Số liệu từ các tài liệu thu thập được tổng hợp và tính toán theo các thông số cần thiết để đánh giá chi phí và lợi ích trong việc khai thác Điện gió Bạc Liêu, so sánh với kết quả khảo sát thực địa. Từ đó, định hướng cho sự phát triển bền vững của đối tượng nghiên cứu. Các tài liệu nghiên cứu được phân loại, tổng hợp nhằm đánh giá thực trạng khai thác, sử dụng điện gió trong và ngoài nước, từ đó định hướng chiến lược khai thác và sử dụng hiệu quả.
Trong luận văn, học viên đã tổng hợp các kết quả nghiên cứu về tính phổ biến và lợi ích của năng lượng gió; về sự hình thành, lịch sử và phát triển của lượng gió trên thế giới cũng như ở Việt Nam, từ đó rút ra những điểm mạnh và hạn chế của thế giới và Việt Nam trong việc sử dụng nguồn năng lượng tái tạo này. Bên cạnh đó, Luận văn đã tổng hợp các kết quả nghiên cứu về đặc điểm khí tượng thủy văn, đặc điểm địa chất, địa mạo, môi trường, các dạng tài nguyên….; kế thừa kết quả từ các đề tài, dự án về khu vực, trên cơ sở đó, phân tích, tổng hợp và xử lý số liệu theo mục tiêu nghiên cứu. Ngoài ra, luận văn cũng đã thu thập các số liệu về chi phí xây dựng, giá thành xử lý chất thải, thuế thu nhập, lương cơ bản qua các năm….nhằm hướng tới việc đưa ra một kết quả chính xác nhất về lợi ích và chi phí mà dự án Điện gió Bạc Liêu mang lại.
2.2.2. Phương pháp khảo sát, điều tra thực địa
Trong quá trình nghiên cứu, học viên đã tiến hành khảo sát thực tế tại khu vực mỏ Điện gió Bạc Liêu vào tháng 8 năm 2015. Kết quả thực tế thu thập trong đợt
thực địa được so sánh đánh giá với những dữ liệu thu thập được ở các nguồn báo mạng. Từ đó, có một cái nhìn thiết thực hơn về tính hiệu quả của dự án.
Khảo sát thực địa tập trung điều tra, thu thập các thông tin, hiện trạng khai thác sử dụng điện gió và các thông số phát triển kinh tế, xã hội của khu vực. Dựa vào những tài liệu này, đưa ra những đánh giá, so sánh làm căn cứ phân tích chi phí lợi ích trong hoạt động khai thác và sử dụng Điện gió Bạc Liêu. Từ đó đưa ra chiến lược khai thác tối ưu nguồn năng lượng dồi dào này.
2.2.3. Phương pháp phỏng vấn các chuyên gia và các đối tượng liên quan
Đây là phương pháp thu thập và xử lý những đánh giá, dự báo bằng cách tập hợp và hỏi ý kiến các chuyên gia giỏi thuộc một lĩnh vực hẹp của khoa học – kỹ thuật hoặc sản xuất. Quá trình áp dụng phương pháp chuyên gia có thể chia thành ba giai đoạn lớn: Lựa chọn chuyên gia; Trưng cầu ý kiến chuyên gia; Thu thập và xử lý các đánh giá dự báo.
Phương pháp chuyên gia dựa trên cơ sở đánh giá tổng kết kinh nghiệm, khả năng phản ánh tương lai một cách tự nhiên của các chuyên gia giỏi và xử lý thống kê các câu trả lời một cách khoa học. Nhiệm vụ của phương pháp là đưa ra những dự báo khách quan về tương lai phát triển của khoa học kỹ thuật hoặc sản xuất dựa trên việc xử lý có hệ thống các đánh giá dự báo của các chuyên gia. Phỏng vấn chuyên gia và các đối tượng liên quan giúp luận văn có cái nhìn cụ thể về thực trạng hoạt động khai thác năng lượng điện gió khu vực Bạc Liêu.
Cụ thể, trong khuôn khổ đề tài luận văn, học viên đã đến xã Vĩnh Trạch Đông và phát phiếu phỏng vấn. Trong đó, bao gồm 2 loại phiếu là phiếu khảo sát đánh giá dành cho cán bộ dự án Điện gió Bạc Liêu và phiếu khảo sát đánh giá dành cho những người dân sống khu lân cận nói riêng và sống ở tỉnh Bạc Liêu nói chung. Trong quá trình phát phiếu khảo sát, 35 phiếu đã được phát ra, thu lại được 27 phiếu bao gồm 17 phiếu của người dân và 10 phiếu của cán bộ nhân viên làm tại Dự án. Kết quả khảo sát được trình bày kỹ ở mục 3.2.2 và mẫu phiếu điều tra ở phụ lục 1.
