e. Các chính sách hỗ trợ khác khi thu hồi đất
3.2.3. Kết quả công tác bồi thường, giải phóng mặt bằng, hỗ trợ và Tái định cư
dự án đường Bắc Sơn kéo dài thành phố Thái Nguyên, tỉnh Thái Nguyên 3.2.3.1. Đánh giá kết quả công tác bồi thường đất
Kết quả công tác bồi thường đất dự án đường Bắc Sơn kéo dài, thành phố Thái Nguyên được thể hiện chi tiết qua bảng 3.5.
Bảng 3.5. Kết quả công tác bồi thường đất dự án đường Bắc Sơn kéo dài trên địa bàn thành phố Thái Nguyên
TT Mục đích sử dụng
1 Đất ở
2 Đất nông nghiệp
(trồng cây lâu năm)
3 Đất công ích
Tổng cộng
(Nguồn: Phòng Tài nguyên và Môi trường, 2019)
- Giá đất theo Quyết định số 2065/QĐ-UBND ngày 17/7/2018 của UBND tỉnh Thái Nguyên về việc phê duyệt giá đất để thực hiện bồi thường, giải phóng mặt bằng tại một số dự án trên địa bàn thành phố Thái Nguyên.
-Qua bảng 3.5 cho thấy dự án đường Bắc Sơn kéo dài đã tiến hành thu hồi 31.613,89 m2 đất trên địa bàn thành phố để thực hiện dự án. Trong đó: Với diện tích đất ở là chủ yếu: 26.578,60 m2; đất nông nghiệp là: 4.897,89 m2, với tổng kinh phí bồi thường đất là 115.165.033.628 đồng. Bên cạnh đó dự án còn thu hồi 137,40m2 đất nông nghiệp sử dụng vào mục đích công ích của UBND phường quản lý. Diện tích này do UBND phường quản lý nên dự án không phải bồi thường về đất, đã tiết kiệm đáng kể kinh phí cho dự án.
+ Khoảng 91% ý kiến của người dân cho rằng giá trong phương án bồi thường của dự án so với giá thị trường tại thời điểm thu hồi là phù hợp.
+ Khoảng 9% ý kiến còn lại cho rằng giá bồi thường về đất trong phương án bồi thường của dự án so với giá thị trường tại thời điểm thu hồi là chưa phù hợp.
Tuy nhiên việc xác định giá trị bồi thường về đất nông nghiệp căn cứ trên cơ sở mục đích đất và hạng đất. Về mục đích sử dụng căn cứ trên cơ sở giấy chứng nhận quyền sử dụng đất do cơ quan nhà nước có thẩm quyền cấp. Và việc phân hạng đất dựa trên cơ sở sổ “bộ thuế” do HTX nông nghiệp giao. Nhưng từ năm 2003 Nhà nước thực hiện chính sách miễn thuế đối với đất nông nghiệp và theo quy định cứ 05 năm phải tiến hành phân hạng đất nhưng thực tế việc này không thực hiện được nên quá trình quản lý về hạng đất buông lỏng dẫn đến việc xác định hạng đất để áp dụng chính sách bồi thường gặp nhiều khó khăn.
3.2.3.2. Đánh giá công tác bồi thường tài sản trên đất * Kết quả bồi thường tài sản trên đất
Giá bồi thường về tài sản vật kiến trúc được thực hiện theo Quyết định số 08/2019/QĐ-UBND ngày 19/04/2019 của UBND tỉnh Thái Nguyên về việc ban hành đơn giá bồi thường nhà ở, công trình kiến trúc xây dựng khác gắn liền với đất khi nhà nước thu hồi đất trên địa bàn tỉnh Thái Nguyên.
Tài sản là cây trồng, vật nuôi có tại thời điểm thu hồi đất là cây trồng vật nuôi phục vụ cho sinh hoạt, đời sống và sản xuất kinh doanh của chủ sử dụng đất được bồi thường theo mức giá qui định hoặc hỗ trợ chi phí di chuyển cây trồng, vật nuôi đã thu hoạch xong thì không bồi thường; cây trồng vật nuôi mới nuôi trồng chỉ bồi thường, hỗ trợ chi phí đầu tư với đơn giá tương ứng.
Đối với nhà ở, công trình phục vụ sinh hoạt của hộ gia đình, cá nhân, được bồi thường bằng giá trị xây dựng mới của nhà, công trình có tiêu chuẩn kỹ thuật tương đương do Bộ Xây dựng ban hành. Giá trị xây dựng mới của nhà, công trình được tính theo diện tích xây dựng của nhà, công trình nhân với đơn giá xây dựng mới của nhà, công trình do UBND tỉnh ban hành theo quy định của Chính phủ.
