giảm trí nhớ.
Hồi hải mã có vai trò trực tiếp đến khả năng học tập và ghi nhớ đặc biệt là có vai trò quan trọng đối với trí nhớ không gian cho khả năng điều hướng. Hồi hải mã gồm 2 phần là hải mã định danh (còn gọi là sừng Amon) và hồi răng (gyrus dentatus), trong đó hải mã định danh gồm CA1, CA2, CA3, CA4. Khi suy giảm trí nhớ, hồi hải mã là vùng của não ảnh hưởng đầu tiên với triệu chứng ban đầu là suy giảm trí nhớ ngắn hạn và mất phương hướng [23].
Bộ nhớ được tạo ra bởi những thay đổi trong khả năng truyền synap từ tế bào thần kinh này sang tế bào thần kinh khác do kết quả của hoạt động thần kinh trước đó. Do những thay đổi liên tiếp, con đường mới sẽ phát triển, để dẫn truyền tín hiệu thông qua mạch thần kinh của não. Những con đường mới này được gọi là dấu vết bộ nhớ. Con đường giúp ghi nhớ trong hồi hải mã cũng thông qua cơ chế này. Thông tin vào bắt đầu từ vỏ não nội khứu (entorhinal cortex), xuất thông tin ở CA1. Thông tin đến CA1 thông qua hai con đường chính, trực tiếp và gián tiếp. Con đường trực tiếp (con đường xuyên qua - perforant path) là con đường truyền thông tin từ lớp III vỏ não nội khứu đến CA1. Con đường gián tiếp thông qua mạch ba synap, các sợi trục có nguồn gốc từ lớp II vỏ não nội khứu truyền đến các tế bào hạt của hồi răng (synap đầu tiên). Từ đó, thông tin theo sợi rêu (mossy path) đến CA3 (synap thứ hai). Tiếp theo, các sợi trục CA3 truyền thông tin đến CA1 (synap thứ ba). Các thông tin theo sợi trục từ CA1 sau đó truyền trở lại vỏ não nội khứu, hoàn thành mạch thần kinh [23].
Các nghiên cứu về vùng CA1 ngày càng chiếm ưu thế vì có thể một phần do nó tương đối dễ để mô tả hình thái các vùng cũng như là tế bào. Hơn nữa, con đường truyền thông tin từ CA3 đến CA1 là con đường duy nhất để hoạt hóa sự dẫn truyền qua synap và tính dẻo của neuron. Hơn nữa, việc giữ cho tế bào vùng CA1 và CA3 nguyên vẹn dễ dàng hơn so với vùng khác trong các phương pháp hoá mô. Ngoài ra, trong nghiên cứu này, chúng tôi gây mô hình suy giảm trí nhớ bằng TMT, một chất độc ảnh hưởng đến vùng CA1 và CA3. Phương pháp nhuộm Nissl cho thấy những thay đổi về hình thái và cấu trúc tại vùng CA1 và CA3. Vì vậy, trong nghiên cứu này, vùng CA1 và CA3 được tiến hành quan sát hình thái tế bào và phân tích để tìm hiểu khả năng bảo vệ những tế bào có vai trò quan trọng trong sự hình thành trí nhớ của T. elatum.
38
Theo kết quả của nghiên cứu ở Hình 3.4 và Hình 3.6, đặc điểm hình thái CA1 và CA3 của lô bệnh lý bắt màu nhạt hơn, mật độ tế bào bắt màu ít hơn và không còn thấy rõ các tế bào so với lô sinh lý. Hơn nữa, kết quả phân tích mật độ điểm sáng (Hình 3.5 và Hình 3.7) có sự khác biệt có ý nghĩa thống kê lô bệnh lý so với lô sinh lý ở cả 2 vùng CA1 và CA3, mật độ điểm sáng phản ánh độ đậm nhạt và số lượng tế bào bắt màu. Như vậy có thể khẳng định việc gây mô hình suy giảm trí nhớ bằng TMT làm mất tế bào thần kinh đã thành công. Cùng bằng phương pháp quan sát hình thái và phân tích mật độ điểm sáng cho thấy tác dụng hồi phục tế bào sau tổn thương do TMT gây ra của TE liều 10 mg/kg CN và TE liều 40 mg/kg CN. Trong nghiên cứu này, các vùng được chụp ở cùng cường độ ánh sáng để hạn chế sự khác biệt về sự sáng tối khi phân tích mật độ điểm sáng. Kết quả sự thay đổi số lượng, hình thái tế bào vùng CA3 và CA1 cũng cho thấy sự tương quan với nghiên cứu bảo vệ tế bào thần kinh của gossypitrin phân lập từ
T. elatum chống lại chết tế bào PC12 trong điều kiện thiếu oxy. Như vậy kết quả này
nhằm giúp khẳng định thêm vai trò của T. elatum với suy giảm trí nhớ đó do tác dụng chống oxy hoá, dọn gốc tự, khả năng bảo vệ tế bào thần. Đây cũng là cơ chế cải thiện suy giảm trí nhớ của một số flavonoid khác như quercetin, rutin.
