Hiện nay có hai mô hình CBA là CBA truyền thống và CBA mở rộng. CBA truyền thống được bắt đầu từ một tiền đề đơn giản là một dự án đầu tư sẽ chỉ được thực thi nếu như toàn bộ lợi ích của nó sẽ lớn hơn là toàn bộ chi phí. Khi dự án có nhiều phương án khác nhau thì quyết định được đưa ra cho phương án nào có chênh lệch giữa lợi ích và chi phí là lớn nhất. Đây chính là phân tích chi phí - lợi ích truyền thống, được áp dụng rất rộng rãi vào những năm 80 của thế kỷ XX. Tuy nhiên, phương pháp CBA truyền thống mới chưa xét đến các yếu tố môi trường, chính vì vậy cho kết quả chưa thật sư chính xác về hiệu quả của dự án.
Phương pháp CBA mở rộng sử dụng các kết quả phân tích, đánh giá về tác động môi trường, từ đó đi sâu phân tích về mặt kinh tế. Việc phân tích này có ưu điểm là so sánh được những lợi ích mà việc thực hiện dự án sẽ đem lại với những chi phí và tổn thất sẽ gặp phải. Những chi phí, tổn thất và lợi ích ở đây được hiểu theo nghĩa rộng, bao gồm cả chi phí về lợi ích tài nguyên, môi trường, vì vậy mà gọi là phân tích chi phí – lợi ích mở rộng. Phương pháp CBA mở rộng được đánh giá là thích hợp với điều kiện của các quốc gia đang phát triển, trong đó có Việt Nam, khi mà việc khai thác tài nguyên thiên nhiên là giải pháp quan trọng và phổ biến để phát triển kinh tế xã hội. Các tham số được sử dụng: Bt: Lợi ích thu được tại năm t; C0 : Chi phí đầu tư năm thứ nhất; Ct: Chi phí bỏ ra tại năm t; t: Thời gian; r: tỷ lệ chiết khấu; n: Số năm tồn tại của dự án [16].
Giá trị hiện tại ròng (Net present value – NPV)
Giá trị hiện tại ròng của một dự án được xác định là toàn bộ chi phí và lợi ích của dự án trong suốt kỳ phân tích, được quy đổi thành giá trị tương đương ở thời điểm hiện tại (năm thứ nhất của dự án) với mức chiết khấu xác định.
Với một dự án cụ thể, nếu r là một giá trị dương, dự án đang ở trong tình trạng của các dòng tiền chiết khấu trong thời gian t. Nếu r là một giá trị âm, dự án
trong tình trạng của dòng chảy tiền mặt giảm giá trong thời điểm "t". Trong lý thuyết tài chính, nếu có một sự lựa chọn giữa hai lựa chọn thay thế loại trừ lẫn nhau, NPV có năng suất cao hơn nên được chọn.
Với chỉ tiêu giá trị hiện tại ròng, dự án được xem là có ý nghĩa kinh tế và được lựa chọn nếu NPV > 0, dự án không được lựa chọn nếu NPV < 0. NPV = 0 có nghĩa đầu tư sẽ không đạt được cũng như không mất đi vốn ban đầu. Với những dự án NPV = 0, còn phụ thuộc vào giá trị IRR và BCR để quyết định xem dự án có nên thực hiện hay không.
Tỷ số hoàn vốn nội tại (Internal Rate of Return – IRR)
Tỷ số hoàn vốn nội tại IRR được định nghĩa là tỷ số mà tại đó giá trị hiện tại của chi phí bỏ ra và lợi ích thu về là bằng nhau.
Có nhiều cách tính IRR, có thể nêu 3 phương pháp:
- Vẽ đồ thị: trục hoành biểu diễn giá trị của tỷ lệ chiết khấu, trục tung biểu diễn các giá trị NPV hiện tại. Các cặp toạ độ (r, NPV) cho ta đường cong mà giao điểm của nó với trục hoành là giá trị IRR cần tìm
- Dùng bảng tính sẵn các hệ số chiết khấu theo các tỷ lệ chiết khấu r để thử dần vào công thức trên.
- Dùng phương pháp nội suy ta có thể suy ra công thức tính IRR và coi như là công thức sử dụng trực tiếp:
Trong đó, giá trị r1 được xác định sao cho NPV1 > 0 và lân cận điểm 0; giá trị r2 được xác định sao cho NPV2 < 0 và lân cận điểm 0. Như vậy r2 > IRR > r1.
án càng nhiều. Giả sử tất cả các dự án yêu cầu cùng một số tiền đầu tư, dự án với mức IRR cao nhất sẽ được xem là tốt nhất và thực hiện đầu tiên.
Tuy nhiên để tính IRR tốn rất nhiều thời gian. Trong trường hợp có các dự án loại bỏ nhau, việc sử dụng IRR để chọn sẽ dễ dàng đưa đến bỏ qua dự án có quy mô lãi ròng lớn (thông thường dự án có NPV lớn thì IRR nhỏ). Bên cạnh đó, dự án có đầu tư bổ sung lớn làm cho NPV thay đổi dấu nhiều lần, khi đó khó xác định được IRR.
Tỷ suất lợi ích/chi phí (B/C)
Tỷ lệ này so sánh lợi ích thu về và chi phí bỏ ra trên cơ sở đã chiết khấu, từ đó xác định được một đồng vốn bỏ ra so với lợi ích thu về chiếm tỉ lệ là bao nhiêu.
Nếu dự án có B/C 1 thì dự án đó có hiệu quả về mặt tài chính. Trong trường hợp có nhiều dự án loại bỏ nhau thì B/C là một tiêu chuẩn để xếp hạng theo nguyên tắc xếp vị trí cao hơn cho dự án có B/C lớn hơn.
B/C có ưu điểm nổi bật là cho biết hiệu quả của một đồng vốn bỏ ra. Nhưng nó cũng có hạn chế là phụ thuộc vào tỷ lệ chiết khấu lựa chọn để tính toán. Hơn nữa đây là chỉ tiêu đánh giá tương đối nên dễ dẫn đến sai lầm khi lựa chọn các dự án loại bỏ nhau, có thể bỏ qua dự án có NPV lớn (vì thông thường phương án có NPV lớn thì có B/C nhỏ). Chính vì vậy khi sử dụng chỉ tiêu B/C phải kết hợp với chỉ tiêu NPV và các chỉ tiêu khác nữa. Mặt khác B/C lớn hay nhỏ còn tuỳ thuộc vào quan niệm về lợi ích và chi phí của người đánh giá. Cho nên khi sử dụng chỉ tiêu B/C để lựa chọn dự án phải biết rõ quan niệm của người đánh giá về lợi ích và chi phí tài chính.
Áp dụng phương pháp phân tích chi phí lợi ích CBA trong dự án Điện gió Bạc Liêu nhằm lượng hoá cụ thể lợi ích và chi phí của dự án khi xét đến các yếu tố: chi phí cơ hội, chi phí ban đầu, chi phí thuê nhân công, yếu tố môi trường, giá bán
điện... Từ các kết quả BCR, NPV, IRR thu được, có thể so sánh thiệt hơn giữa lợi ích và chi phí, từ đó đưa ra kết luận dự án có khả thi và hợp lý hay không, góp phần định hướng cho các giai đoạn tiếp theo.
CHƯƠNG 3: KẾT QUẢ VÀ THẢO LUẬN