Hàm lượng nước trong hệ dung môi

Một phần của tài liệu Nghiên cứu điều chế cao đặc giàu apigenin và luteolin từ quả cây cần tây (apium graveolens l ) sử dụng hệ dung môi eutectic (Trang 39 - 40)

Tiến hành khảo sát hàm lượng nước của hệ dung môi với các giá trị lần lượt là 10%, 20%, 30%, 40% và 50% (kl/kl). Các thông số khác được cố định bao gồm: thời gian chiết xuất: 20 phút; nhiệt độ chiết xuất: 60°C. Kết quả khảo sát yếu tố hàm lượng nước trong hệ dung môi được trình bày ở hình 3.4.

Hình 3.4. Kết quả khảo sát hàm lượng nước trong hệ dung môi

Nhận xét:

Khi hàm lượng nước trong hệ tăng từ 10% đến 30%, hàm lượng cả 2 hoạt chất trong dịch chiết đều tăng và đạt giá trị lớn nhất tại giá trị hàm lượng nước trong hệ là 30%. Điều này có thể được giải thích do tỉ lệ nước tăng làm giảm độ nhớt và giảm sức căng bề mặt của hệ dung môi làm tăng tính thấm của dung môi vào dược liệu.

Tuy nhiên, khi tỉ lệ nước trong dung môi tăng quá cao thì lượng hoạt chất chiết được lại giảm do lượng nước tăng cao có thể ảnh hưởng đến các đặc tính của hệ như: độ nhớt, độ phân cực, độ tan, làm mất các liên kết hydro hiện có dẫn đến phá vỡ cấu trúc của hệ, làm giảm hiệu suất chiết [17].

Do đó, lượng nước từ 20% đến 40% được lựa chọn làm khoảng khảo sát để xây dựng mô hình bằng phương pháp bề mặt đáp ứng (RSM) trong các bước tối ưu hóa tiếp theo. 0 0,1 0,2 0,3 0,4 0,5 0,6 0,7 0,8 10% 20% 30% 40% 50% Hàm lư ợng (m g/g)

Hàm lượng nước trong hệ dung môi (%)

32

Từ các kết quả khảo sát trên, biến đầu vào được lựa chọn để xây dựng mô hình với khoảng khảo sát tương ứng là:

- Thời gian chiết xuất: Từ 10 phút đến 40 phút. - Nhiệt độ chiết xuất: Từ 45°C đến 75°C.

- Hàm lượng nước trong hệ: Từ 20% đến 40% (kl/kl).

Một phần của tài liệu Nghiên cứu điều chế cao đặc giàu apigenin và luteolin từ quả cây cần tây (apium graveolens l ) sử dụng hệ dung môi eutectic (Trang 39 - 40)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(63 trang)