Trong nghiên cứu này, chúng tôi đã tiến hành nhuộm Nissl để đánh giá khả năng bảo vệ tế bào của T. elatum và củng cố thêm cơ chế tác động của T. elatum đối với não bộ, đặc biệt là vùng CA3 và CA1 của hồi hải mã, vùng mà có vai trò quan trong việc hình thành cũng như là lưu trữ trí nhớ, đặc biệt là trí nhớ không gian. Có nhiều nguyên nhân dẫn đến tổn thương thần kinh trong suy giảm trí vì thế cơ chế hóa sinh của T. elatum đối với việc cải thiện suy giảm trí nhớ cũng có thể do nhiều con đường khác
nhau. Tuy nhiên trong giới hạn của nghiên cứu này, chúng tôi mới chỉ cho thấy cơ chế cải thiện suy giảm trí nhớ của T. elatum là cơ chế bảo vệ tế bào, hồi phục tế bào sau tổn thương. Vì vậy, đây mới chỉ là bước đầu xác định được cơ chế của T. elatum đối với tác dụng cải thiện suy giảm trí nhớ trên hình thái mô học.
39
KẾT LUẬN VÀ KIẾN NGHỊ
1. Kết luận tác dụng cải thiện suy giảm trí nhớ của Talipariti elatum Sw: Về tác dụng cải thiện suy giảm trí nhớ của T. elatum
• Trong thử nghiệm nhận diện đồ vật chuyển vị trí, TE ở cả hai mức liều 10 mg/kg và 40 mg/kg CN đã cho thấy khả năng cải thiện suy giảm trí nhớ ở chuột mất tế bào thần kinh gây bởi trimethyltin với thời gian chuột khám phá vật ở vị trí mới gấp lần lượt 2,8 và 3 lần so với vật ở vị trí cũ (p < 0,05).
• Trong thử nghiệm mê lộ chữ Y cải tiến, TE liều 40 mg/kg CN cho thấy khả năng cải thiện suy giảm trí nhớ đối với chuột mất tế bào thần kinh gây bởi trimethyltin với phần trăm tổng thời gian chuột khám phá cánh mới gấp 1,7 lần (p < 0,01) so với lô chuột bệnh lý. TE liều 10 mg/kg CN không có tác dụng cải thiện suy giảm trí nhớ ở chuột TMT với tỷ lệ phần trăm tổng thời gian khám phá cánh mới so với lô chuột bệnh lý không có sự khác biệt có ý nghĩa thống kê (p > 0,05).
Về cơ chế hóa sinh cải thiện suy giảm trí nhớ của T. elatum
• TE mức liều 10 mg/kg CN và 40 mg/mg CN được đều cho thấy sự bảo vệ tế bào
thần kinh được quan sát và phân tích sau khi nhuộm Nissl, do đó cơ chế của
T. elatum giúp cải thiện suy giảm trí nhớ có thể là làm tăng khả năng bảo vệ thần
kinh, hồi phục tế bào thần kinh vùng CA1 và CA3 hồi hải mã.
2. Kiến nghị
• Cần tiến hành thêm các thử nghiệm để có thể đánh giá toàn diện về tác dụng cải thiện suy giảm trí nhớ như đánh giá khả năng học tập, vận động… của Talipariti
elatum.
• Đánh giá thêm các mức liều khác nhau của Talipariti elatum để có thể đưa ra lựa chọn về mức liều đạt hiệu quả điều trị tốt nhất.
• Thực hiện thêm các nghiên cứu hoá sinh xác định về cơ chế tác dụng cải thiện suy giảm trí nhớ của Talipariti elatum.