-Đối với nhà, công trình xây dựng khác thì được bồi thường như sau: Mức bồi thường nhà, công trình bằng tổng giá trị hiện có của nhà, công trình bị thiệt hại và khoản tiền tính bằng tỷ lệ phần trăm theo giá trị hiện có của nhà, công trình.
Giá trị hiện có của nhà, công trình bị thiệt hại được xác định bằng tỷ lệ % chất lượng còn lại của nhà, công trình đó nhân với giá trị xây dựng mới của nhà, công trình có tiêu chuẩn kỹ thuật tương đương do Bộ quản lý chuyên ngành ban hành.
Khoản tiền tính bằng tỷ lệ phần trăm theo giá trị hiện có của nhà, công trình do UBND tỉnh quy định, nhưng mức bồi thường tối đa không lớn hơn 100% giá trị xây dựng mới của nhà, công trình có tiêu chuẩn kỹ thuật tương đương với nhà, công trình bị thiệt hại.
Đối với nhà cấp IV, nhà tạm và công trình phụ mức bồi thường thiệt hại được tính bằng giá trị xây dựng mới của nhà, công trình có tiêu chuẩn kỹ thuật tương đương do Bộ Xây dựng ban hành, theo giá chuẩn tương đương do UBND tỉnh, thành phố trực thuộc TW ban hành theo quy định của Nhà nước.
Kết quả bồi thường về tài sản tại dự án đường Bắc Sơn kéo dài, thành phố Thái Nguyên cụ thể như sau:
Bảng 3.6. Kết quả công tác bồi thường tài sản trên đất
TT Danh mục
1 Tài sản, vật kiến trúc 2 Cây cối hoa màu
Tổng cộng
(Nguồn: Phòng Tài Nguyên và Môi trường, 2019)
Qua bảng 3.6 cho thấy tài sản trên đất được bồi thường theo hai danh mục là: tài sản, vật kiến trúc và cây cối hoa màu trên đất.
Dự án đường Bắc Sơn kéo dài đã tiến hành bồi thường tài sản trên đất cho 165 hộ dân bị thu đất với tổng kinh phí là 59.585.132.377 đồng. Trong đó, kinh phí dành cho bồi thường tài sản, vật kiến trúc là 58.697.450.672 đồng chiếm 98,5% kinh phí bồi thường tài sản và kinh phí cho bồi thường cây cối hoa màu là 887.681.705 đồng chiếm 1,5%.
Qua số liệu phân tích ở trên thì Hội đồng bồi thường, hỗ trợ và tái định cư đã tính toán áp dụng các đơn giá bồi thường về tài sản gắn liền với đất đúng quy định. Kết quả điều tra lấy ý kiến của người dân cho thấy:
+ Khoảng 97,42% ý kiến của người dân cho rằng giá trong phương án bồi thường của dự án so với giá thị trường tại thời điểm thu hồi là phù hợp.
+ Khoảng 2,58% ý kiến còn lại cho rằng giá bồi thường trong phương án bồi thường của dự án so với giá thị trường tại thời điểm thu hồi là chưa phù hợp.
- Công tác xác định tài sản trên đất là khâu mất nhiều thời gian, công sức của Hội đồng bồi thường, hỗ trợ tái định cư do tính chất phức tạp của từng loại tài sản.
3.2.3.3. Kết quả hỗ trợ dự án đường Bắc Sơn kéo dài
Dự án đường Bắc Sơn kéo dài đã tiến hành tính toán và chi trả các khoản hỗ trợ cho các hộ gia đình bị thu hồi đất khi thực hiện dự án. Kết quả công tác tính toán và chi trả các khoản hỗ trợ cho dự án đường Bắc Sơn kéo dài được thể hiện chi tiết qua bảng 3.7.
Qua bảng 3.7 cho thấy bên cạnh công tác bồi thường đất và tài sản trên đất thì công tác hỗ trợ người dân bị thu hồi đất là một trong những nội dung được Nhà nước và chính quyền địa phương quan tâm khi phê duyệt các dự án đầu tư. Làm tốt công tác hỗ trợ người dân bị thu hồi đất không chỉ giúp người dân mất đất nhanh chóng ổn định đời sống và ổn định sản xuất mà còn đảm bảo quyền và lợi ích hợp pháp của người sử dụng đất, người sở hữu nhà ở.
Bảng 3.7. Kết quả hỗ trợ dự án đường Bắc Sơn kéo dài
TT Danh mục
1 Hỗ trợ chuyển đổi nghề nghiệp
2 Hỗ trợ ổn định đời sống 3 Hỗ trợ đất vườn 4 Hỗ trợ tái định cư 5 Hỗ trợ di chuyển nhà 6 Hỗ trợ thuê nhà Tổng
(Nguồn: Phòng Tài nguyên và Môi trường, 2019)
Ngoài ra công tác hỗ trợ người dân được quan tâm thì mới khuyến khích người dân sớm giao đất, góp phần thực hiện được quy hoạch, kế hoạch sử dụng đất và phát triển kinh tế - xã hội.