2.2.4. Phương pháp phân tích chi phí - lợi ích CBA
Hiện nay có hai mô hình CBA là CBA truyền thống và CBA mở rộng. CBA truyền thống được bắt đầu từ một tiền đề đơn giản là một dự án đầu tư sẽ chỉ được thực thi nếu như toàn bộ lợi ích của nó sẽ lớn hơn là toàn bộ chi phí. Khi dự án có nhiều phương án khác nhau thì quyết định được đưa ra cho phương án nào có chênh lệch giữa lợi ích và chi phí là lớn nhất. Đây chính là phân tích chi phí - lợi ích truyền thống, được áp dụng rất rộng rãi vào những năm 80 của thế kỷ XX. Tuy nhiên, phương pháp CBA truyền thống mới chưa xét đến các yếu tố môi trường, chính vì vậy cho kết quả chưa thật sư chính xác về hiệu quả của dự án.
Phương pháp CBA mở rộng sử dụng các kết quả phân tích, đánh giá về tác động môi trường, từ đó đi sâu phân tích về mặt kinh tế. Việc phân tích này có ưu điểm là so sánh được những lợi ích mà việc thực hiện dự án sẽ đem lại với những chi phí và tổn thất sẽ gặp phải. Những chi phí, tổn thất và lợi ích ở đây được hiểu theo nghĩa rộng, bao gồm cả chi phí về lợi ích tài nguyên, môi trường, vì vậy mà gọi là phân tích chi phí – lợi ích mở rộng. Phương pháp CBA mở rộng được đánh giá là thích hợp với điều kiện của các quốc gia đang phát triển, trong đó có Việt Nam, khi mà việc khai thác tài nguyên thiên nhiên là giải pháp quan trọng và phổ biến để phát triển kinh tế xã hội. Các tham số được sử dụng: Bt: Lợi ích thu được tại năm t; C0 : Chi phí đầu tư năm thứ nhất; Ct: Chi phí bỏ ra tại năm t; t: Thời gian; r: tỷ lệ chiết khấu; n: Số năm tồn tại của dự án [16].
Giá trị hiện tại ròng (Net present value – NPV)
Giá trị hiện tại ròng của một dự án được xác định là toàn bộ chi phí và lợi ích của dự án trong suốt kỳ phân tích, được quy đổi thành giá trị tương đương ở thời điểm hiện tại (năm thứ nhất của dự án) với mức chiết khấu xác định.
Với một dự án cụ thể, nếu r là một giá trị dương, dự án đang ở trong tình trạng của các dòng tiền chiết khấu trong thời gian t. Nếu r là một giá trị âm, dự án
trong tình trạng của dòng chảy tiền mặt giảm giá trong thời điểm "t". Trong lý thuyết tài chính, nếu có một sự lựa chọn giữa hai lựa chọn thay thế loại trừ lẫn nhau, NPV có năng suất cao hơn nên được chọn.
Với chỉ tiêu giá trị hiện tại ròng, dự án được xem là có ý nghĩa kinh tế và được lựa chọn nếu NPV > 0, dự án không được lựa chọn nếu NPV < 0. NPV = 0 có nghĩa đầu tư sẽ không đạt được cũng như không mất đi vốn ban đầu. Với những dự án NPV = 0, còn phụ thuộc vào giá trị IRR và BCR để quyết định xem dự án có nên thực hiện hay không.
Tỷ số hoàn vốn nội tại (Internal Rate of Return – IRR)
Tỷ số hoàn vốn nội tại IRR được định nghĩa là tỷ số mà tại đó giá trị hiện tại của chi phí bỏ ra và lợi ích thu về là bằng nhau.
Có nhiều cách tính IRR, có thể nêu 3 phương pháp:
- Vẽ đồ thị: trục hoành biểu diễn giá trị của tỷ lệ chiết khấu, trục tung biểu diễn các giá trị NPV hiện tại. Các cặp toạ độ (r, NPV) cho ta đường cong mà giao điểm của nó với trục hoành là giá trị IRR cần tìm
- Dùng bảng tính sẵn các hệ số chiết khấu theo các tỷ lệ chiết khấu r để thử dần vào công thức trên.
- Dùng phương pháp nội suy ta có thể suy ra công thức tính IRR và coi như là công thức sử dụng trực tiếp:
Trong đó, giá trị r1 được xác định sao cho NPV1 > 0 và lân cận điểm 0; giá trị r2 được xác định sao cho NPV2 < 0 và lân cận điểm 0. Như vậy r2 > IRR > r1.