TÀI LIỆU THAM KHẢO
1. Ammassari-Teule M, Passino E (1997) "The dorsal hippocampus is selectively involved in the processing of spatial information even in mice with a genetic hippocampal dysfunction", Psychobiology, 25, pp. 118–125.
2. Angélica Maria, Sabogal-Guáqueta, Juan Ignacio, Muñoz-Manco, Jose R., Ramírez-Pineda, Marisol, Lamprea-Rodriguezd, Edison, Osorio, Gloria Patricia, Cardona-Gómeza (2015), "The flavonoid quercetin ameliorates Alzheimer's disease pathology and protects cognitive and emotional function in aged triple transgenic Alzheimer's disease model mice", Neuropharmacology, 93, pp. 134- 145.
3. Atri A, Molinuevo JL, Lemming O, et al (2013), "Memantine in patients with Alzheimer’s disease receiving donepezil: new analyses of efficacy and safety for combination therapy", Alzheimers Res Ther 2013, 5, pp. 6.
4. Bell RD, Winkler EA, Sagare AP, Singh I, LaRue B, Deane R, et al (2010), "Pericytes control key neurovascular functions and neuronal phenotype in the adult brain and during brain aging", Neuron 2010, 68, pp. 409-427.
5. Borrell V, Del Rio JA, Alcantara S, Derer M, Martinez A, D’Arcangelo G, et al (1999), "Reelin regulates the development and synaptogenesis of the layer- specific entorhino-hippocampal connections", J Neurosci, 19, pp. 1345–1358. 6. C Iadecola (2013), "The pathobiology of vascular dementia", Neuron 2013, 80,
pp. 844-866.
7. Charidimou A, Gang Q, Werring DJ (2012), "Sporadic cerebral amyloid angiopathy revisited: recent insights into pathophysiology and clinical spectrum", J Neurol Neurosurg Psychiatry 2012, 83, pp. 124-137.
8. Cuéllar-Cuéllar A, Rojaz-Hernández ENM (2011), "Potencialidades antimicrobianas de la gossypitrina aislada de las flores de Talipariti elatum Sw. y evaluación de algunos parámetros farmacognósticos de las flores", Rev Colombiana Cienc Anim 3, pp. 125–135.
9. Cuéllar-Cuéllar A, González-Yaque J (2010), "Isolation of the glucoflavonoid gossypitrin from the flowers of Talipariti elatum S.W. and the evaluation of its antioxidant activity", Revista Colombiana de Ciencia Animal, 2, pp. 338-348.
10. Denninger, Jiyeon K, et al (2018), "Novel object recognition and object location behavioral testing in mice on a budget", Journal of visualized experiments : JoVE 141.
11. Drummond E, Wisniewski T (2017), "Alzheimer's disease: experimental models and reality", Acta neuropathologica, 133, pp. 155-175.
12. Erkkinen MG, Kim MO, Geschwind MD (2018), "Clinical neurology and epidemiology of the major neurodegenerative diseases", Cold Spring Harb Perspect Biol, 10(4).
13. FC Manning (1994), "Tacrine therapy for the dementia of Alzheimer’s disease",
Tacrine therapy for the dementia of Alzheimer’s disease, 50, pp. 819-826.
14. Frantz F.-H, Monan M., Nossin E., Smith-Ravin J., Marcelin O (2016), "Antioxidant activity of an isomer of gossypitrin (gossypetin-3’-O-glucoside) isolated in the petals of Talipariti elatum S.w., and determination of total
phenolic content of the total flower", Journal of Pharmacognosy and Phytochemistry, 5, pp. 200-208.
15. Fujita K, Ito H, Nakano S, Kinoshita Y, Wate R, Kusaka H (2008), "Immunohistochemical identification of messenger RNA-related proteins in basophilic inclusions of adult-onset atypical motor neuron disease", Acta Neuropathol, 116, pp. 439–445.
16. González Yaque J., Cuéllar A. (2010), "Biological activities of gossypitrin isolated from the flowers of Talipariti elatum S.W. NCSI Magazine", Biological
Sciences. Special Edition, 41.
17. Hershey LA, Modic MT, Jaffe DF, Greenough PG (1986), "Natural history of the vascular dementias: a prospective study of seven cases", Can J Neurol Sci, 13, pp. 559-565.
