Ảnh hưởng của việc thực hiện chính sách thu hồi, bồi thường đất đến đời sống của người dân

Một phần của tài liệu Đánh giá công tác bồi thường, hỗ trợ, tái định cư dự án đường bắc sơn kéo dài, địa phận phường quang trung, thành phố thái nguyên, tỉnh thái nguyên (Trang 67 - 74)

- Chính sách hỗ trợ:

3.3.2.Ảnh hưởng của việc thực hiện chính sách thu hồi, bồi thường đất đến đời sống của người dân

đất đến đời sng ca người dân

a. Đánh giá ảnh hưởng của công tác giải phóng mặt bằng đến đời sống người dân về kinh tế

Dự án có tầm quan trọng trong việc thúc đẩy phát triển kinh tế, văn hóa và xã hội của thành phố Thái Nguyên nói riêng và tỉnh Thái Nguyên nói chung. Dù số hộ bị thu hồi đất và ảnh hưởng của dự án lớn với diện tích thu hồi lớn, song nhìn chung thu nhập bình quân của các hộ đều tăng so với trước khi thu hồi đất. Kết quả được thể hiện qua bảng 3.13 và bảng 3.14.

Bảng 3.13: Thu nhập bình quân nhân khẩu/tháng

theo nguồn thu nhập của các hộ dân tại dự án

STT Các nguồn thu nhập

1 Thu từ nông nghiệp

2 Rau màu

3 Thu từ phi nông nghiệp

4 Buôn bán nhỏ

5 Dịch vụ

6 Làm công ăn lương

7 Trợ cấp

Qua bảng 3.13 cho thấy thu nhập bình quân nhân khẩu /tháng sau khi bị thu hồi đất tăng tăng từ 5.162,18 nghìn đồng lên 6.971,12 nghìn đồng. Trong đó thu nhập từ nông nghiệp có xu hướng giảm so với trước khi bị thu hồi đất, từ 984,62 nghìn đồng xuống còn 423,85 nghìn đồng, thu nhập từ phi nông nghiệp tăng từ 4.177,56 nghìn đồng lên 6.547.27 nghìn đồng, nguyên nhân là do các hộ bị thu hồi đất nông nghiệp đã chuyển từ lao động nghiệp sang lao động phi nông nghiệp, hoặc vừa lao động nông nghiệp vừa buôn bán để tăng thêm thu nhập cho gia đình hoặc diện tích nông nghiệp bị thu hồi một phần nên trong thời gian nông nhàn người dân địa phương đi làm thuê để thêm thu nhập.

Bảng 3.14: Tình hình thu nhập của các hộ sau khi thu hồi đất

STT Chỉ tiêu

1 Số hộ có thu nhập cao

2 Số hộ có thu nhập không đổi

3 Số hộ có thu nhập thấp hơn

Tổng

- Qua bảng 3.14 và hình 3.5 cho thấy có 74,22 % các hộ được phỏng vấn cho rằng sau dự án các hộ có thu nhập cao hơn là do các hộ đã biết sử dụng các khoản tiền bồi thường của dự án để tiếp tục đầu tư cho hoạt động sản xuất nông nghiệp của gia đình, bên cạnh đó một số hộ còn dùng tiền để thuê thêm đất, mở rộng sản xuất; 18,75 % số hộ cho rằng thu nhập không đổi. Tuy nhiên, trong số các hộ bị thu hồi đất lại có 7,03 % số hộ cho rằng sau khi bị thu hồi đất, thu nhập của các hộ này thấp hơn so với trước khi có dự án.

Nguyên nhân là do các hộ này sau khi nhận được tiền bồi thường chỉ chú trọng mua sắm tài sản, sửa chữa nhà cửa, chưa biết sử dụng các khoản tiền nhận được để đầu tư, mở rộng sản xuất hoặc chuyển đổi sang nghề khác.