án càng nhiều. Giả sử tất cả các dự án yêu cầu cùng một số tiền đầu tư, dự án với mức IRR cao nhất sẽ được xem là tốt nhất và thực hiện đầu tiên.
Tuy nhiên để tính IRR tốn rất nhiều thời gian. Trong trường hợp có các dự án loại bỏ nhau, việc sử dụng IRR để chọn sẽ dễ dàng đưa đến bỏ qua dự án có quy mô lãi ròng lớn (thông thường dự án có NPV lớn thì IRR nhỏ). Bên cạnh đó, dự án có đầu tư bổ sung lớn làm cho NPV thay đổi dấu nhiều lần, khi đó khó xác định được IRR.
Tỷ suất lợi ích/chi phí (B/C)
Tỷ lệ này so sánh lợi ích thu về và chi phí bỏ ra trên cơ sở đã chiết khấu, từ đó xác định được một đồng vốn bỏ ra so với lợi ích thu về chiếm tỉ lệ là bao nhiêu.
Nếu dự án có B/C 1 thì dự án đó có hiệu quả về mặt tài chính. Trong trường hợp có nhiều dự án loại bỏ nhau thì B/C là một tiêu chuẩn để xếp hạng theo nguyên tắc xếp vị trí cao hơn cho dự án có B/C lớn hơn.
B/C có ưu điểm nổi bật là cho biết hiệu quả của một đồng vốn bỏ ra. Nhưng nó cũng có hạn chế là phụ thuộc vào tỷ lệ chiết khấu lựa chọn để tính toán. Hơn nữa đây là chỉ tiêu đánh giá tương đối nên dễ dẫn đến sai lầm khi lựa chọn các dự án loại bỏ nhau, có thể bỏ qua dự án có NPV lớn (vì thông thường phương án có NPV lớn thì có B/C nhỏ). Chính vì vậy khi sử dụng chỉ tiêu B/C phải kết hợp với chỉ tiêu NPV và các chỉ tiêu khác nữa. Mặt khác B/C lớn hay nhỏ còn tuỳ thuộc vào quan niệm về lợi ích và chi phí của người đánh giá. Cho nên khi sử dụng chỉ tiêu B/C để lựa chọn dự án phải biết rõ quan niệm của người đánh giá về lợi ích và chi phí tài chính.
Áp dụng phương pháp phân tích chi phí lợi ích CBA trong dự án Điện gió Bạc Liêu nhằm lượng hoá cụ thể lợi ích và chi phí của dự án khi xét đến các yếu tố: chi phí cơ hội, chi phí ban đầu, chi phí thuê nhân công, yếu tố môi trường, giá bán
điện... Từ các kết quả BCR, NPV, IRR thu được, có thể so sánh thiệt hơn giữa lợi ích và chi phí, từ đó đưa ra kết luận dự án có khả thi và hợp lý hay không, góp phần định hướng cho các giai đoạn tiếp theo.
CHƯƠNG 3: KẾT QUẢ VÀ THẢO LUẬN
3.1. Phân tích chi phí – lợi ích của dự án điện gió Bạc Liêu
Dự án Điện Gió Bạc Liêu hiện tại đã hoàn thành giai đoạn 1 và đang tiến hành giai đoạn 2. Sau khi giai đoạn 2 hoàn thành, tổng cộng sẽ có 62 turbine gió được dựng lên ở khu vực xã Vĩnh Trạch Động, thành phố Bạc Liêu.
Để phân tích chi phí của dự án, đề tài áp dụng phương pháp phân tích chi phí-lợi ích mở rộng (có bao gồm yếu tố môi trường) nhằm tính toán các giá trị kinh tế NPV, BCR, IRR và đưa ra phân tích, đánh giá về hiệu quả kinh tế của dự án. Trong quá trình xây dựng và thực thi dự án, có thể phân chia chi phí và lợi ích theo những mục cụ thể (bảng 3.1)
Bảng 3.1: Phân loại chi phí và lợi ích trong dự án Điện gió Bạc Liêu
Chi phí Lợi ích
Năm đầu
Phí đầu tư ban đầu
Phí thuê công nhân xây dựng
Chi phí cơ hội
Phí môi trường: Phí xử lý không khí (xử lý bụi trong quá trình xây dựng, lắp đặt).
Chi phí khác
(không có)
Các năm sau
Phí bảo trì máy móc, thiết bị
Tiền lương cán bộ, công nhân vận hành
Thuế doanh nghiệp
Phí môi trường: Phí nước sử dụng để phục vụ sinh hoạt của các cán bộ công nhân viên trong dự án. Các thành phần môi trường khác ít bị tác động.
