Chuẩn bị dung dịch mẫu thử và tiến hành sắc ký trong điều kiện như đã mô tả trên các mẫu cao đặc Đan sâm. Kết quả được trình bày ở bảng 3.11.
Bảng 3.11. Hàm lượng Sal-B và Tan-IIA trong các mẫu cao Đan sâm.
Mẫu Khối lượng cân cao (g) Độ ẩm cao đặc (%) Hàm lượng Sal-B (%) Hàm lượng Tan-IIA (%) M1 0,1236 12,957 7,16 0,011 M2 0,1089 13,290 7,72 0,033 M3 0,1078 12,552 7,33 0,121 M4 0,1048 11,652 7,41 0,296 M5 0,1189 13,276 7,60 0,331 M6 0,1136 16,707 7,52 0,785 Nhận xét:
Kết quả hàm lượng Sal-B trong các mẫu cao đặc Đan sâm là 7,16% - 7,72%, hàm lượng Tan-IIA là 0,011% - 0,785%.
39
CHƯƠNG 4. BÀN LUẬN
4.1. Định tính cao đặc Đan sâm bằng phương pháp sắc kí lớp mỏng
Để xác nhận sự có mặt của các hoạt chất có tác dụng dược lý và xác định tính đặc hiệu của nó trong cao đặc Đan sâm bằng phương pháp sắc lý lớp mỏng, tiến hành khảo sát và lựa chọn được những cách chiết phù hợp, tối ưu, cho kết quả tách vết tốt. Do đó, acid salvianolic B được lựa chọn chiết bằng methanol, tanshinon IIA được chiết bằng diethyl ether.
Phương pháp định tính bằng sắc kí lớp mỏng được tham khảo các chuyên luận trong DĐVN V và DĐTQ 2015, so sánh với dược liệu chuẩn và chất chuẩn đối chiếu. Tuy nhiên, chúng tôi tiến hành sắc kí so sánh cao với dược liệu chuẩn và chất chuẩn đối chiếu để sơ bộ đánh giá sự có mặt của hoạt chất có tác dụng dược lý ở trong cao. Bước đầu, chung tôi khảo sát quy trình và hệ dung môi theo DĐVN V và DĐTQ 2015 thì thấy khi so sánh sắc kí đồ của cao Đan sâm cho khả năng tách và hiện vết tốt. Sau đó, tham khảo tài liệu khác và thực hiện khảo sát để tìm được hệ dung môi thích hợp có thể tách vết rõ cho các mẫu cao đặc và dược liệu.
Trên sắc kí đồ, cao đặc Đan sâm xuất hiện các vết có Rf, màu sắc tương ứng, đặc trưng với chất chuẩn acid salvianolic B, tanshinon IIA. Bên cạnh đó, giữa cao đặc, dược liệu và dược liệu chuẩn có một số vết không tương ứng với nhau hoặc một số vết tương ứng nhưng độ đậm nhạt khác nhau, điều này có thể do trong quá trình bào chế cao đặc các thành phần hoạt chất chiết được có tỷ lệ khác so với việc chiết thẳng hoạt chất từ dược liệu hoặc trong cao đặc có một số thành phần hàm lượng thấp và trong quá trình bào chế có thể bị giảm hoặc mất đi.
Qua quá trình nghiên cứu nhận thấy rằng, để có kết quả tối ưu thì cần phải thực hiện các bước khảo sát về khối lượng mẫu nghiên cứu cần dùng, hệ dung môi khai triển, lượng mẫu chấm trên bản mỏng và tính lặp lại của kết quả. Về khối lượng mẫu nghiên cứu cần dùng, nếu chỉ lấy tương ứng với lượng dược liệu có trong cao thì không thể cho kết quả rõ trên sắc kí đồ, đặc biệt với các dược liệu có hàm lượng hoạt chất thấp, do đó cần khảo sát để chọn khối lượng phù hợp.
Kết quả phân tích sắc kí lớp mỏng từ cao đặc Đan sâm dược liệu chuẩn, chất chuẩn đối chiếu cho thấy, trên sắc kí đồ của cao đặc có các vết tương ứng với các vết của dược liệu chuẩn, bên cạnh đó, cao đặc có vết đặc hiệu với chất chuẩn tương ứng. Như vậy, có
40
thể sử dụng phương pháp sắc kí lớp mỏng định tính cao đặc Đan sâm nhằm góp phần xây dựng tiêu chuẩn chất lượng cao đặc Đan sâm.