Bài học kinh nghiệm từ các dự án điện gió đã triển khai ở Việt Nam

Một phần của tài liệu Phân tích chi phí lợi ích mở rộng dự án điện gió bạc liêu (Trang 32)

Việt Nam được đánh giá là nước có tiềm năng phong phú về năng lượng gió, ước tính năng suất sản xuất điện khoảng 513.360 MW/năm. Đặc biệt, có nhiều khu vực rộng lớn có tiềm năng rất khả quan như duyên hải đồng bằng Bắc Bộ, Nam Trung Bộ (trong đó có Bình Thuận), Tây Nam Bộ và hầu hết các tỉnh thuộc Tây Nguyên. Đây là thuận lợi cơ bản để có thể triển khai xây dựng các dự án điện gió quy mô công nghiệp.

Tuy nhiên, việc phát triển khai thác sử dụng loại năng lượng này ở Việt Nam mới chỉ ở dạng thử nghiệm bước đầu. Một trong những khó khăn lớn nhất là các kết quả điều tra, đánh giá về tiềm năng năng lượng gió trên lãnh thổ mới dừng lại ở mức khái quát. Chưa có công trình nghiên cứu nào điều tra khảo sát và đánh giá một

cách cụ thể, chi tiết cho từng khu vực riêng biệt. Trên toàn lãnh thổ Việt Nam nói chung cũng như ở các địa phương nói riêng chưa có được quy hoạch tổng thể về khai thác tiềm năng của loại năng lượng này. Vì vậy khi bắt đầu xây dựng dự án, các nhà đầu tư thường phải tiến hành tất cả các công đoạn điều tra, khảo sát và đánh giá một cách sơ bộ về tiềm năng cũng như khả năng khai thác ở khu vực dự kiến đặt dự án. Tình hình đó một mặt tạo ra một chi phí không nhỏ đối với nhà đầu tư, mặt khác việc đánh giá sơ bộ theo kết quả khảo sát trong thời gian quá ngắn dẫn đến có nhiều khả năng rủi ro cao trong hiệu quả khai thác sử dụng.

Bên cạnh đó, để khai thác và sử dụng nguồn năng lượng điện gió, Việt Nam còn gặp phải khó khăn về mặt công nghệ. Phần lớn các công nghệ/thiết bị để xây dựng dự án Điện gió đều là nhập khẩu. Vì vậy, các phụ tùng, linh kiện thay thế, sửa chữa đều phụ thuộc vào các hãng sản xuất và cung ứng thiết bị. Điều này gây ra tình trạng bị động, mất thời gian khi các công nghệ gặp trục trặc hoặc lỗi, làm giảm hiệu suất khai thác và sử dụng năng lượng điện gió.

Ngoài ra, các thiết bị được chế tạo dựa theo điều kiện thời tiết của nước châu Âu, vì vậy khi sử dụng trong môi trường Việt Nam thường gặp những sự cố ngoài ý muốn. Điển hình là trường hợp dự án Điện gió ở quần đảo Trường Sa, điều kiện môi trường hết sức khắc nghiệt, một số turbine gió đã ngừng hoạt động, nhiều chiếc bị gãy cánh quạt, nhiều chỗ gỉ sét... Nguyên nhân chủ yếu là do không khí ẩm có muối biển tích tụ bên trong gây hiện tượng oxy hoá, hoặc khi gió quá mạnh (trên cấp 9) tạo ma sát gây chập cháy điện bên trong, hoặc có đợt không có gió turbine “nằm chết” không hoạt động thì hơi ẩm bám vào ăn mòn mà tự hỏng... [23].

CHƯƠNG 2: ĐỐI TƯỢNG VÀ PHƯƠNG PHÁP NGHIÊN CỨU 2.1. Đối tượng nghiên cứu

2.1.1. Đối tượng nghiên cứu

a. Vị trí địa lý tự nhiên khu vực đặt dự án

Bạc Liêu là một tỉnh thuộc bán đảo Cà Mau, miền đất cực Nam của tổ quốc Việt Nam. Tỉnh có chung địa giới nối thành phố Cần Thơ, Kiên Giang ở phía Tây Bắc, Sóc Trăng ở phía Đông Bắc, Cà Mau ở phía Tây Nam, phía Đông Nam giáp biển Đông. Bạc Liêu có bờ biển dài 56 km nối với các biển quan trọng như Gành Hào, Nhà Mát, Cái Cùng.

