện gió đã được Chính phủ ưu tiên trợ giá (với 9,8 US cent/kWh, tương đương khoảng 1.600 đồng/kWh) nhưng giá mua điện này đối với các dự án Điện gió là còn rất thấp (so sánh với định giá Điện gió ở Thái Lan là 22-36 US cent/kWh [22]) . Với giá như đầu ra như hiện nay, việc vay vốn các ngân hàng thương mại, các tổ chức tín dụng đã triển khai các dự án Điện gió gặp rất nhiều khó khăn do tính khả thi của dự án Điện gió không cao.

Thứ hai, các chính sách hỗ trợ đầu tư, nhất là nguồn vốn vay ưu đãi hiện nay đối với các doanh nghiệp trong lĩnh vực điện gió tiếp cận vốn vay ưu đãi rất là hạn chế. Nếu các nhà đầu tư vay ngân hàng với lãi suất vay thương mại, lãi suất đó không có hiệu quả kinh tế. Điều này dẫn đến các nhà đầu tư gặp nhiều khó khăn trong huy động vốn, môi trường đầu tư kém hấp dẫn.

Tuy nhiên, hạn chế lớn nhất trong dự án Điện gió Bạc Liêu chính là về trình độ, khả năng công nghệ nước nhà còn yếu kém. Các thiết bị công nghệ, máy móc được sử dụng trong hầu hết dự án năng lượng sạch ở Việt Nam cũng như ở Bạc Liêu đều là các công nghệ nhập khẩu từ nước ngoài. Năng lực kỹ thuật của các doanh nghiệp Việt Nam trong vấn đề lắp đặt còn hạn chế, đều phải thuê các đơn vị thi công lắp đặt của nước ngoài, điều đó dẫn đến giá thành đội lên. Bên cạnh đó, chúng ta cũng chưa nội địa hóa các vật tư thiết bị đối với việc xây dựng các công trình điện gió. Vì vậy, các phụ tùng, linh kiện thay thế, sửa chữa đều phụ thuộc vào các hãng sản xuất và cung ứng thiết bị từ nước ngoài.

KẾT LUẬN

Qua các kết quả nghiên cứu và phân tích trên, xin nêu ra một số đánh giá làm kết luận cho luận văn như sau:

1. Dựa vào kết quả tổng quan tài liệu, kết quả phân tích về năng lượng gió trên thế giới cũng như các hoạt động khai thác năng lượng gió trước đây, luận văn rút ra các bài học kinh nghiệm cho Việt Nam. Việt Nam luôn được đánh giá là nước có tiềm năng phong phú về năng lượng gió, tuy nhiên hiện nay vẫn chưa có công trình nghiên cứu cụ thể chi tiết cho từng khu vực riêng biệt. Bên cạnh đó, công nghệ Việt Nam sử dụng còn bị động, phần lớn phụ thuộc vào nước ngoài.

2. Theo kết quả thu thập tài liệu, khảo sát và phỏng vấn, Bạc Liêu có điều kiện địa lý tự nhiên và điều kiện kinh tế - xã hội ổn đinh, rất thích hợp cho việc xây dựng Dự án Điện gió. Bên cạnh đó, Bạc Liêu có vị trí nằm trên tuyến đường giao thống huyết mạch quan trọng của cả nước (quốc lộ 1A) nên thích hợp cho việc vận chuyển nguyên vật liệu xây dựng, cũng như hòa điện vào mạng lưới quốc gia. Thực hiện đầy đủ 04 phương pháp nghiên cứu mà luận văn đã đề ra.