Bảng 3.15. Phương thức sử dụng tiền các hộ dân tại dự án nghiên cứu

STT Chỉ tiêu

1 Tiết kiệm, cho vay

2 Đầu tư sản xuất kinh doanh

3 Xây dựng, sửa chữa nhà cửa

4 Mua sắm đồ dùng

Tổng

(Nguồn: Tổng hợp kết quả điều tra, 2019)

Qua bảng 3.15 và hình 3.6 cho thấy có 56 hộ gửi tiết kiệm, hoặc cho vay chiếm 43,75 % giá trị bồi thường; 17 hộ đầu tư vào sản xuất kinh doanh dịch vụ phi nông nghiệp chiếm 13,28% giá trị bồi thường; 34 hộ sử dụng để xây dựng, sửa chữa nhà cửa chiếm 26,56% giá trị bồi thường; 21 hộ dùng để mua sắm xe máy, ti vi, tủ lạnh... chiếm tới 16,41% giá trị bồi thường. (adsbygoogle = window.adsbygoogle || []).push({});

b. Ảnh hưởng của giải phóng mặt bằng đến đời sống người dân về an ninh, trật tự xã hội

Bảng 3.16: Tình hình an ninh, trật tự xã hội khu vực dự án sau thu hồi đất

STT Chỉ tiêu

1 An ninh trật tự xã hội tốt hơn 2 An ninh trật tự xã hội không đổi 3 An ninh trật tự xã hội kém hơn

Tổng

(Nguồn: Tổng hợp kết quả điều tra, 2019)

Qua bảng 3.16 và hình 3.7 cho thấy theo đánh giá của người dân trong khu vực giải phóng mặt bằng có 38,28% các hộ cho rằng vấn đề an ninh, trật tự, xã hội tốt hơn trước; 48,44% các hộ cho rằng vấn đề an ninh, trật tự không có gì thay đổi so với trước khi có dự án; 13,28 % các hộ còn lại cho rằng tình hình trật tự kém hơn.

Bảng 3.17: Tình hình quan hệ nội bộ gia đình khu vực dự án sau thu hồi đất

STT Chỉ tiêu

1 Số hộ có quan hệ tốt hơn

2 Số hộ có quan hệ không đổi

3 Số hộ có quan hệ kém hơn

Tổng

(Nguồn: Tổng hợp kết qu

Hình 3.8. Tình hình quan h ni b gia đình khu vc d án sau thu hi đất

Qua bảng 3.17 và hình 3.8 cho thấy đa số các hộ gia đình sau khi nhận được tiền bồi thường và hỗ trợ của dự án đều đã biết sử dụng đúng mục đích

để giúp ổn định đời sống và sản xuất của gia đình mình chiếm 73,44%, số hộ có mối quan hệ không đổi là 16,41%, số hộ có mối quan hệ kém hơn là 10,15% nguyên nhân chủ yếu là do tranh chấp số tiền đền bù giữa các thành viên trong gia đình với nhau.

c) Đánh giá ảnh hưởng của công tác bồi thường giải phóng mặt bằng đến đời sống người dân về môi trường

Bảng 3.18: Tình hình môi trường khu vực dự án sau thu hồi đất

STT Chỉ tiêu

1 Số hộ cho rằng môi trường tốt hơn 2 Số hộ cho rằng môi trường không đổi

3 Số hộ cho rằng môi trường kém hơn

Tổng

(Nguồn: Tổng hợp kết quả điều tra, 2019)

Hình 3.9: Tình hình môi trường khu vc d án sau thu hi đất

Qua bảng 3.18 và hình 3.9 cho thấy có 30,46% số hộ cho rằng sau khi dự án hoàn thành sẽ có môi trường tốt hơn, 53,13% ý kiến cho rằng môi trường

không ảnh hưởng gì khi xây dựng dự án và 16,41% số hộ cho rằng dự án xây dựng làm cho môi trường xung quanh ô nhiễm hơn trước đây, các hộ được điều tra cho rằng môi trường trong khu vực sau dự án kém hơn trước khi có dự án là do khói bụi của các loại xe lưu thông trong khu vực dự án, ảnh hưởng đến cuộc sống, sinh hoạt của một số người dân trong khu vực thực hiện dự án.

Một phần của tài liệu Đánh giá công tác bồi thường, hỗ trợ, tái định cư dự án đường bắc sơn kéo dài, địa phận phường quang trung, thành phố thái nguyên, tỉnh thái nguyên (Trang 67 - 74)