Doanh thu bán điện
Lượng giảm phát thải khí CO2
Năm cuối (không có) 10% chi phí thiết bị cuối
Nhằm mục đích tính hiệu quả kinh tế sau khi thực hiện dự án Điện gió Bạc Liêu, cần lượng hóa thành tiền các chi phí và lợi ích mà dự án mang lại (được liệt kê ở bảng 3.1), từ kết quả thu được tiến hành tính toán các giá trị NPV, BCR, IRR. Từ đó, phần phân tích chi tiết và lượng hóa cụ thể chi phí - lợi ích được trình bày cụ thể ở mục 3.1.1 và 3.1.2.
3.1.1. Chi phí của dự án 3.1.1.1. Chi phí cơ hội 3.1.1.1. Chi phí cơ hội
Trên cùng một diện tích đất nói chung, con người có rất nhiều phương án để khai thác và sử dụng. Có thể kể đến như trồng rừng, trông cây nông nghiệp, xây dựng khu công nghiệp, xây dựng khu đô thị, khai thác khoáng sản hoặc làm du lịch...Trong rất nhiều phương án đó, con người phải quyết định sử dụng phương án nào là tối ưu nhất. Do quy luật về sự khan hiếm, nên sẽ tồn tại sự đánh đổi khi thực hiện các sự lựa chọn. Lựa chọn tức là để nhận được một lợi ích nào đó buộc chúng ta phải đánh đổi hoặc bỏ qua một chi phí nhất định cho nó. Nói cách khác, việc chọn một phương án khai thác và sử dụng khu vực sẽ đồng nghĩa với việc bỏ lợi ích thu được từ những phương án còn lại.
Phụ thuộc vào điều kiện tự nhiên của khu vực đặt dự án (tại xã Vĩnh Trạch Đông, thành phố Bạc Liêu) để xét xem có thể có những mục đích sử dụng nào. Thực tế cho thấy, đất ở đây là vùng đất nghèo chất dinh dưỡng, có xu thế thoái hoá nhanh vì thành phần cơ giới nhẹ, đặc biệt khả năng giữ nước rất kém, không thể sử dụng để trồng trọt. Người dân Vĩnh Trạch Đông hầu như quanh năm chỉ biết lam lũ trên những vuông tôm hay cào nghêu trên băi bồi ngập mặn dưới rặng bần, rặng đước... Giả thiết toàn bộ đất dự án đều có tiềm năng nuôi tôm; Với dữ liệu: tổng diện tích đất của dự án vào khoảng 500ha; nếu dự án không triển khai thì người dân khu vực sẽ nuôi tôm với mức thu nhập 35 triệu đồng/ha/vụ; 1 năm có 2 vụ [13].
Vậy, chi phí cơ hội cho việc xây dựng dự án Điện gió Bạc Liêu là: 35.000.000 (VNĐ) x 2 x 500 (ha) = 35.000.000.000 (VND)
3.1.1.2. Chi phí đầu tư ban đầu
Dự án thuộc đối tượng được trợ giá từ Quỹ Bảo vệ môi trường Việt Nam do sản xuất điện từ năng lượng gió (theo Thông tư liên tịch số 58/2008/TTLT-BTC- BTN&MT Hướng dẫn thực hiện một số điều của Quyết định số 130/2007/QĐ-TTg ngày 02/8/2007 của Thủ tướng Chính phủ về một số cơ chế, chính sách tài chính đối với dự án đầu tư theo cơ chế phát triển sạch của Bộ Tài chính – Bộ Tài nguyên và Môi trường). Đây là chính sách hỗ trợ rất cần thiết của Nhà nước khuyến khích việc mở rộng xây dựng các dự án sản xuất điện gió ở Việt Nam.
Tổng mức đầu tư của dự án bao gồm các khoản chi phí: Chi phí xây dựng, chi phí thiết bị, chi phí dự phòng, lãi vay trong thời gian thực hiện, chi phí khác. Chi tiết về tổng mức đầu tư của Dự án trong bảng 3.2 [15]:
Bảng 3.2: Bảng tổng hợp mức đầu tư
TT NỘI DUNG ĐƠN VỊ GIÁ TRỊ
TỔNG MỨC ĐẦU TƯ VNĐ 5 258 707 160 093
1 Chi phí xây dựng VNĐ 322 925 738 562
2 Chi phí Thiết bị VNĐ 4 224 038 736 802
+ Tổ hợp Turbine gió VNĐ 3 893 350 823 171
+ Trạm biến áp và đường dây truyền tải
điện VNĐ 252 537 907 631
+ Thiết bị lắp ráp (Máy móc lắp, cần