3. Theo kết quả phân tích BCA mở rộng, Dự án Điện gió Bạc Liêu là 1 dự án thực thi, đem lại lợi nhuận cho chủ đầu tư nói riêng và nhà nước nói chung. Trong phân tích hiệu quả kinh tế, hoạt động của dự án sẽ đem lại hiệu quả kinh tế lớn hơn cho chủ đầu tư với NPV > 0; B/C >1 và IRR > r. Các tác động đến môi trường trong giai đoạn này là không đáng kể, tiếng ồn là ảnh hưởng tiêu cực nhất của turbine gió, tuy nhiên dự án đã sử dụng turbine thế hệ cao và dự tính bảo tri liên tục nên tiếng ồn được giảm ở mức chịu được đối với điều kiện sinh hoạt trong địa bàn. Đặc biệt, với sản lượng điện được phát ra từ trang trại gió Bạc Liêu, sẽ tương ứng giảm được hằng năm 181.440.000 (kg-CO2) khí phát thải hiệu ứng nhà kính (tính từ năm 2016 trở đi). Tổng hợp kết quả điều tra khảo sát thực địa dự án Điện gió Bạc Liêu và phân tích đánh giá thuận lợi khó khăn trong thực hiện dự án trên cơ sở đó Luận văn đã đề xuất 05 giải pháp nhằm phát triển năng lượng điện gió ở Việt Nam.

KIẾN NGHỊ

Việt Nam có tiềm năng cao để phát triển các dự án điện gió. Các chính sách ưu đãi gần đây của Chính phủ cho thấy sự quan tâm đặc biệt vào lĩnh vực sản xuất “điện xanh”. Để thúc đẩy việc khai thác, sử dụng năng lượng gió và để các giải pháp đề suất trên đây được thực thi có hiệu quả, xin có một số kiến nghị sau đây:

- Chính phủ cần tiếp tục cải cách hành chính, đặc biệt chú trọng giảm tối đa thủ tục trong đầu tư xây dựng năng lượng sạch, trong đó có năng lượng điện gió. Điều này được xem như một biện pháp nhằm khuyến khích, thu hút các nhà đầu tư tích cực hoạt động khai thác nguồn năng lượng này.

- Nhằm phát triển ngành du lịch trang trại gió ở địa phương một cách hiệu quả, Chính quyền địa phương cần có công tác chuẩn bị đầy đủ, chi tiết quảng bá về các khu du lịch ở địa phương, trong đó có trang trại gió, cũng như xây dựng cơ sở hạ tầng, tạo điều kiện thuận lợi để thu hút khách du lịch đến thăm quan góp phần mở rộng và phát triển du lịch ở địa phương.

- Về nhà đầu tư, cụ thể là các công ty xây dựng, khai thác năng lượng gió cần thực hiện đúng thời gian dự kiến, tuân thủ đúng các thao tác vận hành an toàn, bảo hộ lao động... nhằm tạo ấn tượng tốt cho các nhà đầu tư trong và ngoài nước, thu hút nguồn đầu tư nước ngoài, chuẩn bị triển khai giai đoạn 3 của dự án trong tương lai gần (hiện nay, cơ quan Thương mại và Phát triển Hoa Kỳ (USTDA) ký thoả thuận viện trợ không hoàn lại 700 triệu USD cho Công ty TNHH XD-TM-DL Công Lý để thực hiện giai đoạn 3 dự án Điện gió Bạc Liêu).

TÀI LIỆU THAM KHẢO

Tài liệu tiếng Việt

1. Bộ tài nguyên và môi trường (2015), Nghiên cứu, xây dựng hệ số phát thải EF của lưới điện Việt Nam năm 2013, tr. 9-13.

2. Bộ kế hoạch và đầu tư Vụ Khoa học, giáo dục, tài nguyên và môi trường văn phòng phát triển bền vững (2009), Tiềm năng và phương hướng khai thác các dạng năng lượng tái tạo ở Việt Nam, tr.31-41

3. Bộ tài chính, Thông tư 132/2015/TT-BTC ngày 28/8/2015 hướng dẫn cơ chế quản lý tài chính đối với Quỹ Bảo vệ môi trường Việt Nam

4. Chính phủ, Nghị định: 97/2009/NĐ-CP ngày 30/10/2009 về “Quy định mức lương tối thiểu vùng đối với người lao động làm việc ở doanh nghiệp, hợp tác xã, tổ hợp tác, trang trại, hộ gia đình, cá nhân và các cơ quan, tổ chức cho thuê mướn lao động”