Dự án được đặt tại ấp Biển Đông, xã Vĩnh Trạch Đông, thành phố Bạc Liêu trên tổng diện tích đất vào khoảng 500ha (hình 1.4) Ấp Biền Đông là một ấp phía Bắc của tỉnh Bạc Liêu có vị trí địa lý từ 9010’ đến 9037’ vĩ độ Bắc và từ 105020’ đến 105052’ kinh độ Đông, giáp với huyện Vĩnh Lợi, phía Nam giáp biển Đôn, phía Bắc giáp huyện Vĩnh Lợi, phía Tây giáp huyện Hòa Bình.

Bạc Liêu có địa hình tương đối bằng phẳng, chủ yếu nằm ở độ cao trên dưới 1,2 m so với mặt biển, còn lại là những giồng cát và một số khu vực trũng ngập nước quanh năm. Địa hình có xu hướng dốc từ bờ biển vào nội đồng, từ Đông Bắc xuống Tây Nam. Trên địa bàn tỉnh có nhiều kênh rạch lớn như kênh Quản Lộ - Phụng Hiệp, kênh Cạnh Đền, kênh Phó Sinh, kênh Giá Rai. Bạc Liêu nằm ở vị trí trung chuyển trên tuyến đường giao thông huyết mạch quan trọng của cả nước (quốc lộ 1A), cách thành phố Cần Thơ khoảng 110 km và thành phố Hồ Chí Minh khoảng 280 km về phía Bắc [37]

b. Điều kiện địa lý thủy văn toàn khu vực

Duyên hải Nam Bộ có tiềm năng điện gió phong phú. Đặc biệt là duyên hải phía Tây từ Hà Tiên đến mũi Cà Mau (bao gồm Bạc Liêu), nơi chịu ảnh hưởng trực tiếp của gió mùa Tây Nam, trong thời kỳ nóng gió có năng lượng rất lớn. Phần đồng bằng Nam Bộ nằm sâu trong đất liền có tiềm năng nhỏ.

So với kết quả tính toán phân bố tổng năng lượng gió cả năm theo chuỗi số liệu gió nhiều năm trước 1995 thấy rằng về cơ bản phân bố tổng năng lượng gió cả năm của hai thời kỳ không khác nhiều. Tuy nhiên, nhìn chung trên toàn lãnh thổ tổng năng lượng gió cả năm trong thời kỳ 10 năm gần đây nhỏ hơn tổng năng lượng gió cả năm trong thời kỳ trước năm 1995.

Tại độ cao 20m tiềm năng năng lượng gió trên lãnh thổ nhìn chung cũng không khả quan. Trên quá nửa diện tích lãnh thổ tổng năng lượng năm vẫn chưa vượt được 300 kWh/m2; Tại độ cao 40m trên mặt đất khoảng nửa diện tích lãnh thổ đã có tiềm năng lớn hơn 400 kWh/m2 năm; Ở độ cao trên 60m, Duyên hải Nam Bộ có tiềm năng phong phú. Dải duyên hải có tổng năng lượng năm lớn hơn 900 kWh/m2 tương đối rộng. Đặc biệt ở phía Tây Nam Bộ, dải năng lượng này nằm khá sâu trong đất liền. Tại nhiều vị trí ven biển, tổng năng lượng năm tới hơn 2000 kWh/m2 [2].

Khu vực trên lãnh thổ chịu ảnh hưởng khác nhau của hai mùa gió Đông Bắc và Tây Nam. Độ lớn của tốc độ và do đó độ lớn của năng lượng gió ở mỗi nơi trong

từng mùa gió phụ thuộc vào địa hìmh và vị trí địa lý. Tiềm năng gió mùa lạnh cao hơn mùa nóng rõ rệt [2].

c. Điều kiện kinh tế – xã hội.

