Tiến hành khảo sát nhiệt độ chiết xuất với các giá trị lần lượt là 45°C, 60°C, 75°C và 90°C. Các thông số khác được cố định bao gồm: Thời gian chiết xuất: 20 phút; hàm lượng nước: 30% (kl/kl). Kết quả khảo sát nhiệt độ chiết xuất được trình bày ở hình 3.3.
Hình 3.3. Kết quả khảo sát nhiệt độ chiết xuất
Nhận xét:
Hàm lượng luteolin trong dịch chiết tăng lên trong khoảng nhiệt độ từ 45°C đến 75°C và đạt giá trị lớn nhất ở 75°C. Trong khi đó, hàm lượng apigenin trong dịch chiết tăng lên ở khoảng nhiệt độ từ 45°C đến 60°C và đạt giá trị lớn nhất ở 60°C. Sau khoảng nhiệt độ trên, hàm lượng 2 hoạt chất trong dịch chiết giảm dần.
Điều này có thể giải thích do khi nhiệt độ tăng thì hệ số khuếch tán tăng dẫn đến lượng chất khuếch tán cũng tăng, đồng thời độ nhớt và sức căng bề mặt của dung môi giảm giúp tăng tính thấm của dung môi vào dược liệu [5]. Hơn nữa, nhiệt độ tăng thì độ tan của hoạt chất cũng tăng lên làm hiệu suất chiết tăng. Do đó, khi nhiệt độ tăng thì cả tốc độ chiết và hiệu suất chiết đều tăng.
Tuy nhiên, khi nhiệt độ chiết tăng quá cao thì lượng hoạt chất thu được lại giảm có thể do nhiệt độ cao làm cho các hoạt chất không ổn định với nhiệt dễ bị phân hủy. Bên cạnh đó, nhiệt độ tăng cao làm nước và propylen glycol trong hệ bay hơi dẫn đến phá vỡ cấu trúc của hệ, tăng độ nhớt, giảm độ tan hoạt chất và giảm hiệu suất chiết. Dịch chiết quá nhớt còn gây khó khăn trong quá trình lọc, không lấy hết được lượng dịch chiết. Do vậy, nếu chiết ở nhiệt độ cao sẽ làm giảm lượng hoạt chất và tăng lượng tạp chất trong dịch chiết. 0 0,1 0,2 0,3 0,4 0,5 0,6 0,7 0,8 0,9 45°C 60°C 75°C 90°C Hàm lư ợng (m g/g) Nhiệt độ (°C)
31
Từ kết quả trên, để đảm bảo chiết xuất được tối đa cả 2 hoạt chất apigenin và luteolin, khoảng nhiệt độ từ 45°C đến 75°C được lựa chọn làm khoảng khảo sát để xây dựng mô hình bằng phương pháp bề mặt đáp ứng (RSM) trong các bước tối ưu hóa tiếp theo.