Mức độ cạnh tranh của các Doanh nghiệp xuất khẩu trong nước

Một phần của tài liệu đẩy mạnh hoạt động xuất khẩu dăm gỗ của công ty TNHH liên doanh nguyên liệu giấy huế (Trang 33 - 36)

1. CỞ SỞ LÝ LUẬ N

1.4.1.5Mức độ cạnh tranh của các Doanh nghiệp xuất khẩu trong nước

Cạnh tranh nó tác động rất lớn đến hoạt động kinh doanh của Doanh Nghiệp, mặt

khác nó cũng chèn ép các doanh nghiệp yếu kém. Mức độ cạnh tranh phụ thuộc vào số lượng các doanh nghiệp tham gia xuất khẩu cùng ngành hoặc cùng mặthàng có thể

thay thế nhau. Hiện nay, nhà nước khuyến khích các doanh nghiệp và các thành phần

hoạt động xuất khẩu, do đó dẫn đến sự cạnh tranh không lành mạnh. Đây là một thách

thức cho các doanh nghiệp ngoại thương hiện nay.

Môi trường ngành

Các yếu tố cạnh tranh liên quan đến ngành nghề và thị trường kinh doanh của doanh nghiệp tác động trực tiếp đến hoạt động và hiệu quả kinh doanh của doanh nghiệp. Sức ép của các yếu tố này càng mạnh thì khả năng sinh lời của các doanh nghiệp cùng ngành bịhạn chế.

Sơ đồ1.2. Mô hình 5 áp lực cạnh tranh của Michael Porter

( Nguồn: Michael E.Porter 1996)

Michael Porter là nhà hoạch định chiến lược và cạnh tranh hàng đầu thếgiới, ông

đã cung cấp một khung lý thuyết để phân tích về năng lực cạnh tranh cho các doanh nghiệp. Trong đó, ông mô hình 5 áp lực cạnh tranh được cho là một thành tựu của nhân loại.

Các yếu tố cạnh tranh mà một doanh nghiệp xuất khẩu có thể gặp phải bao gồm:

CÁC ĐỐI THỦ CẠNH TRANH TRONG NGÀNH

Cạnh tranh giữa các đối thủ hiện tại CÁC ĐỐI THỦ TIỀM NĂNG KHÁCH HÀNG SẢN PHẨM THAY THẾ NHÀ CUNG ỨNG

Quyền thương lượng của nhà cungứng

Quyền thương lượng của

người mua

Nguy cơ của sản phẩm và dịch vụthay thế

Nguy cơ của người mới nhập cuộc

Phân tích đối thủ cạnh tranh hiện tại: Đối thủ cạnh tranh hiện tại là các Doanh nghiệp hiện tại đang cạnh tranh cùng một nghành hay cùng lĩnh vực sản xuất.

Tình trạng cầu của một ngành là yếu tố quyết định mãnh liệt trong cạnh tranh hiện tại

của Doanh nghiệp. Thông thường, cầu tăng tạo cho doanh nghiệp một cơ hội lớn để

mở rộng hoạt động. Ngược lại, cầu giảm dẫn đến cạnh tranh khốc liệt để các doanh nghiệp giữ được phần thị trường đã chiếm lĩnh. Đe dọa mất thị trường là điều khó tránh khỏi đối với các doanh nghiệp không có khả năng cạnh tranh.

Phân tích đối thủ cạnh tranh tiềm năng: Đối thủ cạnh tranh tiềm năng là sự

xuất hiện các công ty mới tham gia vào thị trường nhưng có khả năng mở rộng sản

xuất, chiếm lĩnh thị trường, thị phần của các công ty chúng ta.

Phân tích nhà cung ứng: Nhà cung ứng tạo áp lực đe dọa khi họ tăng giá bán đầu vào hoặc giảm chất lượng sản phẩm,dịch vụkhi tiến hành giao dịch với công ty.

Phân tích khách hàng: Khách hàng được xem là sự đe dọa cạnh tranh khi ép

doanh nghiệp giảm giá hoặc đưa ra yêu cầu chất lượng phải tốt hơn nhưng cùng với

một mức giá. Nhưng trong trường hợp khách hàng có nhiều nhà cung ứng thì khách hàng có quyền chọn nhà cung ứng tốt hơn, do vậy các nhà cung ứng phải cạnh tranh

với nhau. (adsbygoogle = window.adsbygoogle || []).push({});

Sản phẩmthay thế: Sản phẩm thay thế là sản phẩm có thể thỏa mản được thêm những đặc trưng riêng biệt của người tiêu dùng hoặc do giá cả của sản phẩm hiện tại tăng lên nên khách hàng có xu hướng tiêu dùng các sản phẩm, dịch vụ thay thế. Đây là nhân tố đe doạ sự mất mát thị trường của công ty.

Mỗi doanh nghiệp, mỗi ngành kinh doanh hoạt động trong môi trường và điều kiện cạnh tranh không giống nhau. Hơn nữa, môi trường này luôn thay đổi khi chuyển từ nước này sang nước khác. Khi tiến hành hoạt động kinh doanh xuất khẩu sang nước ngoài, một số doanh nghiệp có khả năng nắm bắt nhanh cơ hội và biến thời cơ thuận lợi thành thắng lợi nhưng cũng không có ít doanh nghiệp gặp phải những khó khăn,

thửthách, rủi ro cao vì phải đương đầu cạnh tranh với nhiều công ty quốc tế có nhiều lợi thếvà tiềm năng hơn.

Một phần của tài liệu đẩy mạnh hoạt động xuất khẩu dăm gỗ của công ty TNHH liên doanh nguyên liệu giấy huế (Trang 33 - 36)