Điều kiện về kinh tế

Giá trị GDP toàn Tỉnh giai đoạn 2009 - 2011 thể hiện tốc độ tăng trưởng GDP bình quân tăng 12,02 % năm (cao hơn giai đoạn 2005 - 2008 là 10,16 % năm) (mô tả trong bảng 2.3). Cơ cấu kinh tế từ năm 2009 - 2011 có nhiều chuyển biến. Tỷ trọng công nghiệp - xây dựng tăng từ 23 % lên 26,38 %; Dịch vụ tăng từ 34,6 % lên 37,18 %; Nông - Lâm - Ngư nghiệp giảm từ 42,4 % xuống 36,44% [37].

Bảng 2.3: Tốc độ tăng trưởng GDP giai đoạn 2007 - 2011

Hạng mục Đơn vị 2007 2008 2009 2010 2011

Tổng giá trị GDP % năm 10,40 11,03 12,24 13,02 13,40

Nông - lâm - Thuỷ sản % năm 6,8 6,67 8,33 7,87 7,84

Công nghiệp - X.dựng % năm 20,49 20,20 13,3 19,49 17,53

Dịch vụ - Thương mại % năm 12,14 14,17 16,59 14,68 16,7

Nguồn: Niên giám thống kê tỉnh Bạc Liêu, 2012

- Nông nghiệp: Diện tích đất nông nghiệp chiếm tỷ lệ lớn trong tổng diện tích đất tự nhiên và ngày càng tăng: Năm 1995: 132.711 ha (chiếm 16,86 %); Năm 1999: 205.424 ha (chiếm 21,96 %); Năm 2010: 219.741 ha (chiếm 27,97 %). Bên cạnh đó, ngành trồng trọt đạt sản lượng lương thực năm 2011 cao: 426.500 tấn, đạt 99,2 % kế hoạch, giảm 1,9 % so với năm trước.

- Lâm nghiệp: Diện tích đất 390.248 ha, chiếm 48,5% diện tích tự nhiên. - Thuỷ hải sản: Diện tích vùng biển 20.000 km2, là ngư trường lớn của nước ta; Bên cạnh đó nuôi trồng thuỷ, hải sản trong những năm qua liên tục phát triển, sản lượng thuỷ sản năm 2011 đạt 3.200 tấn, tăng 14,3 %.

- Nghề muối: Là một thế mạnh của vùng biển Bạc Liêu. Từ lâu đời, muối Duồng đã có mặt trên thị trường ngoài tỉnh, nay có thêm muối công nghiệp xuất khẩu gần 300 ha và có dự án phát triển thêm diện tích đem lại nguồn lợi không nhỏ cho địa phương.

- Công nghiệp: Giá trị sản xuất 1.768 tỷ đồng, tăng 19 % so với năm trước (trong đó khu vực Quốc doanh đạt 190,4 tỷ giảm 19,3 %; Khu vực ngoài Quốc doanh 1.543 tỷ, tăng 26,4 %).

Điều kiện về xã hội

- Hạ tầng, cơ sở: Mạng lưới giao thông huyện Bạc Liêu ngày càng được mở rộng và nâng cấp. Hiện nay còn có các tuyến đường mới đi qua địa phận tỉnh Bạc Liêu, có quốc lộ 1A và với trên 238 km đường giao thông nông thôn và đô thị từ huyện đến xã, từ xã đến đến thôn và các đường làng ra đồng tạo cho huyện Bạc Liêu có hệ thống giao thông tương đối thuận lợi, đặc biệt cho việc chuyên chở vật liệu xây dựng và thiết bị phục vụ dự án.

