Trong các nghiên cứu trước đây, các dung môi hữu cơ như ethanol, hexan, methanol…thường được sử dụng để chiết xuất flavonoid từ quả cần tây. Đây cũng là các dung môi được sử dụng phổ biến để chiết xuất các hợp chất từ dược liệu với các ưu điểm như rẻ tiền, dễ kiếm, khả năng chiết xuất tương đối tốt. Tuy nhiên, việc sử dụng những dung môi này trên quy mô lớn và trong thời gian dài có nhiều nhược điểm như dễ cháy nổ, tác động xấu đến môi trường và sức khỏe con người. Vì vậy, đề tài đã nghiên cứu sử dụng hệ dung môi eutectic nhằm khắc phục các nhược điểm của dung môi hữu cơ truyền thống. Trong nghiên cứu này, DES có thành phần betain và propylen glycol tỉ lệ 1:8 đã được ứng dụng để chiết xuất cao đặc giàu apigenin và luteolin từ quả cần tây. Các điều kiện ảnh hưởng đến quá trình chiết xuất đã được tối ưu hóa để thu được cao cần tây với hàm lượng apigenin và hàm lượng luteolin lớn nhất. Các phương pháp thay đổi một yếu tố (OFAT) và bề mặt đáp ứng (RSM) đã được áp dụng để xác định điều kiện chiết xuất tối ưu một cách nhanh chóng, chính xác, giúp rút ngắn đáng kể thời gian khảo sát và tiết kiệm chi phí cho nghiên cứu.
Bên cạnh đó, các phương pháp loại dung môi DES ra khỏi dịch chiết cũng được khảo sát. Từ đó, nghiên cứu đã đưa ra một quy trình hoàn chỉnh sử dụng dung môi eutectic làm dung môi chiết xuất để thu được cao đặc giàu apigenin và luteolin từ quả cần tây.
Ngoài ra, bằng việc sử dụng hệ dung môi eutectic, hàm lượng apigenin và hàm lượng luteolin trong cao quả cần tây đã tăng lên đáng kể so với việc sử dụng các dung môi truyển thống như nước hay các dung môi hữu cơ khác trong những nghiên cứu trước đây (ethanol, methanol…).
Việc lựa chọn các thành phần cũng như tỉ lệ của chúng trong hệ dung môi eutectic là vô cùng quan trọng, quyết định rất lớn đến khả năng chiết xuất của DES. Trong nghiên cứu này, DES tạo thành từ betain và propylen glycol tỉ lệ 1:8 cho hiệu suất chiết xuất apigenin và luteolin cao nhất. Betain và proylen glycol có các ưu điểm chi phí thấp và không độc hại, dễ dàng tạo thành hệ đồng nhất, trong suốt và ổn định ở điều kiện thông thường [30], [53]. Kết quả định lượng đã chứng minh DES là dung môi phù hợp để chiết xuất cao đặc giàu apigenin và luteolin từ quả cần tây.
41
Nhược điểm lớn nhất của hệ dung môi eutectic là độ bay hơi thấp, gây khó khăn trong quá trình điều chế cao, đây cũng là cản trở lớn nhất để ứng dụng DES trong chiết xuất. Ở đây, nghiên cứu đã đưa ra được một số giải pháp hiệu quả để điều chế cao với hàm lượng hoạt chất thu được trong cao lớn.
Đây là nghiên cứu đầu tiên ứng dụng hệ dung môi eutectic trong chiết xuất cao đặc giàu apigenin và luteolin từ quả cần tây, là cơ sở cho việc nghiên cứu phát triển sản phẩm điều trị bệnh gút từ dược liệu này. Quy trình chiết xuất có ưu điểm an toàn, không gây độc trên người và thân thiện môi trường.