Hình 3.3. Cơ cấu các khoản hỗ trợ của dự án đường Bắc Sơn kéo dài
Qua bảng 3.7 và hình 3.3 cho thấy: Dự án đường Bắc Sơn kéo dài trên địa bàn thành phố Thái Nguyên đã tiến hành tính toán và chi trả tiền hỗ trợ cho
Kinh phí hỗ trợ tái định cư của dự án đường Bắc Sơn kéo dài là lớn nhất chiếm 35,33% tổng kinh phí hỗ trợ của dự án. Tiếp theo là hỗ trợ đất vườn chiếm 31,2% tổng kinh phí hỗ trợ của dự án, nguyên nhân là do theo Quyết định 2065/QĐ-UBND ngày 17/07/2018 của UBND tỉnh Thái Nguyên ban hành Quy định về phê duyệt giá đất để thực hiện bồi thường, giải phóng mặt bằng tại một số dự án trên địa bàn thành phố Thái Nguyên thì đất vườn cùng thửa với đất ở nhưng không được công nhận là đất ở thì sẽ được hỗ trợ 35% giá đất ở của thửa đất ở bị thu hồi.
Chính sách hỗ trợ của dự án được thực hiện theo trên cơ sở Nghị định 69/2009/NĐ-CP ngày 13/8/2009 của Chính phủ và được cụ thể hóa tại Quyết định 2065/QĐ-UBND ngày 17/07/2018 của UBND tỉnh Thái Nguyên ban hành Quy định về phê duyệt giá đất để thực hiện bồi thường, giải phóng mặt bằng tại một số dự án trên địa bàn thành phố Thái Nguyên đã cơ bản tạo điều kiện hỗ trợ cho người dân bị thu hồi đất ổn định đời sống. Cụ thể:
- Hỗ trợ di chuyển: Hộ gia đình, cá nhân bị Nhà nước thu hồi đất ở có nhà ở mà phải di chuyển chỗ ở với khoảng cách dưới 10 km được hỗ trợ 3.300.000 đồng/hộ.
- Hỗ trợ tiền thuê nhà trong thời gian tạo lập chỗ ở mới: Hộ gia đình bị thu hồi đất ở, không còn chỗ ở nào khác (có xác nhận của Chính quyền địa phương) trong thời gian chờ tạo lập chỗ ở mới được hỗ trợ tiền thuê nhà ở trong thời gian 4 tháng. Mức Hỗ trợ là: 350.000 đồng/tháng x 3 tháng x số khẩu = 1.150.000 đồng/hộ x số khẩu.
- Hỗ trợ ổn định đời sống và ổn định sản xuất: Các đối tượng được hưởng chế độ hỗ trợ ổn định đời sống và ổn định sản xuất phải là hộ gia đình, cá nhân trực tiếp sản xuất nông nghiệp đồng thời có tỷ lệ mất đất nông nghiệp từ 30% trở lên.
+ Trường hợp bị thu hồi đất nông nghiệp từ 30% - 70%: được hỗ trợ trong thời gian 6 tháng nếu không phải di chuyển chỗ ở và trong thời gian 12 tháng nếu phải di chuyển chỗ ở; trường hợp phải di chuyển đến các địa bàn có
điều kiện kinh tế - xã hội khó khăn hoặc đặc biệt khó khăn thì thời gian hỗ trợ là 18 tháng; Mức hỗ trợ được hưởng 40kg gạo/khẩu/tháng. Đơn giá gạo được tính tại thời điểm thu hồi đất.
+ Trường hợp bị thu hồi > 70% đất nông nghiệp đang sử dụng: được hỗ trợ trong thời gian 12 tháng nếu không phải di chuyển chỗ ở và trong thời gian 24 tháng nếu phải di chuyển chỗ ở; trường hợp phải di chuyển đến các địa bàn có điều kiện kinh tế - xã hội khó khăn hoặc đặc biệt khó khăn thì thời gian hỗ trợ là 30 tháng; Mức hỗ trợ được hưởng 40kg gạo/khẩu/tháng. Đơn giá gạo được tính tại thời điểm thu hồi đất.
- Hỗ trợ chuyển đổi nghề nghiệp và tạo việc làm: Hộ gia đình, cá nhân trực tiếp sản xuất nông nghiệp, lâm nghiệp khi nhà nước thu hồi diện tích đất nông nghiệp được giao, được hỗ trợ chuyển đổi nghề nghiệp và tìm kiếm việc làm. Mức hỗ trợ theo quy định bằng 1,5 lần giá đất theo mục đích sử dụng tại vị trí thu hồi.