1.3.2.1. Các chính sách ưu đãi đối với năng lượng gió tại Việt Nam
Nhận thức được tầm quan trọng, lợi thế và lợi ích của các nguồn năng lượng tái tạo trước nhu cầu tiêu thụ điện ngày càng tăng phục vụ phát triển kinh tế (với sự gia tăng tiêu thụ điện hàng năm từ 10-15%), Chính phủ Việt Nam đã ban hành các Quyết định và Thông tư, kết hợp với các dự án nhằm hỗ trợ, tạo điều kiện, khuyến khích đầu tư và phát triển ngành năng lượng điện gió:
- Quyết định số 78/2014/QĐ-TTg ngày 26/12/2014 về tổ chức và hoạt động của Quỹ bảo vệ môi trường và Thông tư 132/2015/TT-BTC ngày 28/8/2015 hướng dẫn cơ chế quản lý tài chính đối với Quỹ Bảo vệ môi trường Việt Nam. Theo đó, Quỹ bảo vệ môi trường Việt Nam sử dụng vốn để hỗ trợ giá điện đối với dự án điện gió nối lưới theo Quyết định của Thủ tướng Chính phủ và theo quy định của pháp luật hiện hành
- Quyết định số 37/2011/QĐ-TTg ban hành ngày 29/6/2011 về các cơ chế hỗ trợ phát triển các dự án điện gió tại Việt Nam. Cụ thể, các dự án điện gió được miễn thuế nhập khẩu đối với hàng hóa nhập khẩu để tạo tài sản cố định của dự án, hàng hóa nhập khẩu là nguyên liệu, vật liệu, bán thành phẩm trong nước chưa sản xuất được nhập khẩu để phục vụ sản xuất của dự án. Thuế suất thuế thu nhập doanh nghiệp đối với dự án điện gió được miễn, giảm như đối với dự án thuộc lĩnh vực đặc biệt ưu đãi đầu tư. Bên cạnh đó, các dự án điện gió và công trình đường dây và trạm biến áp để đấu nối lưới điện quốc gia được miễn, giảm tiền sử dụng đất, tiền thuê đất
- Quyết định 1855/2007/QĐ-TTg ngày 27/12/2007 về việc phê duyệt chiến lược phát triển năng lượng quốc gia của Việt Năm đến năm 2020, tầm nhìn đến năm 2050 đã được đưa vào trong chiến lược phát triển năng lượng quốc gia
nguồn năng lượng gió, Chính phủ cam kết đưa tổng công suất nguồn điện gió từ mức không đáng kể năm 2006 (khoảng 31MW) lên đến khoảng 1.000 MW vào năm 2020, khoảng 6.200 MW vào năm 2030. Để đạt được những mục tiêu này, Quyết định 1855 cũng tổ chức hướng dẫn và có các chính sách, biện pháp khuyến khích, hỗ trợ để thu hút các nhà đầu tư.
- Quyết định 130/2007/QĐ-TTg ngày 02/8/2007 về một số cơ chế, chính sách tài chính đối với dự án đầu tư theo cơ chế phát triển sạch. Theo đó, nhà đầu tư được trợ cấp từ Nhà nước thông qua Quỹ bảo vệ môi trường Việt Nam cho sự chênh lệch giữa chi phí thực tế đầu vào và giá bán điện theo thoả thuận trong hợp đồng để cung cấp năng lượng được tạo ra bởi năng lượng mặt trời hay năng lượng gió.
- Nghị định 102/2003/NĐ-CP ngày 3/9/2003 của chính phủ về sử dụng năng lượng tiết kiệm và hiệu quả đã chỉ rõ chủ trương của Nhà nước là ưu tiên khai thác nguồn năng lượng có khả năng tái tạo và không gây ảnh hưởng tiêu cực đến môi trường.
- Dự án “Phát triển năng lượng tái tạo (REDP)” là chương trình hỗ trợ vay cho các dự án năng lượng tái tạo do ngân hàng Thế giới (WB) tài trợ. Theo đó, đối tượng khách hàng là các chủ đầu tư dự án năng lượng tái tạo có công suất lắp đặt nhỏ hơn hoặc bằng 30 MW sử dụng công nghệ: gió, mặt trời, thủy điện, sinh khối và khí sinh học. Các chủ đầu tư khi vay sẽ được hưởng lãi suất ưu đãi do WB hỗ trợ giảm trừ trực tiếp vào lãi suất chủ đầu tư vay là 1,5%/năm. Bên cạnh đó, các chủ đầu tư được hỗ trợ chi phí tư vấn về các vấn đề kỹ thuật, an toàn đập, môi trường xã hội và được tham gia vào Chương trình tài chính carbon (mua bán khí phát thải CO2) trên cơ sở thoả thuận tự nguyện.