- Thương mại - Dịch vụ - Du lịch: Năm 2010 có 25.438 cở sở kinh doanh Thương mại - Dịch vụ - Du lịch. Giá trị xuất khẩu hàng hoá của toàn tỉnh đạt 74,847 triệu USD, doanh thu ngành du lịch đạt 394,766 tỷ đồng. Thế mạnh du lịch của Bạc Liêu là du lịch sinh thái, du lịch biển với những cảnh quan thiên nhiên độc đáo như vườn chim, vườn nhãn… đồng thời với những di tích lịch sử - văn hoá như: tháp cổ Vĩnh Hưng, Nọc Nạng, đền thờ Chủ tịch Hồ Chí Minh, nhà lưu niệm cố nhạc sĩ Cao Văn Lầu, hệ thống đình, chùa…

- Giáo dục và đào tạo: Năm 2009 - 2012 tỷ lệ công nhận tiểu học là 99,9 %; Tỷ lệ tốt nghiệp cơ sở 95 %; Tỷ lệ tốt nghiệp trung học phổ thông 76,9 %.

- Y tế, dân số: Tỷ lệ trẻ em dưới 1 tuổi được tiêm chủng 6 bệnh đạt 99 %; Trẻ suy dinh dưỡng còn 23 %. Hiện có 95,5 % xã có bác sỹ, đã có 57.840 người thực hiện các biện pháp tránh thai đạt 110 % kế hoạch.; Tỷ lệ giảm sinh năm 2012 đạt 0,1 %.

luyện tập thể thao thường xuyên đạt 18 %, thành lập mới 20 câu lạc bộ thể dục thể thao.

An ninh - Quốc phòng: Được đảm bảo tốt, bồi dưỡng kiến thức an ninh quốc phòng tại tỉnh cho các cán bộ chủ chốt, đạt 82,78 %. Hoàn thành 100 % chỉ tiêu tuyển quân.

2.2. Phương pháp nghiên cứu

2.2.1. Phương pháp thu thập, phân tích và tổng hợp các số liệu

Số liệu từ các tài liệu thu thập được tổng hợp và tính toán theo các thông số cần thiết để đánh giá chi phí và lợi ích trong việc khai thác Điện gió Bạc Liêu, so sánh với kết quả khảo sát thực địa. Từ đó, định hướng cho sự phát triển bền vững của đối tượng nghiên cứu. Các tài liệu nghiên cứu được phân loại, tổng hợp nhằm đánh giá thực trạng khai thác, sử dụng điện gió trong và ngoài nước, từ đó định hướng chiến lược khai thác và sử dụng hiệu quả.

Trong luận văn, học viên đã tổng hợp các kết quả nghiên cứu về tính phổ biến và lợi ích của năng lượng gió; về sự hình thành, lịch sử và phát triển của lượng gió trên thế giới cũng như ở Việt Nam, từ đó rút ra những điểm mạnh và hạn chế của thế giới và Việt Nam trong việc sử dụng nguồn năng lượng tái tạo này. Bên cạnh đó, Luận văn đã tổng hợp các kết quả nghiên cứu về đặc điểm khí tượng thủy văn, đặc điểm địa chất, địa mạo, môi trường, các dạng tài nguyên….; kế thừa kết quả từ các đề tài, dự án về khu vực, trên cơ sở đó, phân tích, tổng hợp và xử lý số liệu theo mục tiêu nghiên cứu. Ngoài ra, luận văn cũng đã thu thập các số liệu về chi phí xây dựng, giá thành xử lý chất thải, thuế thu nhập, lương cơ bản qua các năm….nhằm hướng tới việc đưa ra một kết quả chính xác nhất về lợi ích và chi phí mà dự án Điện gió Bạc Liêu mang lại.

2.2.2. Phương pháp khảo sát, điều tra thực địa

Trong quá trình nghiên cứu, học viên đã tiến hành khảo sát thực tế tại khu vực mỏ Điện gió Bạc Liêu vào tháng 8 năm 2015. Kết quả thực tế thu thập trong đợt

thực địa được so sánh đánh giá với những dữ liệu thu thập được ở các nguồn báo mạng. Từ đó, có một cái nhìn thiết thực hơn về tính hiệu quả của dự án.