5. Chính phủ, Nghị định 108/2010/NĐ-CP ngày 29/10/2010 “Quy định mức lương tối thiểu vùng đối với người lao động làm việc ở doanh nghiệp, hợp tác xã, tổ hợp tác, trang trại, hộ gia đình, cá nhân và các cơ quan, tổ chức cho thuê mướn lao động”

6. Chính phủ, Nghị định 107/2010/NĐ-CP ngày 29/10/2010 “Quy định mức lương tối thiểu vùng đối với người lao động làm việc ở doanh nghiệp, hợp tác xã, tổ hợp tác, trang trại, hộ gia đình, cá nhân và các cơ quan, tổ chức cho thuê mướn lao động”

7. Chính phủ, Nghị định 70/20101/NĐ-CP ngày 22/8/2011 “Quy định mức lương

tối thiểu vùng đối với người lao động làm việc ở doanh nghiệp, hợp tác xã, tổ hợp tác, trang trại, hộ gia đình, cá nhân và các cơ quan, tổ chức cho thuê mướn lao động”

8. Chính phủ, Nghị định 103/2012/NĐ-CP ngày 04/12/2012 “Quy định mức lương tối thiểu vùng đối với người lao động làm việc ở doanh nghiệp, hợp tác xã, tổ hợp tác, trang trại, hộ gia đình, cá nhân và các cơ quan, tổ chức cho thuê mướn lao động”

9. Chính phủ, Nghị định 182/2013/NĐ-CP ngày 14/11/2013 “Quy định mức lương tối thiểu vùng đối với người lao động làm việc ở doanh nghiệp, hợp tác xã, tổ hợp tác, trang trại, hộ gia đình, cá nhân và các cơ quan, tổ chức cho thuê mướn lao động”

10. Chính phủ, Nghị định 103/2014/NĐ-CP ngày 11/11/2014 “Quy định mức lương tối thiểu vùng đối với người lao động làm việc ở doanh nghiệp, hợp tác xã, tổ hợp tác, trang trại, hộ gia đình, cá nhân và các cơ quan, tổ chức cho thuê mướn lao động”

11. Chính phủ, Nghị định 122/2015/NĐ-CP ngày 14/11/2015 “Quy định mức lương tối thiểu vùng đối với người lao động làm việc ở doanh nghiệp, hợp tác xã, tổ hợp tác, trang trại, hộ gia đình, cá nhân và các cơ quan, tổ chức cho thuê mướn lao động”

12. Chính phủ, Nghị định 102/2003/NĐ-CP ngày 3/9/2003 của chính phủ về sử dụng năng lượng tiết kiệm và hiệu quả đã chỉ rõ chủ trương của Nhà nước là ưu tiên khai thác nguồn năng lượng có khả năng tái tạo và không gây ảnh hưởng tiêu cực đến môi trường

13. Chúc Anh (2014), Doanh thu bán tôm vùng ven biển, truy cập ngày 12/8/2015,

<http://turbine.doisongphapluat.com/kinh-doanh/thi-truong/duoc-mua-nong-

dan-mien-tay-lai-hang-tram-trieu-tu-tom-cang-xanh-a63831.html>.

14. Cổng thông tin doanh nghiệp, Cục phát triển doanh nghiệp, Bộ Kế hoạch và Đầu tư, Aftertechnology: Động cơ phát điện sức gió thế hệ mới, truy cập ngày 16/8/2015, <http://business.gov.vn/tabid/98/catid/448/item/13068/apter-tech nology-%C4%91%E1%BB%99ng-c%C6%A1-ph%C3%A1t%C4%91i%E1%BB

%87n-s%E1%BB%A9c-gi%C3%B3-th%E1%BA%BF-h%E1%BB%87-m%E1% BB%9Bi.aspx>

15. Công ty trách nghiệm hữu hạn Xây Dựng – Thương mại – Du lịch Công Lý

(2012), Báo cáo đánh giá tác động môi trường, Dự án đầu tư xây dựng công trình Phong điện Bạc Liêu, tr 14-47.