1.3.2.2. Các dự án Năng lượng gió tại Việt Nam công suất lớn
Việt Nam có tiềm năng năng lượng gió rất phong phú, bao gồm trên đất liền, ven biển, ngoài biển khơi. Nhận thức được vai trò quan trọng của năng lượng gió đối với phát triển kinh tế, đặc biệt là đối với vùng sâu vùng xa và trên cơ sở xem xét
xu hướng phát triển của thế giới trong lĩnh vực này, các nhà đầu tư của Việt Nam cũng như nước ngoài đã triển khai trên địa bàn nước ta 5 dự án gió phát điện với công suất lớn [2]
- Dự án đầu tư xây dựng công trình Điện gió 1 - Bình Thuận (REVN 1 –
BIT), chủ đầu tư của dự án là Công ty Cổ phần Năng lượng tái tạo Việt Nam (REVN). Dự án đi vào hoạt động và hòa mạng lưới quốc gia năm 2012, tổng công suất của dự án sẽ lên tới 120MW và được đấu nối với lưới điện Quốc gia 110kV Phan Rí – Ninh Phước.
- Dự án gió phát điện tại Khánh Hoà: Tổng công suất là 20 MW, do Hãng VENTIS (Cộng hoà liên bang Đức) thực hiện. Các thủ tục về phía Việt Nam đã hoàn thành, song không hiểu vì lý do gì mà đến nay dự án chưa được triển khai tiếp tục.
- Dự án gió phát điện tại Qui Nhơn: Tổng công suất dự kiến 30 MW, do
Công ty cổ phần điện gió Phương Mai thực hiện. Hiện tại dự án đã hoàn thành giai đoạn báo cáo khả thi.
- Dự án điện gió tại huyện Ninh Phước, tỉnh Ninh Thuận: Công suất 625 kW. Đây là dự án thử nghiệm được thực hiện trên cơ sở hợp tác với Chính phủ Ấn Độ (phía Ấn Độ tài trợ 55%, phía Việt Nam - Tổng công ty điện lực Việt Nam đóng góp 45 % vốn). Dự án đã hoàn thành giai đoạn báo cáo nghiên cứu tiền khả thi.
- Dự án điện gió tại huyện đảo Bạch Long Vĩ: Công suất là 800 kW. Đây là dự án do Chính phủ Việt Nam đầu tư.
Ngoài ra các nhà đầu tư cũng đang khảo sát, nghiên cứu một số điểm để xây dựng dự án điện gió như: Đảo Phú Quí, Đồ Sơn, Mẫu Sơn (Lạng Sơn)...
Tới nay đã có một số công ty nước ngoài đến Việt Nam tìm cách khai thác điện gió, nhưng vì chưa đủ những số liệu cần thiết nên cũng chưa có sự đầu tư nào đáng kể vào thị trường này. Một hãng Đức đã đến Việt Nam tìm thị trường nhưng
chưa quyết định đầu tư, vì chưa có đủ cứ liệu để xây dựng trên quy mô lớn, còn với quy mô nhỏ thì lợi tức không đủ bù lại chi phí cho một cơ sở kỹ thuật thường trực. Một công ty khác chuẩn bị xây dựng 12 trạm điện gió với công suất 3000KW trên huyện đảo Lý Sơn đã khẳng định công nghệ điện gió rất phù hợp với Việt Nam.
Năm 2010, Công ty trách nghiệm hữu hạn xây dựng Công Lý đã đầu tư thực hiện “Dự án đầu tư xây dựng công trình điện gió Bạc Liêu” tại ấp Biển Đông, xã Bạc Liêu, tỉnh Bạc Liêu với mục đích sử dụng năng lượng gió để phát điện, hoà với lưới điện Quốc gia..., mở rộng hoạt động của ngành điện sang một lĩnh vực: sử dụng năng lượng sạch để sản xuất điện. Dự án dự kiến tiến hành thành hai giai đoạn: ở giai đoạn 1, lắp đặt 10 turbine với tổng công suất là 16MW; ở giai đoạn mở rộng công suất và tăng số lượng lên 62 turbine. Năm 2013, dự án Điện gió Bạc Liêu chính thức hoà mạng vào mạng lưới điện Quốc gia giai đoạn 1.