2.3.6.1. Phương pháp tiến hành
Sau khi thu được dịch chiết quả cần tây bằng hệ dung môi eutectic và các điều kiện được tối ưu ở trên, cao đặc quả cần tây được điều chế bằng một trong các phương pháp sau:
Phương pháp 1: Sử dụng than hoạt
Thêm vào dịch chiết một lượng than hoạt bằng 10% tổng khối lượng dịch chiết. Ngâm khoảng 15 phút kết hợp khuấy trộn để hoạt chất trong dịch chiết được hấp phụ hoàn toàn lên bề mặt than. Sau đó, tiến hành lọc lấy than hoạt bằng thiết bị lọc chân không. Lượng than hoạt sau khi lọc được tiến hành giải hấp phụ bằng ethanol 96%. Lọc lấy dịch và cô loại dung môi đến khi thu được cao đặc.
Phương pháp 2: Sử dụng phản dung môi
Nguyên tắc của phương pháp là thêm một lượng lớn nước để phá vỡ liên kết giữa HBA và HBD, làm mất đặc tính của hệ DES [52]. Hai hợp chất apigenin và luteolin không tan được trong nước nên sẽ tủa lại. Trong nghiên cứu này, dịch chiết được thêm nước theo tỷ lệ 1:20, để kết tinh trong khoảng 1 giờ ở 0oC [42]. Tiến hành ly tâm 10 phút ở tốc độ 3000 vòng/phút, lọc thu lấy tủa. Tủa được sấy đến khi đạt thể chất thích hợp.
Song song với việc thêm nước, dịch chiết có thể được cô loại dung môi trước, sau đó thêm nước để kết tủa hợp chất, rồi tiến hành ly tâm lấy tủa, lọc tủa và sấy đến khi đạt thể chất thích hợp.
23
2.3.6.2. Các thông số đánh giá
Dựa trên các phương pháp điều chế cao đặc từ dịch chiết quả cần tây trong DES, lựa chọn phương pháp hiệu quả nhất với thông số đánh giá như sau:
- Tỉ lệ % khối lượng cao thu được (A1%) được tính theo công thức: A1 (%) = 𝐾ℎố𝑖 𝑙ượ𝑛𝑔 𝑐𝑎𝑜
𝐾ℎố𝑖 𝑙ượ𝑛𝑔 𝑑ượ𝑐 𝑙𝑖ệ𝑢 × 100%
- Hàm lượng apigenin trong cao đặc (A2) và hàm lượng luteolin trong cao đặc (A3): A2 (mg/g) = (𝑆−𝑏).𝑉
𝑎.𝑚2.1000
A3 (mg/g) = (𝑆−𝑏).𝑉
𝑎.𝑚2.1000
Trong đó: A2: hàm lượng apigenin trong cao đặc (mg/g) A3: hàm lượng luteolin trong cao đặc (mg/g)
S: diện tích pic (µAU.s)
b: hệ số chặn của đường chuẩn V: thể tích dịch chiết (ml) a: hệ số góc đường chuẩn m2: khối lượng cao (g)
24
CHƯƠNG 3. THỰC NGHIỆM, KẾT QUẢ VÀ BÀN LUẬN