16.Hoàng Xuân Cơ (2005), Giáo trình kinh tế môi trường, Nhà xuất bản giáo dục

17. Tạ Văn Đa (10/2006), Báo cáo tổng kết đề tài nghiên cứu khoa học, Đánh giá tài nguyên và khả năng khai thác năng lượng gió trên lãnh thổ Việt Nam, tr. 5-15.

18. Nguyễn Vũ Thành Đạt (2014), “Trên vùng Điện gió Bạc Liêu”, tạp chí Tài nguyên và môi trường.

19. Lưu Đức Hải (chủ biên) và nnk (2009), Cẩm nang quản lý môi trường, NXB Giáo Dục, tr. 12-37.

20. Nguyễn Quỳnh Hoa (2010), Dự án đầu tư xây dựng công trình Điện gió 1 - Bình Thuận (REVN 1 - BIT), tr 9-10.

21. Bùi Văn Hiền (2013), Thiết kế kỹ thuật turbine gió công suất 500W, tr 20-31.

22. Ipsss Business Consulting (7/2012), Bài viết về năng lượng tái tạo. 23. Mạnh Kiên (2012), “Phong điện ở Trường sa”, tạp chí Môi trường 24. Phạm Long (2008), bàn thêm về lãi suất chiết khấu, tr. 14-23.

25. Trần Hồng Mai (2011), “Một số vấn đề về chi phí xử lý rác thải sinh hoạt”, báo vnexpress, truy cập ngày 25/10/2015,

<http://baoxaydung.com.vn/news/vn/do-thi-_-nong-thon/moi-truong/mot-so-

van-de-ve-chi-phi-xu-ly-rac-thai-sinh-hoat.html>.

26. Thủ tướng chính phủ, Quyết định số 78/2014/QĐ-TTg ngày 26/12/2014 về tổ chức và hoạt động của Quỹ bảo vệ môi trường

27. Thủ tướng chính phủ, Quyết định số 37/2011/QĐ-TTg ban hành ngày 29/6/2011 đưa ra các cơ chế hỗ trợ phát triển các dự án điện gió tại Việt Nam

28. Thủ tướng chính phủ, Quyết định 1855/2007/QĐ-TTg ngày 27/12/2007 về việc phê duyệt chiến lược phát triển năng lượng quốc gia của Việt Năm đến năm 2020, tầm nhìn đến năm 2050

29. Thủ tướng chính phủ, Quyết định 130/2007/QĐ-TTg ngày 02/8/2007 về một số cơ chế, chính sách tài chính đối với dự án đầu tư theo cơ chế phát triển sạch 30. Thủ tướng Chính phủ (2007), Quyết định về một số cơ chế, chính sách tài

chính đối với dự án đầu tư theo cơ chế phát triển sạch, Hà Nội.

31. Trung tâm hợp tác về năng lượng và môi trường của UNEP, Phòng thí nghiệm Quốc gia Riso Roskilde, Đan Mạch (2010), Cơ chế phát triển sạch, tr 23.

32. Sở tài nguyên và môi trường tỉnh Quảng Nam (2012), Báo cáo tình trạng thực hiện dự án điện mặt trời trên địa bàn Cù Lao Chàm, tỉnh Quảng Nam, tr. 25,28,40.

33.Phan Thanh Tùng, Vũ Chi Mai và Angelika Waslekle (2012), Tình hình phát triển điện gió và khả năng cung ứng tài chính cho các dự án ở Việt Nam.

34. UBND tỉnh Bạc Liêu, Quyết định số 14/QĐ-UBND ngày 11/6/2014 về việc phê duyệt điều chỉnh giá nước sạch của Công ty TNHH MTV Cấp Nước Bạc Liêu.

