hình thử nghiệm nhận diện đồ vật chuyển vị trí (OLT).
Chúng tôi tiến hành thử nghiệm nhận diện đồ vật chuyển vị trí (OLT) để đánh giá tác dụng cải thiện trí nhớ ngắn hạn của chuột. Trong thử nghiệm OLT, gồm 2 pha là pha luyện tập và pha thử nghiệm, mỗi pha kéo dài 5 phút. Pha thử nghiệm tiến hành sau pha luyện tập 30 phút với một trong hai đồ vật được thay đổi vị trí. Thử nghiệm đánh giá dựa trên thời gian khám phá đồ vật thay đổi vị trí so với vật không thay đổi vị trí. Sau khi phân tích số liệu, kết quả được trình bày ở Hình 3.1A và 3.1B
23
Hình 3.1: Tác dụng cải thiện suy giảm trí nhớ ngắn hạn của T. elatum trên chuột TMT được đánh giá bởi thử nghiệm nhận diện đồ vật chuyển vị trí (n = 12 – 13). A) Pha luyện tập; B: Pha thử nghiệm.
Chú thích:
TE 10: chuột TMT được uống TE liều 10 mg/kg CN. TE 40: chuột TMT được uống TE liều 40 mg/kg CN.
* p < 0,05 so sánh thời gian khám phá 2 đồ vật trong cùng một lô.
Kết quả Hình 3.1A cho thấy: Trong pha luyện tập: không cho thấy sự khác biệt có ý nghĩa thống kê thời gian khám phá hai đồ vật ở cả 4 lô. Như vậy thời gian chuột khám phá hai đồ vật là tương đương nhau.
24
Kết quả Hình 3.1B cho thấy: Trong pha thử nghiệm: Ở lô sinh lý, thời gian khám phá đồ vật ở vị trí mới so với vị trí cũ nhiều hơn, sự khác biệt có ý nghĩa thống kê (p < 0,05). Chuột lô bệnh lý không cho thấy sự khác biệt có ý nghĩa thống kê của thời gian khám phá đồ vật ở vị trí mới so với đồ vật ở vị trí cũ (p > 0,05). Nhóm chuột TMT được điều trị TE liều 10 mg/kg và 40 mg/kg CN có thời gian khám phá vật ở vị trí thay đổi tăng đáng kể so với vật ở vị trí cũ, tăng gấp 2,8 lần với mẫu TE 10 và 3 lần với mẫu TE 40, sự khác biệt có ý nghĩa thống kê (p < 0,05).
Như vậy, trong thử nghiệm nhận diện đồ vật chuyển vị trí (OLT), cao phân đoạn
T. elatum mức liều 10 mg/kg và 40 mg/kg CN cho thấy tác dụng cải thiện trí nhớ ngắn
hạn trên chuột TMT.