18. Hyman BT, Phelps CH, Beach TG, Bigio EH, Cairns NJ, Carrillo MC, et al (2012), "National Institute on Aging-Alzheimer's association guidelines for the neuropathologic assessment of Alzheimer's disease", Alzheimers Dement 2012,
8, pp. 1-13.
19. José González, Armando Cuéllar, Pedro Abreu, Max Monan, Enmanuel Nossin, Frantz François-Haugrin (2017), "Antioxidant activity of gossypitrin isolated
from the petals of Talipariti elatum (Sw.) Fryxell (Malvaceae) in Cuba", International Journal of Engineering Research & Science, 3, pp. 17-22.
20. Kulshreshtha D., R. Rastogi (1973), "Identification of ebelin lactone from Bacoside A and the nature of its genuine sapogenin", Phytochemistry, 12(8), pp. 2074-2076.
21. Kumar A., Sehgal N., Kumar P., Padi S. S. V., Naidu P. S (2008), "Protective effect of quercetin against ICV colchicine-induced cognitive dysfunctions and oxidative damage in rats", Phytother. Res, 22, pp. 1563–1569.
22. Lalonde R (2002), "The neurobiological basis of spontaneous alternation",
Neurosci Biobehav Rev, 26, pp. 91–104.
23. Lazarov Orly, Carolyn Hollands (2016), "Hippocampal neurogenesis: Learning to remember", Progress in neurobiology, 18, pp. 138-140.
24. Le Merrer J, Rezai X, Scherrer G, Becker JA, Kieffer BL (2013), "Impaired hippocampus-dependent and facilitated striatum-dependent behaviors in mice lacking the delta opioid receptor", Neuropsychopharmacology, 38, pp. 9-1050. 25. Lin HH, Chan KC, Shen JY, Hsuan SW, Wang CJ, Cheng JH (2012), "Hibiscus
sabdariffa leaf induces apoptosis of human prostate cancer cells in vitro and in vivo", Food Chemistry 2012, 132, pp. 880-891.
26. Maetzler W, Berg D, Synofzik M, Brockmann K, Godau J, Melms A, et al (2011), "Autoantibodies against amyloid and glial-derived antigens are increased in serum and cerebrospinal fluid of Lewy body-associated dementias", J Alzheimers Dis 2011, 11, pp. 171-179.
27. Manzanero S, Santro T, Arumugam TV (2013), "Neuronal oxidative stress in acute ischemic stroke: sources and contribution to cell injury", Neurochem Int
62, pp. 712–718.
28. María A, Bécquer-Viart, José González-Yaque, Luis A. Fonseca-Fonseca, Yanier Núñez-Figueredo, Gilberto L. Pardo, Andreu (2018), "Antioxidant and neuroprotective effects of gossypitrin, a flavonoid from Talipariti elatum, against
chemical hypoxia induced PC12 cell death", Journal of Pharmacy & Pharmacognosy Research, 6, pp. 72-80.
29. Mariani C, Defendi S, Mailland E, Pomati S (2012), "Medical and environmental risk factors associated with frontotemporal dementia: a case-control study in a veteran population", Alzheimers Dement 2012, 8, pp. 204-208.
30. Memantine Robinson DM, Keating GM (2006), "A review of its use in Alzheimer’s disease", Drugs 2006, 66, pp. 1515-1534.
31. More Sandeep Vasant (2016), "Toxin-Induced experimental models of learning and memory impairment", International journal of molecular sciences, 17, pp. 1447.
32. Nagashima R, Sano S, Huong NQ, Shiba T, Ogita K (2010), "Enhanced expression of glutathione S-transferase in the hippocampus following acute treatment with trimethyltin in vivo", J Pharmacol Sci, 113, pp. 267–270.
33. Nair AGR, Subramarian SS, Swamy MN (2007), "Chromatographic fingerprint analysis of the flowers of Abelmoschus manihot using HPLC with photodiode
array detection", Analytical Letters, 40, pp. 2192-2202.
34. Nelson PT, Pious NM, Jicha GA, Wilcock DM, Fardo DW, Estus S, et al (2013), "APOE-ɛ2 and APOE-ɛ4 correlate with increased amyloid accumulation in cerebral vasculature", J Neuropathol Exp Neurol 2013, 72, pp. 708-715.
35. NICE 2011 (2011), "Donepezil, galantamine, rivastigmine and memantine for the treatment of Alzheimer’s disease. London".