35. UBND tỉnh Bình Thuận (2013), Báo cáo hoạt động khai thác điện gió trên địa bàn tỉnh, tr. 30-35

36. Website Dự án năng lượng tái tạo, Tiềm năng năng lượng gió, truy cập ngày 5/11/2015 http://www.renewableenergy.org.vn/index.php?page=overview-2

37. Website cổng thông tin Bạc Liêu, Vị trí địa lý và điều kiện tự nhiên, truy cập ngày 19/9/2015, http://www.baclieu.gov.vn/gioithieu/lists/posts/post.aspx? Source=/gioithieu&Category=Gi%E1%BB%9Bi+thi%E1%BB%87u+v%E1%B B%81+B%E1%BA%A1c+Li%C3%AAu&ItemID=34&Mode=1

Tài liệu tiếng anh

38.Patrick Luckow, Elizabet A.Stanton, Spencer Fields, Bruce Biewald, Sarah Jackson, Jeremy Fisher, Rachel Wilson, 2015, Carbon Dioxide Price Forcast. 39.The advisory Council, 2006, Wind Energy: Avision for Euroup in 2030

40.International Science Panel on Renewable Energies, 2009, Research and Development on Renewable Energiesk, a global Report on Photovoltaic and Wind Energy

PHỤ LỤC 1

PHIẾU KHẢO SÁT DỰ ÁN ĐIỆN GIÓ BẠC LIÊU (dành cho người dân địa phương)

PHẦN I: Thông tin cá nhân

- Họ và tên: - Độ tuổi: - Nghề nghiệp: - Địa chỉ:

PHẦN 2: Đánh giá sau khi dự án Điện gió đi vào hoạt động

Xin đánh dấu (X) vào đáp án mà anh/chị cho là đúng:

Câu 1: Anh/chị có nhu cầu sử dụng điện không?

A. Có B. Không

Câu 2: Anh/chị có thấy dự án Điện gió Bạc Liêu là cần thiết không?

A. Rất cần thiết B. Cần thiết

C. Không cần thiết

Câu 3: Trong quá trình xây dựng dự án, anh/chị chịu ảnh hưởng bởi:

Ảnh hưởng cụ thể là: ...

...

...

...

Câu 4: Turbine gió có ảnh hưởng đến động vật quanh vùng: A. Chim không bay đến nữa B. Thú xung quanh di tản C. Không nuôi được tôm D. Không ảnh hưởng Câu 5: Dự án Điện gió sau khi vận hành có ảnh hưởng đến cuộc sống sinh hoạt không? A. Có B. Không Nếu có, ảnh hưởng cụ thể là: ... ... ... ... ...

A.Tiếng ồn liên tục B. Bụi

(dành cho cán bộ địa phương/cán bộ dự án) PHẦN I: Thông tin cá nhân

- Họ và tên: - Độ tuổi: - Nghề nghiệp: - Địa chỉ:

PHẦN 2: Đánh giá sau khi dự án Điện gió đi vào hoạt động

Xin đánh dấu (X) vào đáp án mà anh/chị cho là đúng:

Câu 1: Dự án điện gió Bạc Liêu giúp cải thiện đời sống sinh hoạt và làm việc của người dân:

Câu 2: Có nên phát triển rộng hơn dự án Điện gió Bạc Liêu không?

A. Có B. Không

Câu 3: Xin cho ý kiến của Quý vị về các quan điểm dưới đây say khi dự án Điện gió Bạc Liêu được thi công và khánh thành:

Rất không đồng ý Không đồng ý Trung lập Đồng ý Rất đồng ý Trong quá trình vận hành gây ra rất

nhiều bụi ô nhiễm môi trường Dự án chiếm quá nhiều diện tích đất, gây mất đất canh tác của bà con Ảnh hưởng đến động vật quanh vùng Chi phí xây dựng và vận hành trang trại gió quá cao, làm giá thành điện gió cao Bảo trì và sửa chữa turbine gặp nhiều khó khăn, bất lợi.

Dự án điện gió giúp tỉnh Bạc Liêu phát triển

Câu 4: Dự án Điện gió tại Bạc Liêu còn gặp bất cập gì?

... ... ... A. Cải thiện rất nhiều B. Cải thiện ít

Câu 5: Anh/chị có ý kiến góp ý giúp dự án hoàn thiện hơn? ... ... ... ... ...

Một phần của tài liệu Phân tích chi phí lợi ích mở rộng dự án điện gió bạc liêu (Trang 73 - 95)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(95 trang)