Khảo sát thực địa tập trung điều tra, thu thập các thông tin, hiện trạng khai thác sử dụng điện gió và các thông số phát triển kinh tế, xã hội của khu vực. Dựa vào những tài liệu này, đưa ra những đánh giá, so sánh làm căn cứ phân tích chi phí lợi ích trong hoạt động khai thác và sử dụng Điện gió Bạc Liêu. Từ đó đưa ra chiến lược khai thác tối ưu nguồn năng lượng dồi dào này.

2.2.3. Phương pháp phỏng vấn các chuyên gia và các đối tượng liên quan

Đây là phương pháp thu thập và xử lý những đánh giá, dự báo bằng cách tập hợp và hỏi ý kiến các chuyên gia giỏi thuộc một lĩnh vực hẹp của khoa học – kỹ thuật hoặc sản xuất. Quá trình áp dụng phương pháp chuyên gia có thể chia thành ba giai đoạn lớn: Lựa chọn chuyên gia; Trưng cầu ý kiến chuyên gia; Thu thập và xử lý các đánh giá dự báo.

Phương pháp chuyên gia dựa trên cơ sở đánh giá tổng kết kinh nghiệm, khả năng phản ánh tương lai một cách tự nhiên của các chuyên gia giỏi và xử lý thống kê các câu trả lời một cách khoa học. Nhiệm vụ của phương pháp là đưa ra những dự báo khách quan về tương lai phát triển của khoa học kỹ thuật hoặc sản xuất dựa trên việc xử lý có hệ thống các đánh giá dự báo của các chuyên gia. Phỏng vấn chuyên gia và các đối tượng liên quan giúp luận văn có cái nhìn cụ thể về thực trạng hoạt động khai thác năng lượng điện gió khu vực Bạc Liêu.

Cụ thể, trong khuôn khổ đề tài luận văn, học viên đã đến xã Vĩnh Trạch Đông và phát phiếu phỏng vấn. Trong đó, bao gồm 2 loại phiếu là phiếu khảo sát đánh giá dành cho cán bộ dự án Điện gió Bạc Liêu và phiếu khảo sát đánh giá dành cho những người dân sống khu lân cận nói riêng và sống ở tỉnh Bạc Liêu nói chung. Trong quá trình phát phiếu khảo sát, 35 phiếu đã được phát ra, thu lại được 27 phiếu bao gồm 17 phiếu của người dân và 10 phiếu của cán bộ nhân viên làm tại Dự án. Kết quả khảo sát được trình bày kỹ ở mục 3.2.2 và mẫu phiếu điều tra ở phụ lục 1.

2.2.4. Phương pháp phân tích chi phí - lợi ích CBA

Hiện nay có hai mô hình CBA là CBA truyền thống và CBA mở rộng. CBA truyền thống được bắt đầu từ một tiền đề đơn giản là một dự án đầu tư sẽ chỉ được thực thi nếu như toàn bộ lợi ích của nó sẽ lớn hơn là toàn bộ chi phí. Khi dự án có nhiều phương án khác nhau thì quyết định được đưa ra cho phương án nào có chênh lệch giữa lợi ích và chi phí là lớn nhất. Đây chính là phân tích chi phí - lợi ích truyền thống, được áp dụng rất rộng rãi vào những năm 80 của thế kỷ XX. Tuy nhiên, phương pháp CBA truyền thống mới chưa xét đến các yếu tố môi trường, chính vì vậy cho kết quả chưa thật sư chính xác về hiệu quả của dự án.

Phương pháp CBA mở rộng sử dụng các kết quả phân tích, đánh giá về tác động môi trường, từ đó đi sâu phân tích về mặt kinh tế. Việc phân tích này có ưu điểm là so sánh được những lợi ích mà việc thực hiện dự án sẽ đem lại với những chi phí và tổn thất sẽ gặp phải. Những chi phí, tổn thất và lợi ích ở đây được hiểu

Một phần của tài liệu Phân tích chi phí lợi ích mở rộng dự án điện gió bạc liêu (Trang 32)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(95 trang)