36. Onyike CU, Diehl-Schmid J (2013), "The epidemiology of frontotemporal dementia", The epidemiology of frontotemporal dementia, 25, pp. 130-137. 37. Pan XD, Chen XC (2013), "Clinic, neuropathology and molecular genetics of
frontotemporal dementia: a mini-review", Transl Neurodegener 2013, 2, pp. 8. 38. Ponjoan Anna (2019), "Epidemiology of dementia: prevalence and incidence
estimates using validated electronic health records from primary care", Clinical
epidemiology, 11, pp. 217-228.
39. Puzzo D, Gulisano W, Palmeri A, Arancio O (2015), "Rodent models for Alzheimer's disease drug discovery", Expert Opin Drug Discov, 10, pp. 703–711. 40. R Birks, JS Harvey (2003), "Donepezil for dementia due to Alzheimer’s disease",
Cochrane Database Syst Rev 2003, 3.
41. Raz Limor (2016), "The neuropathology and cerebrovascular mechanisms of dementia", Journal of cerebral blood flow and metabolism : official journal of
the International Society of Cerebral Blood Flow and Metabolism, 36, pp. 172-
186.
42. Ren Y, Wei B, Song X, An N, Zhou Y, Jin X, Zhang Y (2015), "Edaravone's free radical scavenging mechanisms of neuroprotection against cerebral ischemia: review of the literature", Int J Neurosci, 125, pp. 555–565.
43. Rojas N.M., Rodríguez D, Cuéllar A (2003), "Actividad antibacteriana de las flores de un genotipo cubano de Talipariti elatus", FITOGEN, MINAGRI, pp.
179-180.
44. Ryman DC, Acosta-Baena N, Aisen PS, Bird T, Danek A, Fox NC, et al (2014), "Symptom onset in autosomal dominant Alzheimer disease: a systematic review and meta-analysis", Neurology 2014, 83, pp. 253–260.
45. Sarnyai Z, Sibille EL, Pavlides C, Fenster RJ, McEwen BS, Toth M (2000), "Impaired hippocampal-dependent learning and functional abnormalities in the hippocampus in mice lacking serotonin (1A) receptors", Proc Natl Acad Sci U S
A, 97, pp. 14731–14736.
46. SE Atawodi (2005), "Antioxidant potential of African medicinal plants", African
Journal of Biotechnology 2005, 4, pp. 128-133.
47. Shin EJ, Suh SK, Lim YK, Jhoo WK, Hjelle OP, Ottersen OP, et al (2005), "Ascorbate attenuates trimethyltin-induced oxidative burden and neuronal degeneration in the rat hippocampus by maintaining glutathione homeostasis",
Neuroscience, 133, pp. 715–727.
48. Tanzi RE, Gusella JF, Watkins PC, Bruns GA, St.George Hyslop P, VanKeuren ML, Patterson D, Pagan S, Kurnit DM, Neve RL, (1987), "Amyloid b-protein gene: cDNA, mRNA distribution and genetic linkage near the Alzheimer's locus", Science 235, pp. 880–884.
49. Thompson PM, Hayashi KM, Zubicaray G, Janke AL, Rose SE, Semple J, Herman D, Hong MS, Dittmer SS, Doddrell DM, Toga AW (2003), "Dynamics of gray matter loss in Alzheimer's disease", J Neurosci, 23, pp. 994–1005. 50. Thompson PM, Hayashi KM, Dutton RA, Chiang MC, Leow AD, Sowell ER,
De Zubicaray G, Becker JT, Lopez OL, Aizenstein HJ, Toga AW (2007), "Tracking Alzheimer's disease", Ann N Y Acad Sci, 1097, pp. 183–214.
51. Toesca A, Geloso MC, Mongiovì AM, Furno A, Schiattarella A, Michetti F, et al (2016), "Trimethyltin modulates reelin expression and endogenous neurogenesis in the hippocampus of developing rats", Neurochem Res, pp. 1559-1569.
52. Us Department of Agriculture (2013), "Natural Resources Conservation Service", Plants Database.
53. Vogel-Ciernia A, Wood MA (2014), "Examining object location and object recognition memory in mice", Current Protocols in Neuroscience, 69, pp. 1-17. 54. Wach A., Pyrzyn´ ska K., Biesaga M (2007), "Quercetin content in some food
and herbal samples", Food Chem, 100, pp. 699–70. 55. WHO (2019), "Dementia".